Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AB. Trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AE = AC.
a) Chứng minh rằng BE = CD.
b) Chứng minh BE // CD.
c) Gọi M là trung điểm của BE và N là trung điểm của CD. Chứng minh AM = AN.
Lời giải
a) Xét ∆ABE và ∆ADC, có:
AB = AD (giả thiết);
AE = AC (giả thiết);
\(\widehat {BAE} = \widehat {CAD}\) (đối đỉnh).
Do đó ∆ABE = ∆ADC (c.g.c).
Vậy BE = CD (cặp cạnh tương ứng).
b) Ta có \(\widehat {ABE} = \widehat {ADC}\) (do ∆ABE = ∆ADC).
Mà hai góc này ở vị trí so le trong.
Vậy BE // CD.
c) Ta có M là trung điểm của BE.
Suy ra BE = 2BM.
Chứng minh tương tự, ta được: CD = 2DN.
Mà BE = CD (kết quả câu a).
Suy ra 2BM = 2DN.
Do đó BM = DN.
Xét ∆ABM và ∆ADN, có:
AB = AD (giả thiết);
BM = DN (chứng minh trên);
\(\widehat {ABM} = \widehat {ADN}\) (chứng minh trên).
Do đó ∆ABM = ∆ADN (c.g.c).
Vậy AM = AN (cặp cạnh tương ứng).
a) Viết phương trình đường thẳng biết đồ thị của nó cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng –3.
b) Viết phương trình đường thẳng (d) biết (d) có hệ số góc là –2 và đi qua điểm A(–1; 5).
Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ bên dưới.
Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số g(x) = |f(x) – m + 2018| có 7 điểm cực trị?
Cho hàm số y = (m – 1)x + m (1) (với m là tham số, m ≠ 0).
a) Tìm m để đồ thị hàm số (1) đi qua điểm M(1; 3).
b) Tìm m để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4. Vẽ đồ thị hàm số với m tìm được.
Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Trên tia Ax lấy điểm C, trên tia By lấy điểm D sao cho AC = BD.
a) Chứng minh AD = BC.
b) Gọi E là giao điểm của AD và BC. Chứng minh ∆EAC = ∆EBD.
c) Chứng minh OE là phân giác của \(\widehat {xOy}\).