100 câu trắc nghiệm Động lực học chất điểm cơ bản (P3)
-
16438 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đặt một cốc đầy nước lên trên tờ giấy học trò. Tác dụng rất nhanh một lực F theo phương nằm ngang của tờ giấy thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với tờ giấy và cốc nước
Chọn đáp án A
Hiện tượng xảy ra là tờ giấy rời khỏi cốc nước mà nước vẫn không đổ. Do khi tác dụng lực trong thời gian ngắn do quán tính chiếc cốc không kịp thay đổi vận tốc tức là vận tốc vẫn giữ nguyên (bằng 0).
Câu 2:
Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2. Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2. Biết rằng lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng là:
Chọn đáp án C
Lực tác dụng trong hai trường hợp bằng nhau nên:
F = m1a1 = m2a2
→ 4.0,3 = m2.0,6
→ m2 = 2 (tấn)
Câu 3:
Lực hấp dẫn phụ thuộc vào:
Chọn đáp án B
Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn
Nội dung: Hai chất điểm bất kì hút với nhau bằng một lực tỉ lệ thuận với tích các khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Biểu thức:
gọi là hằng số hấp dẫn.
Câu 4:
Gọi R là bán kính Trái Đất, g là gia tốc trọng trường gần mặt đất, G là hằng số hấp dẫn. Biểu thức nào sau đây cho phép xác định khối lượng Trái Đất?
Chọn đáp án A
Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất với vật đó.
Độ lớn của trọng lực (tức trọng lượng):
với m là khối lượng của vật, h là độ cao của vật so với mặt đất, M và R là khối lượng và bán kính của Trái Đất.
Mặc khác, ta có:
Nếu vật ở gần mặt đất:
Câu 5:
Hai tàu thuỷ có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1km. Lực hấp dẫn giữa chúng là:
Chọn đáp án C
50000 tấn = 50000000 kg.
Lực hấp dẫn giữa hai tàu là:
Câu 6:
Trái đất (TĐ) hút mặt trăng (MT) một lực bằng bao nhiêu biết khoảng cách giữa MT và TĐ là 38.107m, khối lượng của MT là 7,37.1022kg, và khối lượng TĐ là 6,0.1024kg, G = 6,67.10-11Nm2/kg2
Chọn đáp án B
Lực mà trái đất hút mặt trăng là:
Câu 7:
Tính trọng lượng của Nam có khối lượng 73kg khi đứng ở trên mặt trăng có g = 1,7 m/s2.
Chọn đáp án B
Trọng lượng của Nam trên mặt trăng là:
P = mg = 73.1,7 = 124,1 N.
Câu 8:
Các giọt mưa rơi được xuống đất là do nguyên nhân nào sau đây?
Chọn đáp án B
Giọt mưa rơi xuống đất là do tác dụng của lực hấp dẫn của Trái Đất.
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng.
Chọn đáp án A
Ta có:
=> Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.
Câu 10:
Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai vật, phát biểu nào dưới đây là sai?
Chọn đáp án C
Lực hấp dẫn luôn là lực hút.
Câu 11:
Khối lượng Trái Đất bằng 80 lần khối lượng Mặt Trăng. Lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng bằng bao nhiêu lần lực hấp dẫn mà Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất?
Chọn đáp án D
Lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và lực hấp dẫn mà Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất là trực đối nên chúng có độ lớn bằng nhau và bằng:
Câu 12:
Chọn phát biểu đúng về lực hấp dẫn giữa hai vật.
Chọn đáp án B
Lực hấp dẫn giữa hai vật:
=> Lực hấp dẫn giảm 2 lần khi khoảng cách tăng lần.
Lực hấp dẫn tăng 4 lần khi khối lượng mỗi vật tăng 2 lần.
Hằng số hấp dẫn luôn có giá trị G = 6,67.10-11Nm2/kg2.
Câu 13:
Khi lò xo bị dãn, độ lớn của lực đàn hồi:
Chọn đáp án A
Nội dụng định luật Húc: " Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo ".
→Độ lớn của lực đàn hồi càng giảm khi độ dãn giảm.
Câu 14:
Treo vật có khối lượng 300g vào một lò xo thẳng đứng có độ dài 25cm. Biết lò xo có độ cứng 100N/m, gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Chiều dài của lò xo khi vật đứng cân bằng là:
Chọn đáp án D
Khi vật cân bằng có:
mg = kΔl
Chiều dài lò xo:
l = l0 + Δl = 25 + 3 = 28 cm
Câu 15:
Treo vật có khối lượng 400g vào một lò xo có độ cứng 100N/m, lò xo dài 30cm. Lấy g = 10m/s2, chiều dài ban đầu của lò xo là:
Chọn đáp án B
Ta có:
kΔl = mg
Chiều dài ban đầu của lò xo là:
l0 = l – Δl = 30 – 4 =26 cm
Câu 16:
Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100N/m để nó dãn ra được 10cm ?
Chọn đáp án A
Ta có P = kΔl
→ để lò xo dãn 10 cm thì P = 100.0,1 = 10 N.
Câu 17:
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1N để nén lò xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là:
Chọn đáp án D
Ta có: F = k.Δl độ biến dạng của lò xo là:
Chiều dài của lò xo khi bị nén là:
l = l0 – Δl = 10 – 2,5 = 7,5 cm.
Câu 18:
Điều nào sau đây là sai khi nói về hệ số ma sát trượt?
Chọn đáp án D
Độ lớn của lực ma sát tỉ lệ với áp lực ở mặt tiếp xúc: Fmst = μt.N với μt là hệ số ma sát trượt (phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc, nó không có đơn vị và dùng để tính độ lớn lực ma sát).
Câu 19:
Một vật lúc đầu nằm trên một máng nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:
Chọn đáp án A
Lực ma sát ngược chiều chuyển động làm vật chuyển động chậm dần.