II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.121)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” được thể hiện trong đoạn trích “Đất Nước”.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận đoạn thơ trong đoạn trích “Đất Nước”, Từ đó, nhận xét về tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong đoạn trích “Đất Nước”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước và đoạn thơ.
* Cảm nhận đoạn thơ:
- Đoạn thơ là những khám phá về Đất Nước trên phương diện văn hóa để
khẳng định tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
Mở đầu đoạn thơ là lời khẳng định:
"Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại".
+ “Đất Nước của Nhân dân" vì nhân dân là người chiến đấu, xây dựng, bảo vệ đất nước này bằng mồ hôi, xương máu của mình. Không có nhân dân sẽ không có phong tục, tập quán, truyền thống, lối sống nghĩa tình, thủy chung, cao đẹp
+ “Đất Nước của Nhân dân” vì đất nước được hình thành từ những bản sắc văn hóa dân tộc thấm đẫm vẻ đẹp tâm hồn nhân dân: yêu nước, cần cù lao động, hiếu học, chung thủy trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa, bền bỉ kiên cường trong chiến đấu, lạc quan, yêu đời trong gian khó.
+ Ca dao, thần thoại chính là sáng tác của nhân dân, phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm của nhân dân và lưu giữ tâm hồn nhân dân qua bao biến động thăng trầm của lịch sử. Từ đó, bằng lời khẳng định đậm màu sắc dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã bình dị hóa đất nước, làm cho đất nước thật sự hóa thân trong tâm hồn và cuộc sống của mỗi người dân trên đất này.
- Tác giả đã trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là ca dao - diện mạo tinh thần, nơi lưu giữ đời sống tâm hồn tình cảm của nhân dân qua bao thế hệ. Nhà thơ đã chọn ra từ kho tàng thơ ca dân gian ba nét đẹp tiêu biểu nhất của tâm hồn Việt, của bản sắc văn hóa đất nước:
+ "Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi"
Ca dao có câu:
“Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc anh ngồi anh ru”
Nguyễn Khoa ĐIềm đã viết thật dung dị để ca ngợi tinh thần say đắm trong tình yêu của người dân Việt. Người Việt “Đã yêu, yêu đến tận cùng/ Đã thương thương đến nát lòng vì nhau”.
+ Không chỉ say đắm trong tình yêu, người Việt còn rất quý trọng tình nghĩa “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”. Ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm được xây dựng từ chất liệu ca dao:
“Cầm vàng mà lôi qua sông
Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng”
“Vàng” biểu tượng cho những giá trị cao quý; “công cầm vàng” là những gian nan, vất vả, cực khổ mà con người phải trải qua. Đối với người dân Việt, công sức, tình nghĩa mà con người dành cho nhau còn quý giá hơn vàng. Đó là nét đẹp tinh thần của người Việt.
+ Quyết liệt, bền bỉ trong tranh đấu:
"Biết trồng tre đợi ngày thành gây
Đi trả thù mà không sợ dài lâu"
Câu thơ được sáng tạo từ câu ca dao : "Thù này ắt hẳn còn lâu/Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què" để nói về tinh thần quyết liệt trong chiến đấu của người dân Việt.
- Đoạn trích khép lại bằng hình ảnh dòng sông và câu hát, đem lại cảm nhận về một đất nước đẹp hiền hòa, vĩnh cửu như một dòng sông vô tận chảy từ quá khứ đến hiện tại, tương lai. Trên dòng sông âm vang những sắc màu văn hóa Việt Nam, phẩm chất tâm hồn Việt Nam, vô cùng tự hào và yêu quý.
- Nghệ thuật
+ Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn được ngắt nhịp linh hoạt
+ Vận dụng hiệu quả các biện pháp điệp, đối, so sánh...
+ Sử dụng sáng tạo chất liệu văn học dân gian
+ Giọng thơ tâm tình, thiết tha, sâu lắng...
- Đánh giá: Qua những cảm nhận độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, Đất
Nước chính là những gì thiêng liêng nhất nhưng cũng gần gũi, thân thuộc nhất với cuộc đời mỗi người. Từ đó, nhà thơ đã đánh thức lòng yêu nước, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm trong chúng ta một cách giản dị, chân thành mà đầy sâu sắc. Đoạn thơ là một minh chứng cho tài năng nghệ thuật thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
* Nhận xét về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”;
- Tư tưởng Đất nước của Nhân dân không phải đến Nguyễn Khoa Điềm mới có. Tư tưởng ấy có một quá trình dài được khẳng định trong lịch sử văn học dân tộc. Đó chính là sự đề cao vai trò của nhân dân trong cuộc kha gs chiến chống ngoại xâm. Như vậy, đề cao vai trò của nhân dân với đất nước là cả một truyền thống trong lịch sử văn học dân tộc.
- Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của mình về Đất Nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa,... để khẳng định chính nhân dân bằng cuộc đời, tình yêu và khát vọng...của mình đã cống hiện, hi sinh để làm nên Đất Nước. Nhân dân chính là chủ nhân của Đất Nước.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống đơn giản trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Có thể sẽ còn thêm những nấm đất bọc chiến binh bên đồi
có người mẹ già mua ngồi tựa thành mộ
Vị Xuyên hiu hắt bóng chiều
Vị Xuyên trầm hùng mây trắng...
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Mỗi ngư dân là một con tàu
tàu ở đâu, biển trời ta ở đó
dẫu thuyền con
dẫu đảo nhỏ
dẫu kẻ xấu gằm ghè đâm va
lòng vẫn mãi khơi xa
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.