Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 90^\circ \). Gọi M là trung điểm của cạnh AC, trên tia BM lấy điểm N sao cho M là trung điểm của đoạn BN. Chứng minh
a) CN vuông góc với AC và CN = AB.
b) AN = BC và AN song song với BC.
Lời giải
a) Xét tam giác AMB và tam giác CMN có
AM = MC (M là trung điểm của AC)
\(\widehat {AMB} = \widehat {CMN}\) (hai góc đối đỉnh)
MB = MN (M là trung điểm của BN)
Suy ra △AMB = △CMN (c.g.c)
Do đó AB = CN (2 cạnh tương ứng)
và \(\widehat {BAM} = \widehat {NCM}\) (2 góc tương ứng)
Mà \(\widehat {BAM} = 90^\circ \) (giả thiết)
Suy ra \(\widehat {NCM} = 90^\circ \)
Hay CN ⊥ AC
b) Xét tam giác ANM và tam giác CBM có
AM = MC (M là trung điểm của AC)
\(\widehat {AMN} = \widehat {CMB}\) (hai góc đối đỉnh)
MB = MN (M là trung điểm của BN)
Suy ra △ANM = △CBM (c.g.c)
Do đó AN = BC (2 cạnh tương ứng)
Và \(\widehat {ANM} = \widehat {CBM}\) (2 góc tương ứng)
Mà 2 góc ở vị trí so le trong của 2 đường thẳng AN và BC
Suy ra AN // BC
Vậy AN = BC và AN // BC.
Một chai dầu có 0,75 l dầu, mỗi lít dầu cân nặng 0,8 kg. Hỏi:
a) 150 chai dầu cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam?
b) Một can chứa 20 l dầu, can dầu đó nặng bao nhiêu ki – lô – gam?
Có một hộp đựng 5 viên bi xanh, 6 viên bi đỏ và 4 viên bi vàng. Có bao nhiêu cách lấy ra 9 viên bi có đủ 3 màu.
Công thức tính chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam được xác định như sau:
Chiều cao trung bình của trẻ = 0,75 + 0,05 × (số tuổi theo năm dương lịch của trẻ – 1).
(Đơn vị: mét).
a) Em hãy tính chiều cao trung bình của trẻ em 6 tuổi.
b) Em hãy tính chiều cao trung bình của trẻ em 11 tuổi.