Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

03/07/2024 2,387

Tiến hành 6 thí nghiệm sau:

- TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.

- TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

- TN3: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.

- TN4: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.

- TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

- TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hoà tan vài giọt CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 3

Đáp án chính xác

B. 5

C. 2

D. 4

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án A.

• TN1: Xảy ra ăn mòn hóa học: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

• TN2: Xảy ra ăn mòn điện hóa.

Ban đầu xảy ra phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Xuất hiện 2 điện cực:

Tại catot (Cu): Cu2+ + 2e → Cu

Tại anot (Fe): Fe → Fe2+ + 2e

Fe bị ăn mòn dần.  

• TN3: Xảy ra ăn mòn hóa học: 3Fe + 2O2 to Fe3O4

• TN4: Xảy ra ăn mòn điện hóa.

Thép là hợp kim Fe – C gồm những tinh thể Fe tiếp xúc trực tiếp với tinh thể C (graphit). Khi cho thanh thép vào dung dịch H2SO4 loãng xảy ra quá trình:

Tại catot (C): 2H+ + 2e → H2

Tại anot (Fe): Fe → Fe2+ + 2e

Fe bị ăn mòn dần.

• TN5: Xảy ra ăn mòn hóa học: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

• TN6: Xảy ra ăn mòn điện hóa:

Đầu tiên xảy ra phản ứng: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Xuất hiện 2 điện cực:

Tại catot (Cu): 2H+ + 2e → H2

Tại anot (Al): Al → Al3+ + 3e:

Al bị ăn mòn dần.

Vậy có 3 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu

 

Xem đáp án » 18/06/2021 33,499

Câu 2:

Nếu cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu

Xem đáp án » 18/06/2021 10,829

Câu 3:

Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. Dung dịch sau phản ứng chứa

Xem đáp án » 18/06/2021 9,580

Câu 4:

Quặng sắt pirit có thành phần chính là

Xem đáp án » 18/06/2021 8,042

Câu 5:

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là

Xem đáp án » 18/06/2021 7,827

Câu 6:

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

Xem đáp án » 18/06/2021 6,810

Câu 7:

Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai kim loại. Hai kim loại đó là

Xem đáp án » 18/06/2021 6,800

Câu 8:

Cho phản ứng: FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O .

Trong phương trình của phản ứng trên có bao nhiêu phân tử  HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa:

Xem đáp án » 18/06/2021 6,730

Câu 9:

Nhiệt phân muối Cu(NO3)2 thu được sản phẩm là

Xem đáp án » 18/06/2021 6,310

Câu 10:

Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?

Xem đáp án » 18/06/2021 5,937

Câu 11:

Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch

Xem đáp án » 18/06/2021 5,307

Câu 12:

Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hóa nâu trong không khí). Khí X là:

Xem đáp án » 18/06/2021 5,005

Câu 13:

Kim loại crom tan được trong dung dịch

Xem đáp án » 18/06/2021 4,700

Câu 14:

Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được đung dich X và một lượng chất rắn không tan. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây?

Xem đáp án » 18/06/2021 4,012

Câu 15:

Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo thành Fe

Xem đáp án » 18/06/2021 2,835

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »