Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 1239823 câu hỏi trên 24797 trang

Một công trình nghiên cứu đã khảo sát sự biến động số lượng cá thể của hai quần thể thuộc hai loài động vật ăn cỏ (loài A và loài B) trong cùng một khu vực sinh sống từ năm 1992 đến năm 2020. Hình sau đây mô tả sự thay đổi số lượng cá thể của hai quần thể A, B trước và sau khi loài động vật săn mồi C xuất hiện trong môi trường sống của chúng. Biết rằng ngoài sự xuất hiện của loài C, điều kiện môi trường sống trong toàn bộ thời gian nghiên cứu không có biến động lớn.

Một công trình nghiên cứu đã khảo sát sự biến động số lượng cá thể của hai quần thể thuộc hai loài động vật ăn cỏ (loài A và loài B) trong cùng một khu vực sinh sống từ năm 1992 đến năm 2020. (ảnh 1)

Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Sự giảm kích thước quần thể A là do sự săn mồi của loài C cũng như sự gia tăng kích thước của quần thể B đã tiêu thụ một lượng lớn cỏ.

II. Sự biến động kích thước quần thể A và quần thể B cho thấy loài C chỉ ăn thịt loài A.

III. Có sự trùng lặp ổ sinh thái về dinh dưỡng giữa quần thể A và quần thể B.

IV. Trong 5 năm đầu khi có sự xuất hiện của loài C, sự săn mồi của loài C tập trung vào quần thể A, do đó làm giảm áp lực săn mồi lên quần thể B giúp tăng tỉ lệ sống sót của con non trong quần thể B.

Charles Crisafulli và các cộng sự nghiên cứu các quá trình sinh thái kế tiếp nhau trên núi nửa St. Helens sau vụ phun trào năm 1980. Họ tập trung vào việc phục hồi các động vật có vú nhỏ ở các quần xã bị xáo trộn bởi vụ phun trào theo nhiều cách khác nhau: đồng cỏ Pumice (A) trải qua sự hủy diệt hoàn toàn tất cả các sinh vật sống và hai quần xã kế tiếp: khu đập nước (B) trong đó cây bị đổ và đất bị bao phủ trong bùn nhưng một số loài vẫn sống ở dưới lòng đất. Khu vực bụi núi lửa (C) còn nguyên vẹn rừng và đồng cỏ, nhưng bị bao phủ trong các mảnh vụn núi lửa. Một khu vực tham khảo không bị xáo trộn cách ngọn núi 21km được sử dụng làm đối chứng (D). Dưới đây là dữ liệu thu thập năm 2000 về thành phần loài (chỉ xét động vật có vú nhỏ) và sự phong phú theo tỉ lệ trong bốn quần xã khác nhau sau phun trào. Biết chỉ số đa dạng Shannon được tính theo công thức: H = H= ∑ [(pi)× ln(pi)].

Charles Crisafulli và các cộng sự nghiên cứu các quá trình sinh thái kế tiếp nhau trên núi nửa  (ảnh 1)

Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Quần xã đồng cỏ Pumice có độ đa dạng loài thấp nhất, quần xã khu đập nước có độ đa dạng loài cao nhất.

II. Chuột hươu (Peromyscus maniculatus) là loài duy nhất sống trong cả ba giai đoạn của diễn thế sinh thái (giai đoạn khởi đầu, giữa và cuối).     

III. Quần xã khu đập nước, bụi núi lửa và khu vực tham khảo đều có độ giàu loài gần tương tự nhau.

IV. Nguyên nhân của sực khác biệt thành phần loài của các quần xã do mỗi quần xã đại diện bởi một giai đoạn diễn thế sinh thái.