Cho điểm O nằm trên đường thẳng xy. Gọi M là điểm nằm trên tia Ox và cách O một khoảng bằng 2 cm. Gọi N là điểm nằm trên tia Oy và cách O một khoảng bằng 3 cm. Vẽ hình và tính độ dài đoạn thẳng MN.
Cách vẽ hình theo các bước như sau:
Dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng xy bất kỳ. Lấy điểm O thuộc đường thẳng xy và chia xy thành hai phần: Ox và Oy là hai tia đối nhau.
Trên tia Ox đặt thước thẳng chia đơn vị cm và trùng với đường thẳng sao cho vạch 0 của thước trùng với điểm O đoạn thẳng. Tại vị trí chia đoạn 2 cm trên thước kẻ tại đó là điểm M.
Tương tự trên tia Oy đặt thước thẳng sao cho vạch 0 trùng với điểm O và tại vị trí vạch chỉ 3 cm là điểm N, ta được các đường thẳng và điểm như hình vẽ.
Ta có: Điểm O nằm trên đường thẳng xy nên hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau.
Điểm M nằm trên tia Ox và điểm N nằm trên tia Oy nên O nằm giữa hai điểm M và N.
Mà OM = 2 cm; ON = 3 cm;
Do đó độ dài đoạn thẳng MN là:
MN = MO + ON = 2 + 3 = 5 cm.
Vậy MN = 5 cm.
Tung đồng xu một lần. Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu?
Dữ liệu nào không hợp lí trong dãy dữ liệu sau?
Tên một số loài động vật ăn cỏ: Trâu, bò, hổ, dê, ngựa, nai.
Bảng thống kê về cân nặng (theo đơn vị kilogam) của 15 học sinh lớp 6 như sau:
Cân nặng (kg) |
39 |
40 |
41 |
42 |
43 |
45 |
Số học sinh |
1 |
4 |
3 |
4 |
1 |
2 |
Theo bảng thống kê trên thì số học sinh nặng 45 kilogam là
Tung hai đồng xu cân đối và đồng chất 30 lần ta được kết quả như bảng dưới đây:
Sự kiện |
Hai mặt sấp |
Một mặt sấp, một mặt ngửa |
Hai mặt ngửa |
Số lần |
6 |
14 |
10 |
Xác suất thực nghiệm xuất hiện sự kiện một mặt sấp, một mặt ngửa là: