Cho một dãy núi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn, biết rằng ở đỉnh núi với độ cao 4000m, nhiệt độ đo được là 2 độ C, ở độ cao x bên sườn đón gió có nhiệt độ là 22,4 độ C, độ cao y bên sườn khuất gió có nhiệt độ là 37,6 độ C. Hỏi độ cao x và y của hai sườn núi lần lượt là?
a. 400m và 600m
b. 440m và 600m
c. 600m và 440m
d. 660m và 440m
Ta có: x là độ cao cần tìm bên sườn đón gió
y là độ cao cần tìm bên sườn khuất gió
- Theo quy luật đai cao, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6oC.
+ Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao x và đỉnh là: 22,4 – 2 = 20,4 độ C
+ Khoảng cách chênh lệch giữa độ cao x và đỉnh là: 20,4 : 0,6 × 100 = 3400 (m)
+ Vậy độ cao của x là: 4000 – 3400 = 600 (m)
- Do hiệu ứng phơn, nên sườn khuất gió, trung bình cứ giảm độ cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 1oC.
+ Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao y và đỉnh là: 37,6 – 2 = 35,6 độ C
+ Khoảng cách chênh lệch giữa độ cao x và đỉnh là: 35,6 : 1 × 100 = 3560 (m)
+ Vậy độ cao của y là: 4000 – 3560 = 440 (m)
Đáp án cần chọn là: c
Nguyên nhân nào khiến vùng đất phía nam châu Phi nằm ven Đại Tây Dương nhưng hình thành một hoang mạc Namip chạy dọc theo bờ biển?
Ở nước ta vào khoảng thời gian nào trong năm có mưa lớn trên phạm vi cả nước?
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
“Cùng một sườn đón gió, lượng mưa càng giảm, nhưng đến một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa”. Đúng hay sai?
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
“ Các vĩ độ thấp từ chí tuyến đến xích đạo quanh năm có lượng mưa rất lớn”. Đúng hay sai?
Nơi có các áp cao cận chí tuyến ngự trị thường có cảnh quan như thế nào?
Giải thích hiện tượng thời tiết trong câu thơ sau của nhà thơ Thúy Bắc:
“Trường Sơn Đông
Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt
Bên mưa quây...”