Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
Trang Atlat sử dụng: trang 9, trang 13, trang 14.
1. Khái quát đặc điểm địa hình
Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam (thấp dần ra lại giá biển), các dãy núi chạy theo hai hướng chính là hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
2. Chứng minh tác động
Có hai cách:
a. Cách 1– Chứng minh các yếu tố, đặc điểm của địa hình có tác động đến các đặc điểm chế độ nhiệt và chế độ mưa. Cụ thể:
* Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu:
- Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam, thấp dần ra biển, kết hợp với hướng các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện để ảnh hưởng của biển có thể tác động sâu vào trong lục địa khiến tính lục địa của các khu vực ở phía Tây không rõ nét (dẫn chứng).
- Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa:
+ Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc tác động xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến Đông Bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của cánh cung Trường Sơn Nam song song với hướng gió của bộ phận duyên hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp (dẫn chứng).
+ Hướng tây bắc - đông nam:
• Hướng tây bắc - đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn so với khu Đông Bắc (dẫn chứng).
• Hướng tây bắc - đông nam của dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió tây nam khiến sườn đồng chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ lên cao, mưa ít. Mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên có mưa nhiều (dẫn chứng).
• Hướng tây – đông của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, góp phần làm cho nền nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc (dẫn chứng).
+ Các địa điểm nằm ở sườn đón gió của các dãy núi thì có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió thì có lượng mưa nhỏ hơn (dẫn chứng).
* Độ cao địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt:
- Do diện tích đồi núi chiếm phần lớn lãnh thổ nên ngoài sự phân hóa nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam thì nhiệt độ còn có sự phân hóa theo độ cao khá rõ (dẫn chứng).
- Theo quy luật đại cao cứ lên cao khoảng 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 0,6°C. Vì vậy những vùng núi cao ở nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt độ trung bình của cả nước (dẫn chứng).
b. Cách 2 – Chứng minh địa hình có tác động đến nhiệt độ, lượng mưa.
Cụ thể:
* Tác động của địa hình đến chế độ nhiệt:
– Tác động trực tiếp:
Tác động trực tiếp của địa hình đến khí hậu thể hiện qua ảnh hưởng của yếu tố độ cao địa hình.
Theo quy luật đai cao, cứ lên cao khoảng 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 0,6°C. Vì vậy những vùng núi cao ở nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt độ trung bình của cả nước (dẫn chứng).
- Tác động gián tiếp:
Tác động gián tiếp của địa hình đến chế độ nhiệt thông qua hướng của các dãy núi. Thể hiện qua tác động của các hướng núi (xem ở cách 1).
* Tác động của địa hình đến chế độ mưa:
Tác động của địa hình đến chế độ mưa thể hiện rõ nét qua hướng của các dãy núi đối với các hướng gió thịnh hành trong năm. Nơi nào nằm sườn đón gió thì có lượng mưa lớn, những nơi nằm ở vị trí khuất gió lượng mưa thấp hơn (dẫn chứng).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.