Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố mẹ đều bình thường, có chú bị bệnh bạch tạng nhưng ông bà nội đều bình thường. Những người khác trong gia đình đều bình thường. Cặp vợ chồng này sinh được một đứa con gái bình thường, xác suất để đứa con này mang alen gây bệnh là bao nhiêu? Biết rằng mẹ của người chồng không mang alen gây bệnh bạch tạng.
Đáp án: ……….
- Quy ước gen: A - bình thường >> a - bị bệnh bạch tạng; B - bình thường >> b - bị máu khó đông. Trong đó, gen quy định bệnh bạch tạng nằm trên NST thường; gen quy định bệnh máu khó đông nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
- Phía người vợ có:
+ Bố bị bệnh máu khó đông XbY \( \Rightarrow \) Vợ có kiểu gen XBXb.
+ Bà ngoại và ông nội bị bạch tạng (aa) \( \Rightarrow \) Bố mẹ vợ đều có kiểu gen Aa \( \Rightarrow \) Kiểu gen của người vợ \[(\frac{1}{3}{\rm{AA : }}\frac{2}{3}{\rm{Aa)}}\] tạo giao tử \((\frac{2}{3}A:\frac{1}{3}a).\)
- Bên phía người chồng có:
+ Bố mẹ đều bình thường, có chú bị bệnh bạch tạng \( \Rightarrow \) Bố chồng có kiểu gen \[(\frac{1}{3}{\rm{AA:}}\frac{2}{3}{\rm{Aa)}}\]; mẹ có kiểu gen AA \( \Rightarrow \) Chồng có kiểu gen \[(\frac{2}{3}{\rm{AA:}}\frac{1}{3}{\rm{Aa)}}\] tạo giao tử với tỉ lệ \[(\frac{5}{6}A:\frac{1}{6}a).\]
+ Người chồng không bị máu khó đông nên có kiểu gen XBY.
- Xác suất kiểu gen của người con gái của cặp vợ chồng trên:
+ Về bệnh bạch tạng: \((\frac{2}{3}A:\frac{1}{3}a) \times (\frac{5}{6}A:\frac{1}{6}a)\) → Xác suất con gái bình thường mang alen gây bệnh bạch tạng là \(\frac{{\frac{2}{3} \times \frac{1}{6} + \frac{1}{3} \times \frac{5}{6}}}{{1 - \frac{1}{3} \times \frac{1}{6}}} = \frac{7}{{17}}\) → Xác suất không mang alen bệnh là \[1 - \frac{7}{{17}} = \frac{{10}}{{17}}.\]
+ Về bệnh máu khó đông: XBXb × XBY → Xác suất con gái bình thường không mang alen bệnh là \(\frac{1}{2}.\)
\( \Rightarrow \) Xác suất để đứa con gái bình thường mang alen gây bệnh = 1 - xác suất không mang alen bệnh = \(1 - \frac{{10}}{{17}} \times \frac{1}{2} = \frac{{12}}{{17}} = 70,59\% .\)
Đáp án: 70,59%.
Cho lăng trụ tam giác \[ABC.A'B'C'\], trên đường thẳng \[BA\] lấy điểm \[M\] sao cho \[A\] nằm giữa \[B\] và \[M\], \(MA = \frac{1}{2}AB,\,\,E\) là trung điểm \[AC.\] Gọi \(D = BC \cap \left( {MB'E} \right)\). Tỉ số \(\frac{{BD}}{{CD}}\) bằng
Đáp án: ……….Hòa tan hoàn toàn 25,76 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe và một oxide sắt trong 280 gam dung dịch \({\rm{HN}}{{\rm{O}}_3}\) 31,5% thu được dung dịch Y (không chứa \({\rm{N}}{{\rm{H}}_4}{\rm{N}}{{\rm{O}}_3}\)) và hỗn hợp khí \({\rm{Z}}\) (trong đó oxygen chiếm 61,276% về khối lượng). Cho 600 mL dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y. Lọc bỏ kết kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 81,06 gam chất rắn khan. Mặt khác thổi 9,916 lít khí CO (đkc) qua 25,76 gam X nung nóng thu được hỗn hợp khí T có tỉ khối so với He bằng 9,4. Biết rằng trong X, số mol của Fe gấp đôi số mol của oxide Fe. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxide Fe là
Đáp án: ……….