Phương pháp:
Bước 1: Tính số nucleotit từng loại của gen A
Áp dụng các công thức:
- CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4{\AA};1nm = 10{\AA};1\mu m = {10^4}{\AA}\)
- CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G.
Bước 2: Tính số nucleotit A và G của gen a
- Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)
Bước 3: Xác định dạng đột biến.
Cách giải:
Gen A dài 153nm → có tổng số nu là 2A + 3G = 1530 : 3,4 × 2 = 900
Có 1169 liên kết H →2A + 3G = 1169
Giải ra ta được : A = T = 181 và G = X = 269
Gen A đột biến →alen a
Cặp gen Aa nhân đôi 2 lần, tạo ra 4 cặp gen con
Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với tạo ra 3 cặp gen
Cung cấp A = 1083= (AA +Aa)(22 -1) → alen a có số adenin là 1083 : 3 – 181 = 180
Cung cấp G = 1617 =(GA +Ga)(22 -1) → alen a có số guanin là 1617 : 3 – 269 = 270
Vậy đột biến là thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
Chọn A.
Năm 1909, Coren (Correns) là người đầu tiên tiến hành các phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa). Thí nghiệm đó được tóm tắt như sau:
P: ♀ Cây lá đốm \( \times \) ♂ Cây lá xanh |
P: ♀ Cây lá xanh \( \times \) ♂ Cây lá đốm |
F1: 100% cây lá đốm |
F1: 100% cây lá xanh |
Từ thí nghiệm trên, ta có thể rút ra nhận xét gì?
Ở một loài thực vật, cho hai cây thân cao, hoa đỏ (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 66% cây thân cao, hoa đỏ; 9% cây thân cao, hoa trắng; 9% cây thân thấp, hoa đỏ; 16% cây thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Không thể xác định chính xác số loại kiểu gen thu được ở F1 do chưa đủ thông tin.
(2) Cây (P) đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%
(3) Ở F1, các cây có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 32%.
(4) Ở F1, có thể chỉ có một loại kiểu gen dị hợp hai cặp gen.