Giải quyết bài toán bằng tư duy ngược:
Vì ông Quỳnh cần cung cấp 50 chai rượu nên ta sẽ khai thác từ con số 50 trở ra.
Do phải vượt qua 10 cổng thành và khi qua các cổng, ông sẽ hối lộ lính canh bằng cách đưa cho họ một chai rượu trong mỗi thùng hàng nên để ông Quỳnh mang ít nhất số chai rượu thì đồng nghĩa với việc ông sẽ cho lính canh số rượu ít nhất.
Có nghĩa ra: Khi qua mỗi cổng, ông sẽ phải bỏ số chai rượu từ thùng ít hơn sang các thùng nhiều hơn để làm đầy các thùng đó (đồng nghĩa với việc khi qua các cổng thành sau số chai rượu hối lộ lính canh sẽ giảm).
Vì “số chai rượu cần cung cấp là 50 chai mà 1 thùng chứa tối đa được 15 chai”
→ 50 : 15 = 3 (dư 5) (vậy cần tối thiểu 4 thùng để chứa, 3 thùng 15 chai và 1 thùng 5 chai).
Trước khi qua cổng thành số 10 số chai rượu ông Quỳnh mang theo là: 50 + 4 = 54 chai (do cần tối thiểu 4 thùng để chứa nên phải hối lộ lính canh ở cổng thành số 10: 4 chai).
Trước khi qua cổng thành số 9 số chai rượu ông Quỳnh mang theo là: 54 + 4 = 58 chai (do cần tối thiểu 4 thùng để chứa nên phải hối lộ lính canh ở cổng thành số 9: 4 chai).
Trước khi qua cổng thành số 8 số chai rượu ông Quỳnh mang theo là: 58 + 4 + 1 = 63 chai (do cần tối thiểu 5 thùng để chứa nên phải hối lộ lính canh ở cổng thành số 8: 4 + 1 chai).
Trước khi qua cổng thành số 7 số chai rượu ông Quỳnh mang theo là: 63 + 5 = 68 chai (do cần tối thiểu 5 thùng để chứa nên phải hối lộ lính canh ở cổng thành số 7: 5 chai).
Trước khi qua cổng thành số 6 số chai rượu ông Quỳnh mang theo là: 68 + 5 = 73 chai (do cần tối thiểu 5 thùng để chứa nên phải hối lộ lính canh ở cổng thành số 6: 5 chai).
Trước khi qua cổng thành số 5 số chai rượu ông Quỳnh mang theo là: 73 + 5 + 1 = 79 chai (do cần tối thiểu 6 thùng để chứa nên phải hối lộ lính canh ở cổng thành số 5: 5 + 1 chai).
Trước khi qua cổng thành số 4 số chai rượu ông Quỳnh mang theo là: 79 + 6 = 85 chai (do cần tối thiểu 6 thùng để chứa nên phải hối lộ lính canh ở cổng thành số 4: 6 chai).
Trước khi qua cổng thành số 3 số chai rượu ông Quỳnh mang theo là: 85 + 6 + 1 = 92 chai (do cần tối thiểu 7 thùng để chứa nên phải hối lộ lính canh ở cổng thành số 3: 7 chai).
Trước khi qua cổng thành số 2 số chai rượu ông Quỳnh mang theo là: 92 + 7 = 99 chai (do cần tối thiểu 7 thùng để chứa nên phải hối lộ lính canh ở cổng thành số 2: 7 chai).
Trước khi qua cổng thành số 1 số chai rượu ông Quỳnh mang theo là: 99 + 7 + 1 = 107 chai (do cần tối thiểu 8 thùng để chứa nên phải hối lộ lính canh ở cổng thành số 1: 8 chai).
Minh họa:
(*): Số chai rượu trong mỗi thùng khi qua cổng thành số tương ứng.
(**): Ông Quỳnh xếp lại số chai rượu vào các thùng khi ở thành số tương ứng.
Vậy lúc xuất phát cần mang theo tối thiểu 107 chai rượu. Chọn D.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Lều bạt chung chiêng giữa nước, giữa trời
Đến một cái gai cũng không sống được
Sớm mở mắt, nắng lùa ngun ngút
Đêm trong lều như trôi trong mây...
(Trần Đăng Khoa, Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài, dantri.com.vn)
Các từ “chung chiêng”, “ngun ngút” trong đoạn thơ trên thuộc kiểu từ nào?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
(Vội vàng – Xuân Diệu)
Giọng điệu chủ đạo của toàn bộ đoạn trích là gì?