Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học 100 câu trắc nghiệm Amin - Amino Axit - Protein nâng cao

100 câu trắc nghiệm Amin - Amino Axit - Protein nâng cao

100 câu trắc nghiệm Amin - Amino Axit - Protein nâng cao (P5)

  • 9441 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Thuỷ phân đipeptit X có công thức phân tử C7H14N2O3 trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối H2NCH2COONa, H2NC4H8COONa. Công thức cấu tạo thu gọn có thể có của X là

Xem đáp án

Đáp án A

Thủy phân X có CTPT C7H14N2O3 thu được hai muối H2NCH2COONa, H2NC4H8COONa.

→ X là H2N-CH2-CONH-CH(C3H7)- COOH hoặc CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-CONH-CH2-COOH

Chú ý : Peptit được tạo bởi từ các α-amino axit.


Câu 3:

Cho hợp chất hữu cơ X có công thức:

H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

Khẳng định đúng

Xem đáp án

Đáp án D

Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit.

→ Trong X có 2 liên kết peptit.

Khi thủy phân X thu được 3 loại α-amino axit: CH3-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COOH, C6H5-CH(NH2)-COOH.

Vì các amino axit cấu tạo nên X không hoàn toàn là α-amino axit nên X không là một pentapeptit.


Câu 6:

Có các phát biểu sau:                     

(1)       Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

(2)       Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

(3)       H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.

(4)       Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí có mùi khai.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án A

(1)       Sai vì tất cả các muối amoni đều tan trong nước

(2)       Sai trừ đipeptit không có tính chất này

(3)       Sai vì liên kết peptit phải là liên kết -CO-NH- của 2 anpha-amino axit

(4)       Đúng. Metyl-, dimetyl-, trimetyl-, etylamin, amoniac đều là chất khí mùi khai ở đk thường

Có 1 phát biểu đúng.


Câu 7:

Cho các phát biểu sau:

(a). Aminoaxit là những axit cacboxylic có chứa nhóm thế amino ở gốc hiđrocacbon.

(b). Anilin tác dụng với axit nitric loãng lạnh (0-50C) thu được muối điazoni.

(c). Các polipeptit đều tạo được phức chất với Cu(OH)2/OH- cho màu tím đặc trưng.

(d). Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic với axit ađipic (axit hexanđioic) thu được nilon-6,6.

(e). Aminoaxit thiên nhiên (các α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.

(g). Aminoaxit phản ứng được với ancol tạo thành este trong điều kiện thích hợp.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

Xem các phát biểu:

(a). đúng.

(b). sai, phải là axit nitro HNO2 mới đúng, HNO3 không thể tạo ra muối điazoni được.

(c). đúng, vì polipeptit có từ 11 – 50 gốc α – amino axit (mà chỉ cần chứa 2 liên kết peptit trở lên là có thể tạo phức chất với Cu(OH)2 cho màu tím đặc trưng).

(d). sai phải là hexametylendiamin (H2N[CH2]6NH2) chứ không phải là 6-aminohexanoic (H2N[CH2]5COOH).

(e) đúng.

(g). amino axit có nhóm cacboxyl –COOH nên phản ứng được với ancol → este.

Có 4 phát biểu đúng.


Câu 8:

Đipeptit X mạch hở và Tripeptit Y mạch hở đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa 1 nhóm NH2- và 1 nhóm –COOH). Đốt hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được dẫn qua nước vôi trong dư thu m gam kết tủa. Giá trị m?

Xem đáp án

Đáp án B.

Aminoaxit đơn no CnH2n+1NO2 suy ra X: C2nH4nN2O3 và Y : C3nH6n-1N3O4   

Đốt Y :           C3nH6n-1N3O4    3nCO2 + 6n-12  H2O

                                    0,1mol            0,3n       0,05(6n – 1)

Ta có: mCO2+mH2O  = 44.0,3n + 18.0,05(6n – 1) = 54,9 gam

n = 3. Vậy X : C6H12N2O3

Đốt X :           C6H12N2O3             6CO2              

                        0,2                               1,2 mol          

Dẫn CO2 vào Ca(OH)2 dư :  CO2  + Ca(OH)2 → CaCO3      + H2O

                                                 1,2                         1,2 mol

 mCaCO3= 1,2.100 = 120 gam


Câu 9:

Aminoaxit đơn chức X chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y. Y có phân tử khối là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A.

Đặt X : CnH2n+1NO2  

Ta có: %mN =  14MX. 100% = 15,73 suy ra MX = 89 đvC                          

Phản ứng :      8X →  Y +  7H2O                                           

Vậy MY = 8.89 – 7.18 = 586 đvC


Câu 10:

Thủy phân hoàn tòan m gam tetrapeptit: Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu hỗn hợp gồm 28,48 gam Alanin, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị m là

Xem đáp án

Đáp án C.

nAla-Ala-Ala = 0,12 mol                                                                                                           

nAla-Ala = 0,2 mol                                                                  

nAla = 0,32 mol                                                                     

Ta có msp = 28,48 + 32 + 27,72 = 88,2 gam loại A,B                            

Bảo toàn Ala có: 

4.ntetra Ala = nAla + 2.nAla - Ala + 3.nAla - Ala - Ala ntetra Ala=0,32+2.0,2+3.0,124 = 0,27 mol m =0,27. (89.4 - 3.18)= 81,54 gam.


Câu 11:

Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:

Xem đáp án

Đáp án D

Mz = 36,6 => gồm CH3NH2 và C2H5NH2

nZ = 0,2 mol => nCH3NH2=0,12  mol; nC2H5NH2=0,08 mol

=> A: (C2H5NH3)2CO3

     B:(COONH3CH3)2
(C2H5NH3)2CO3(A) + 2NaOH → Na2CO3(D)+ 2C2H5NH2 + 2H2O

(COONH3CH3)2(B) + 2NaOH →(COONa)2(E) + 2CH3NH2 + 2H2O

=> nE = 0,12: 2 = 0,06 mol => mE = 8,04 gam


Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm amin X (CnH2n+3N) và amino axit Y (CnH2n+1O2N) cần dùng 0,93 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,1 mol N2. Số đồng phân cấu tạo của X là

Xem đáp án

Đáp án A.

Gọi số mol X, Y lần lượt x, y mol

BTNT (N) có n(N) = 0,2 mol

x + y = 0,2

2y + 0,93.2 = 2nx + (n+1,5)x + 2ny + (n + 0,5)y

→ 1,5(x – y) + 0,6n = 1,86

Ta luôn có: 0 < x – y < 0,2

=>   2,6 < n < 3,1 => n = 3

X là: C3H9N gồm các đồng phân:

CH3-CH2-CH2-NH2

CH3-CH(NH2)-CH3

CH3-NH-CH2-CH3

CH3-N(CH3)2

Số đồng phân: 4.


Câu 14:

Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C.

E tác dụng với HCl sinh ra chất khí vô cơ Z → Z là CO2

Khi cho E tác dụng với NaOH sinh ra khí T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm → T là amin.

E tác dụng với NaOH thu được dung dịch chứa 2 chất rắn vô cơ gồm Na2CO3 và NaOH dư

→ cấu tạo của X là CH3NH3HCO3 : x mol

Cấu tạo của Y là : (CH3NH3)2CO3 : y mol

CH3NH3HCO3 + HCl → CH3NH3Cl + CO2 + H2O

(CH3NH3)2CO3 + 2HCl → 2CH3NH3Cl + CO2 + H2O

CH3NH3HCO3 + 2NaOH → Na2CO3 + CH3NH2 + 2H2O

(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2CH3NH2 + 2H2O

Ta có hệ x+y=0,2x+2y=0,3  → x = y = 0,1

→ m = 21,7 gam


Câu 15:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có 1 nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó  nCO2:nH2O=10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là:

Xem đáp án

Đáp án D

Giả sử X, Y + 2,475 mol O2 → x mol CO2 + y mol H2O + 0,25 mol N2

Theo đề bài  xy=1013

Bảo toàn nguyên tố oxi → 2x + y = 2.2,475

Tìm được x = 1,5 mol ; y = 1,95 mol

Bảo toàn Khối lượng:

  mX + mY = mC + mH + mN = 1,5.12 + 1,95.2 + 0,25.28 = 28,9 g


Câu 16:

Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi công thức chung của 2 hidrocacbon là CxHy . Gọi VC2H7N = a;  VCxHy= b

Ta có: a + b = 100   a = 100 – b

Khi cho Y qua H2SO4 đặc   H2O bị giữ lại

 VH2O=300mlVCO2+VN2 =550-300=250ml

VH2O  = 0,5.(7a + by) ; VCO2 = 2a + xb ;  VN2 = 0,5a

Do vậy   0,5(7a+by)=3002a+xb+0,5a=2507a+by=6005a+2xb=500

+) Từ 5a + 2xb = 500, mà a = 100 – b

  5.(100 – b) + 2xb = 500   x = 2,5

Hai hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp có số mol bằng nhau (vì số C trung bình = 2,5)

Số H phải là số lẻ (là trung bình cộng của 2 số chẵn liên tiếp)

+) Từ 7a + by = 600   7.(100 – b) + by = 600   (7 – y)b = 100 y < 7

Do đó, y = 3 hoặc y = 5

Hai hidrocacbon là: C2H4 và C3H6 (y = 5)

hoặc C2H2 và C3H4 (y = 3)


Câu 17:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

A -NH3,-H2OddNaOH,t0  B -Na2SO4H2SO4  C -H2OC2H5OH,H2SO4,t0 CH3-CH(NH3HSO4)-COOC2H5. A là

Xem đáp án

Đáp án A.

A: CH3-CH(NH2)-COONH4

B: CH3-CH(NH2)-COONa

C: CH3-CH(NH3HSO4)-COOH


Câu 18:

Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta sử dụng lần lượt các thuốc thử nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B.

Phenol ít tan trong nước, khi cho dung dịch NaOH vào các mẫu thử, mẫu thử mà phản ứng với NaOH tạo dung dịch đồng nhất đó là phenol. Các mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì.

Cho dung dịch brom vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử làm mất màu nước brom là stiren, mẫu thử tạo kết tủa trắng là anilin, mẫu thử không có hiện tượng gì là benzen.

C6H5OH + NaOH à C6H5ONa + H2O

C6H5CH=CH2 + Br2  à C6H5CHBr-CH2Br.

C6H5NH2 + 3Br2  à C6H2NH2(Br)3 + 3HBr.


Câu 19:

Để phân biệt các dung dịch hóa chất mất nhãn: axit axetic, glixerol, glucozơ, fomalin, propan-1,3-điol, anbumin ta chỉ cần dùng

Xem đáp án

Đáp án C

Để phân biệt các dung dịch hóa chất mất nhãn: CH3COOH, C3H5(OH)3, C6H12O6, HCHO, CH2OH-CH2-CH2OH, anbumin ta chỉ cần dùng Cu(OH)2/OH-

B1: Cho tất cả các hóa chất phản ứng với thuốc thử ở nhiệt độ thường:

-     Nếu xuất hiện màu xanh nhạt → CH3COOH:

            Cu(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + 2H2O

-     Nếu dung dịch xuất hiện phức màu xanh đậm → C3H5(OH)3, C6H12O6.

            2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O

            2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

-     Nếu dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng → anbumin.

-     Nếu dung dịch không có hiện tượng gì → HCHO, CH2OH-CH2-CH2OH.

B2: Cho hai dung dịch ở B1 không có hiện tượng gì phản ứng với Cu(OH)2/OH- có sự tham gia của nhiệt độ. Nếu xuất hiện ↓ đỏ gạch → HCHO

B3: Đun sôi hai dung dịch xuất hiện phức màu xanh đậm ở B1. Nếu dung dịch xuất hiện kết tủa đỏ gạch → C6H12O6.

            C5H11O5-CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH  t0  C5H11O5-COONa + Cu2O↓ + 3H2O

Nếu không có hiện tượng gì → C3H5(OH)3 .


Câu 20:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

- Đáp án D sai vì protein có hai dạng: hình cầu và hình sợi. Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước trong khi protein hình cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo như anbumin, hemoglobin


Bắt đầu thi ngay