CO2 là một trong những thành phần chính của khí nhà kính. Trong gần 170 năm qua, hàm lượng CO2 khí quyển đã tăng khoảng 50%. Sự gia tăng hàm lượng các khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2 là nguyên nhân chính làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Bảng dưới đây cung cấp số liệu về hàm lượng CO2 khí quyển trung bình theo thời gian:
Năm |
1850 |
1958 |
1969 |
1978 |
1989 |
1998 |
2009 |
2018 |
Hàm lượng CO2 trung bình (ppm) |
274,2 |
315,3 |
324,6 |
335,4 |
353,1 |
366,7 |
387,4 |
408,5 |
Dựa vào bảng số liệu trên, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi hàm lượng CO2 tăng thì nhiệt độ trái đất cũng tăng.
II. Do tác động của hiệu ứng nhà kính, nếu mức tăng nhiệt độ của trái đất thì ở vùng có vĩ độ cao (rừng lá kim phương bắc sẽ bị tác động nhiều hơn so với vùng có vĩ độ thấp (rừng mưa nhiệt đới).
III. Ở vùng vĩ độ cao, các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa...) có biên độ biến động không nhiều.
IV. Hoạt động chuyển hóa vật chất ở sinh vật sản xuất của kiểu rừng lá kim phương bắc làm tăng gấp 3 lần lượng khí CO2 so với thời điểm năm 1850.
A. 2.
Chọn đáp án B
I đúng. Vì CO2 khí quyển tăng → độ dày lớp khí nhà kính tăng → hạn chế sự phản xạ của các tia sinh nhiệt (tia sóng có bước sóng dài) qua lớp khí nhà kính. ⟶ Các tia sinh nhiệt quay trở lại bề mặt trái đất làm tăng nhiệt độ.
II sai, III sai. Vì
- Quần xã ở vĩ độ thấp bị tác động nhiều hơn
Ở vùng vĩ độ thấp, các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa,...) có biên độ biến động không nhiều → môi trường có tính ổn định cao hơn so với ở vĩ độ cao → các loài thích nghi với môi trường ổn định nên khi nhiệt độ môi trường tăng → ảnh hưởng đến hoạt động sống của các loài
- Quần xã ở vĩ độ thấp có đa dạng sinh học (độ đa dạng) cao nên kích thước quần thể nhỏ (do không có loài ưu thế, chỉ có nhóm loài ưu thế) → khi hàm lượng CO2 khí quyển tăng, tăng hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu → những cá thể thích nghi kém bị chết → kích thước quần thể có thể bị giảm đến/dưới kích thước tối thiểu → giảm hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể, tăng khả năng giao phối gần → quần thể rơi vào vòng xoáy tuyệt chủng
IV sai. Vì:
- Hoạt động của sinh vật phân giải có trong đất rừng
- Lượng mùn hữu cơ/xác sinh vật trong đất rừng lá kim rất cao trong quá khứ, hoạt động của sinh vật phân giải bị ức chế vì nhiệt độ thấp → nguồn nguyên liệu cung cấp cacbon phong phú
- Nhiệt độ môi trường tăng → tăng tốc độ trao đổi chất của sinh vật phân giải bởi vì sinh vật phân giải thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường → tăng tốc độ chuyển hoá cacbon hữu cơ thành cacbon vô cơ của sinh vật phân giải.
Một nhóm các nhà khoa học thực hiện lại thí nghiệm của Meselson và Stahl (1958) để nghiên cứu mô hình nhân đôi của ADN. Họ đã nuôi vi khuẩn E. coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (N15), sau đó chuyển các tế bào chỉ có N15 sang môi trường chứa nitơ đồng vị nhẹ (N14), tách ADN sau mỗi thế hệ và ly tâm. Thí nghiệm được thể hiện như hình.
I. Đường đồ thị A mô tả đúng sự thay đổi tỷ lệ mạch ADN chứa N15 qua các thế hệ tế bào.
II. Thí nghiệm chứng minh ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn.
III. Qua các thế hệ vạch li tâm chứa nitơ đồng vị phóng xạ nhẹ (N14) ngày càng tăng.
IV. Số ADN chứa N15 không đổi qua các thế hệ.
Trên mạch thứ nhất của gen có 25%A, 18%G và trên mạch thứ hai của gen có 12%G. Tỉ lệ % số nuclêôtit loại T của gen là bao nhiêu?
Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?
Ở một loài thực vật, xét 1 cơ thể có 2 cặp dị hợp Aa, Bb tự thụ phấn thu được F1. Biết alen trội là trội hoàn toàn quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 là 660 : 160 : 90 : 90. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật nào?
Ở phép lai nào sau đây, số loại kiểu hình ở đực nhiều hơn số loại kiểu hình ở cái?
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên phát biểu nào sau đây đúng?