Cho đoạn mạch như hình vẽ:
R1= 6 Ω , R2= 4 Ω. Đèn ghi 6 V- 9 W (bỏ qua điện trở dây nối)
Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một hiệu điện thế không đổi bằng 9 V.
Tóm tắt:
R1= 6\(\Omega \); R2= 4\(\Omega \)
Udm= 6V; Pdm= 9W
U = 9V
Hỏi:
a. RN= ?
b. t = 32 phút, W = ?
c. Đèn sáng bình thường, R2= ?
Lời giải:
Mạch ngoài gồm: Rđnt (R1//R2)
a) Ta có: \({R_d} = \frac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = \frac{{{6^2}}}{9} = 4\Omega \)
\({R_{12}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{6.4}}{{6 + 4}} = 2,4\Omega \)
Vậy điện trở của đoạn mạch AB là: RN= Rđ+ R12= 4 + 2,4 = 6,4\(\Omega \)
b) Ta có: t = 32 phút = 1920 giây
Điện năng tiêu thụ trên đoạn mạch AB sau 32 phút là:
\(W = \frac{{{U^2}}}{{{R_N}}}.t = \frac{{{9^2}}}{{6,4}}.1920 = 24300\,J\)
c) Cường độ dòng điện định mức của bóng đèn: \({I_{dm}} = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \frac{9}{6} = 1,5A\)
Để đèn sáng bình thường thì:
Iđ = Idm = 1,5A;
Uđ= Udm= 6V
Cường độ dòng điện qua mạch chính là: Ic = Iđ= 1,5A
Cường độ dòng điện qua đoạn mạch (R1//R2) là: I12= Ic= 1,5 A
Hiệu điện thế đoạn mạch (R1//R2) là: U12 = U– Uđ= 9 – 6 = 3V
Ta có:
\({R_{12}} = \frac{{{U_{12}}}}{{{I_{12}}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{{R_{12}}}} = \frac{{{I_{12}}}}{{{U_{12}}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} = \frac{{{I_{12}}}}{{{U_{12}}}}\)
\( \Leftrightarrow \frac{1}{6} + \frac{1}{{{R_2}}} = \frac{{1,5}}{3} \Leftrightarrow {R_2} = 3\Omega \)
Vậy để đèn sáng bình thường thì R2= 3\(\Omega \)
Trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại đặt song song và cách nhau một khoảng nhỏ là
Biết hiệu điện thế UAB= 4 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
Nhận định nào sau đây không đúng về đường sức của điện trường gây bởi điện tích Q < 0 </>