Theo quy ước, sau khi cọ xát với lụa, điện tích thu được ở thủy tinh là điện tích dương. Kết luận nào sai?
A. Điện tích ở lụa là điện tích âm, lụa nhiễm điện âm.
B. Đưa thanh thủy tinh lại gần lụa thì chúng hút nhau.
C. Lụa nhiễm điện âm do nhận thêm electron từ thủy tinh.
D. Thủy tinh nhiễm điện dương do nhận thêm hạt nhân từ lụa.
Đáp án D
Giải thích: Một vật nhiễm điện dương khi mất bớt electron, vật nhiễm điện âm khi nhận thêm electron. Khi cọ xát thủy tinh với lụa thì electron di chuyển từ thủy tinh sang lụa, nên lụa nhiễm điện âm, thủy tinh nhiễm điện dương. Hai vật nhiễm điện trái dấu đưa lại gần nhau thì hút nhau.
Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:
Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
Gọi – e là điện tích của một electron. Biết nguyên tử Oxi có 8 electron chuyển động xung quanh nhân. Điện tích của hạt nhân Oxi là
Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:
Lấy một vật nhiễm điện đưa lại gần một quả cầu treo trên sợi tơ mảnh, thấy quả cầu bị đẩy ra xa. Phát biểu nào là đúng?
Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
Chọn câu trả lời đúng
Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô, thước nhựa mang điện âm: