100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn cơ bản (P1)
-
35808 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Véctơ động lượng là véctơ:
Đáp án D
Động lượng của một vật là một véctơ cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức:
Câu 2:
Một vật khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc . Động lượng của vật có thể xác định bằng biểu thức:
Đáp án C
Động lượng của một vật là một véctơ cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức:
Câu 3:
Đơn vị của động lượng là:
Đáp án C.
Trong hệ SI, động lượng có đơn vị là kg.m/s.
Câu 4:
Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
Đáp án B.
Va chạm mềm có những đặc điểm sau: Sau va chạm hai vật nhập vào nhau làm một, chuyển động cùng vận tốc. Trong va chạm mềm, tổng động lượng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau, một phần động năng của vật chuyển hóa thành dạng năng lượng khác.
Câu 5:
Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực?
Đáp án D.
Trong một hệ kín, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì theo định luật bảo toàn động lượng, phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như trên gọi là chuyển động bằng phản lực.
→ Chuyển động của con Sứa khi đang bơi là chuyển động bằng phản lực.
Câu 6:
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công ?
Đáp án D.
kW.h là đơn vị đo công : A = P.t, P là công suất tính bằng kW, t là thời gian tính bằng h
N.m là đơn vị đo công. Vì A = F.s.cosa, F là lực, đơn vị N; s là quảng đường, đơn vị là m
kg.m2/s2 là đơn vị đo công. Vì (định lý biến thiên động năng), m là khối lượng tính bằng kg, v là vận tốc (m/s).
Câu 7:
Một vật sinh công dương khi :
Đáp án B.
Công của các lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động năng của vật:
A12 = Wđ = ½ m - ½ m.
Với A12 là tổng công của tất cả các lực tác dụng lên vật
Một vật sinh công dương khi nhận công âm → A12 < 0 → động năng của vật giảm → Vật chuyển động chậm dần.
Câu 8:
Một vật sinh công âm khi:
Đáp án A
Một vật sinh công âm→vật nhận công dương →động năng của vật tăng → Vật chuyển động nhanh dần.
Câu 9:
Công là đại lượng :
Đáp án B. Nếu lực không đổi có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc a thì công của lực được tính theo công thức: A = F.s.cosa.
→ Công là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không
Câu 10:
Công suất là đại lượng được tính bằng :
Đáp án B. Công suất đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian: P = A/t.
Đơn vị công suất là oát (W): .
Thay A = F.s.cosa.ta được:
Nếu cosα = 1 (lực cùng chiều với quãng đường đi được) thì: P = F.v
Câu 11:
Biểu thức của công suất trong trường hợp lực sinh công cùng chiều quãng đường là:
Đáp án A.
Công suất đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian: P = A/t
Khi α = 0 → P = F.s/t
Câu 12:
Động năng được tính bằng biểu thức:
Đáp án C.
Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: Wđ = 1/2 mv2.
Câu 13:
Động năng là đại lượng:
Đáp án B.
Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: Wđ = ½ mv2
→ Động năng là đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
Câu 14:
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?
Đáp án D.
Ta có động năng : Wd = ½ mv2 có đơn vị : kg.(m/s)2 = kg.m/s2.m = N.m
Như vậy, đơn vị của động năng : J hoặc kg.m2/s2 = N.m
Câu 15:
Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?
Đáp án A.
Từ biểu thức động năng ta có khai triển:
Câu 16:
Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
Đáp án D.
Hòn đá đang nằm trên mặt đất → vận tốc của nó bằng 0 → Wđ = 0 → nó không có khả năng sinh công.
Câu 17:
Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị (lấy ) là
Đáp án C.
Áp dụng công thức : A = Fscosα = 150.200.cos30o= 25950 J
Câu 18:
Một vận động viên đẩy tạ đẩy một quả tạ nặng 2kg dưới một góc α = 30o so với phương nằm ngang. Quả tạ rời khỏi tay vận động viên ở độ cao 2m so với mặt đất. Công của trọng lực thực hiện được kể từ khi quả tạ rời khỏi tay vận động viên cho đến lúc rơi xuống đất (lấy g = 10 m/s2) là:
Đáp án D.
Ta có A = P.h = m.g.h = 2.2.10 = 40 J.
Câu 19:
Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:
Đáp án B.
Từ công thức tính động năng: Wd =1/2 mv2 →
Câu 20:
Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó với ôtô là:
Đáp án C.
Người đó không chuyển động so với ôtô nên động năng bằng 0
Câu 21:
Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?
Đáp án B
Câu 22:
Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?
Đáp án C.
Thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn) của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
Câu 23:
Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
Đáp án D.
Khi một vật được ném lên, độ cao của vật tăng dần nên thế năng tăng. Trong quá trình chuyển động của vật từ dưới lên, trọng lực luôn hướng ngược chiều chuyển động nên nó là lực cản, do đó trọng lực sinh công âm.
Câu 24:
Một lò xo có độ cứng k, bị kéo giãn ra một đoạn x. Thế năng đàn hồi của lò xo được tính bằng biểu thức:
Đáp án A.
Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
+ Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có biến dạng x là:
Wt =1/2k.x2
Câu 25:
Thế năng hấp dẫn là đại lượng:
Đáp án B.
Thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn) của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
+ Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì công thức thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là: Wt = mgz.
Vì z phụ thuộc vào cách chọn mốc thế năng nên z có thể âm, dương hoặc bằng 0 → Thế năng hấp dẫn là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.