Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/L sau: (a) amoni clorua, (b) phenylamoni clorua, (c) metylamoni clorua, (d) natri clorua. Dung dịch có pH nhỏ nhất và lớn nhất tương ứng là
A. (a) và (b).
B. (c) và (d).
C. (a) và (c).
D. (b) và (d).
Chọn D
dùng thuyết axit – bazơ của Bronsted – Lowry, xét phản ứng:
axit – H+ → bazơ liên hợp , bazơ + H+ → axit liên hợp.
➤ quan hệ giữa axit và bazơ liên hợp; bazơ và axit liên hợp là quan hệ bấp bênh:
axit càng mạnh thì bazơ liên hợp càng yếu và ngược lại.
Theo đó, lực bazơ tăng dần như ta biết: C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < NaOH
⇒ các axit liên hợp có tính axit giảm dần: C6H5NH3+ > NH4+ > CH3NH3+ > Na+
⇒ tính axit của cùng muối clorua (Cl–) của các gốc axit liên hợp trên giảm dần theo thứ tự
tương ứng là: C6H5NH3Cl > NH4Cl > CH3NH3Cl > NaCl.
thêm nữa, pH càng nhỏ thì tương ứng với lực axit càng lớn nên từ thứ tự lực axit trên
⇒ pH tăng dần theo thứ tự: C6H5NH3Cl < NH4Cl < CH3NH3Cl < NaCl.
⇒ dung dịch có giá trị pH nhỏ nhất là (b) và lớn nhất là (d)
Trong các chất: CH3NH2; C2H5NH2; (CH3)2NH; C6H5NH2. Chất có tính bazơ mạnh nhất là
Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol sau: NH4Cl, CH3NH3Cl, (CH3)2NH2Cl, C6H5NH3Cl. Dung dịch có pH lớn nhất là: