Ta có \(A'M\,{\rm{//}}\,AC \Rightarrow \frac{{A'M}}{{AC}} = \frac{{A'I}}{{IC}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \frac{{IC}}{{A'C}} = \frac{2}{3}.\)
Vì \[IA' \cap \left( {ABC} \right) = C \Rightarrow \frac{{d\left( {I\,,\,\,\left( {ABC} \right)} \right)}}{{d\left( {A'\,,\,\,\left( {ABC} \right)} \right)}} = \frac{{IC}}{{A'C}} = \frac{2}{3}.\]
\[ \Rightarrow \frac{{{V_{I.ABC}}}}{{{V_{ABC.A'B'C'}}}} = \frac{{\frac{1}{3}d\left( {I\,,\,\,\left( {ABC} \right)} \right) \cdot {S_{ABC}}}}{{d\left( {A'\,,\,\,\left( {ABC} \right)} \right) \cdot {S_{ABC}}}} = \frac{1}{3} \cdot \frac{2}{3} = \frac{2}{9}\]\[ \Rightarrow {V_{I.ABC}} = \frac{2}{9}{V_{ABC.A'B'C'}}\].
Ta có \(AA' \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow AA' \bot AC \Rightarrow \Delta AA'C\) vuông tại \(A\).
\[ \Rightarrow AC = \sqrt {A'{C^2} - A{{A'}^2}} = \sqrt {9{a^2} - 4{a^2}} = a\sqrt 5 .\]
Xét tam giác vuông \[ABC\] có: \[BC = \sqrt {A{C^2} - A{B^2}} = \sqrt {5{a^2} - {a^2}} = 2a\].
\[{S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB \cdot AC = \frac{1}{2}a \cdot 2a = {a^2}\]\[ \Rightarrow {V_{ABC.A'B'C'}} = AA' \cdot {S_{ABC}} = 2a \cdot {a^2} = 2{a^3}\].
Vậy \[{V_{I.ABC}} = \frac{2}{9}{V_{ABC.A'B'C'}} = \frac{2}{9} \cdot 2{a^3} = \frac{{4{a^3}}}{9}.\] Chọn D.
Hỗn hợp E gồm triglyceride X, palmitic acid và stearic acid. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 2,06 mol \[{O_2}\], thu được \[{H_2}O\]và 1,44 mol \[C{O_2}\]. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,05 mol KOH và 0,03 mol NaOH thu được a gam hỗn hợp muối của hai carboxylic acid. Giá trị của a bằng bao nhiêu?
Đáp án: …
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
TÍNH CÁCH
Mẹ tôi buôn bán, chai lì trước cán cân cơm áo nhưng mẫn cảm trong nghệ thuật. Những nước mắt tình buồn phim ảnh, những sụt sùi số phận cải lương, bà đều hồn nhiên “ăn theo” một cách ngon lành. Có lần, cha tôi giỡn:
– Coi chừng trôi ti vi...
– Còn sách ông chưa viết ra đã hoá đá – Mẹ tôi trả miếng – Thế cũng mang danh nhà này, nhà nọ.
Một hôm, đang bữa ăn, bỗng nhiên mẹ tôi hớn háo phốc ra chặn đường con bé bán trứng vịt lộn.
– Mày biến đâu tài thế. Hi! Có chui xuống đất rồi cũng gặp tao – Bà vừa nói vừa giằng mủng trứng, đếm lấy trừ nợ.
– Dì ơi, cho con khất, mẹ con còn ốm!
– Nhà này cũng đang ốm đây – Mẹ tôi cười bù – Khỏi bẻm mép.
Con bé chưng hửng, lã chã nước mắt nhìn cái mủng không, rồi bưng lên, xiêu vẹo bước đi...
Cha tôi cám cảnh, quay mặt, rút mùi xoa chấm mắt.
Lâu sau, ti vi phát vở kịch “Cô bé nghèo bán trứng bị xiết nợ”. Lúc ấy, mẹ tôi lại khóc, còn cha tôi thì cười.
(Nhiều tác giả, Truyện ngắn cực hay, NXB Phụ nữ, 2003, tr. 346)
Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng xuyên suốt truyện ngắn trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?…
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì ở cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ…
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây…
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
(Làng – Kim Lân)
Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Cho các cân bằng hóa học:
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI THỰC HIỆN PHÂN
THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2020
(Nguồn: gso.gov.vn)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2010-2020?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Ánh sáng cho phép nhà thiên văn học nghiên cứu chuyển động của các thiên thể. Vì trên trời chẳng có gì là đứng yên. Lực hấp dẫn làm cho tất cả các cấu trúc của vũ trụ - như sao, thiên hà, đám thiên hà... - hút lẫn nhau và “rơi” vào nhau. Chuyển động rơi này hòa vào chuyển động giãn nở chung của vũ trụ. Thực tế, Trái đất cũng tham gia vào một vũ điệu vũ trụ tuyệt vời. Nó mang chúng ta qua không gian với vận tốc khoảng ba chục kilômét mỗi giây trong chuyến chu du hàng năm quanh Mặt trời. Đến lượt mình, Mặt trời lại kéo theo Trái đất, và cùng với Trái đất là chúng ta, trong chuyến chu du của nó quanh trung tâm của Ngân hà, với vận tốc hai trăm ba mươi kilômét mỗi giây. Thế vẫn chưa hết: Ngân hà lại rơi với vận tốc chín mươi kilômét mỗi giây về phía thiên hà đồng hành với nó là Andromède. Đến lượt mình, cụm thiên hà địa phương chứa thiên hà của chúng ta và Andromède cũng lại rơi với vận tốc khoảng sáu trăm kilômét mỗi giây về đám Vierge, và đám này lại rơi vào một tập hợp lớn các thiên hà gọi là “Nhân hút Lớn”. Bầu trời tĩnh và bất động của Aristote đã chết hẳn! Trong vũ trụ, tất cả đều vô thường, đều thay đổi và chuyển hóa liên tục. Chúng ta không nhìn thấy sự náo động mãnh liệt này bởi vì các thiên thể ở quá xa, và cuộc sống của chúng ta quá ngắn ngủi. Một lần nữa, lại chính ánh sáng đã tiết lộ cho chúng ta sự vô thường này của vũ trụ. Ánh sáng thay đổi màu sắc khi nguồn sáng chuyển động so với người quan sát. Ánh sáng dịch chuyển về phía đỏ (các vạch hấp thụ dọc dịch chuyển về phía năng lượng nhỏ hơn) nếu vật tiến ra xa, và về phía xanh lam (các vạch hấp thụ dọc dịch chuyển về phía năng lượng cao hơn) nếu vật tiến lại gần. Bằng cách đo sự dịch chuyển về phía đỏ hay phía xanh này, nhà thiên văn học sẽ tái hiện được các chuyển động vũ trụ.
(2) Như vậy ánh sáng kết nối chúng ta với vũ trụ. Nhưng ánh sáng không chỉ thiết yếu đối với nhà thiên văn học. Tất cả chúng ta đều là con đẻ của ánh sáng. Ánh sáng đến từ Mặt trời là nguồn gốc của sự sống. Dù là tự nhiên hay nhân tạo, ánh sáng cho phép chúng ta không chỉ ngắm nhìn thế giới, mà còn tương tác với thế giới và tiến hóa trong thế giới. Nó không chỉ ban cho chúng ta nhìn thấy, mà còn ban cho chúng ta tư duy nữa. Từ những thời rất xa xưa cho tới ngày nay, ánh sáng luôn mê hoặc trí tuệ con người, dù đó là nhà khoa học, triết gia, nghệ sĩ hay tu sĩ.
(Trích Những con đường của ánh sáng, tập 2, Trịnh Xuân Thuận, NXB Trẻ, 2016, tr. 12-13)
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?