100 câu trắc nghiệm Mắt - Các dụng cụ quang cơ bản (P1)
-
8457 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng?
Đáp án: D
Bộ phận chính của mắt là một thấu kính hội tụ, trong suốt, mềm, gọi là thể thuỷ tinh. Độ cong của hai mặt thuỷ tinh thể có thể thay đổi được nhờ sự co giãn của cơ vòng đỡ, khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc không thay đổi được.
Câu 2:
Mắt không có tật là mắt
Đáp án: A
Mắt không có tật là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc
Câu 3:
Mắt điều tiết mạnh nhất khi quan sát vật đặt ở.
Đáp án: B
Mắt điều tiết mạnh nhất khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận
Sự điều tiết của mắt: là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt bằng cách thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật luôn hiện ra trên màn lưới.
+ Khi mắt không điều tiết (fMax Þ DMin): tiêu cự của mắt lớn nhất, thủy tinh thể dẹt nhất.
+ Khi mắt điều tiết tối đa (fMinÞ DMax): tiêu cự của mắt nhỏ nhất, thủy tinh thể phồng tối đa
Câu 4:
Quan sát hình vẽ (O, F, V là quang tâm của mắt, tiêu điểm mắt, điểm vàng). Hãy cho biết đó là mắt gì.
Đáp án: A
Một chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm trước võng mạc nên mắt bị cận.
Câu 5:
Khi nhìn vật đặt ở vị trí cực cận thì
Đáp án: D
Khi nhìn vật đặt ở vị trí cực cận thì mắt điều tiết tối đa → tiêu cự của mắt nhỏ nhất nên thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất
Câu 6:
Chọn phát biểu sai. Để ảnh của vật hiện ra tại điểm vàng V thì vật phải đặt tại.
Đáp án: D
Tại CC mắt điều tiết tối đa nên ảnh của vật vẫn hiện ra tại điểm vàng V.
Câu 7:
Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra.
Đáp án: B
Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực cận ngay điểm vàng nên điểm cực viễn sẽ hiện trước điểm vàng.
Câu 8:
Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận tạo ra ở đâu?
Đáp án: C
Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực viễn hiện ngay điểm vàng nên ảnh của điểm cực cận sẽ hiện sau điểm vàng.
Câu 9:
Mắt người có đặc điểm sau. OCV = 100 cm; OCC = 10 cm. Tìm phát biểu đúng.
Đáp án: B
Điểm cực viễn hữu hạn và cực cận gần mắt hơn mắt bình thường nên người này bị cận thị, để khắc phục thì đeo kính phân kì.
Câu 10:
Gọi độ tụ của các loại mắt khi không điều tiết là Dt (mắt không tật), DC (mắt cận), DV (mắt viễn). So sánh độ tụ giữa chúng.
Đáp án: B
fc < ft < fv suy ra DC >Dt > DV
Câu 11:
Để ảnh của vật hiện ra tại điểm vàng V thì vật phải đặt tại.
Đáp án: D
Để ảnh của vật hiện ra tại điểm vàng V thì vật phải đặt tại CV khi mắt không điều tiết, CC khi mắt điều tiết tối đa, một điểm trong khoảng CCCV khi mắt điều tiết thích hợp.
Câu 12:
Một người khi không đeo kính nhìn rõ các vật cách mắt từ 40cm đến 1m. Người này mắc tật là.
Đáp án: C
Tầm nhìn bị giới hạn nên bị cận thị lúc trẻ.
Câu 13:
Mắt bị tật viễn thị.
Đáp án: B
Mắt bị tật viễn thị khi nhìn vật ở xa phải điều tiết
Câu 14:
Mắt bị tật cận thị
Đáp án: D
Mắt bị tật cận thị có điểm cực viễn cách mắt khoảng 2m trở lại
Câu 15:
Chọn phát biểu sai
Đáp án: C
Khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc không thể thay đổi được.
Câu 18:
Chọn phát biểu sai.
Đáp án: C
Để sửa tật viễn thị người ta đeo vào trước mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự thích hợp.
Câu 19:
Chọn phát biểu sai.
Đáp án: C
Để sửa tật cận thì người ta đeo vào trước mắt một thấu kính phân kì có tiêu cự thích hợp.