100 câu trắc nghiệm Sự điện li cơ bản(P5)
-
18797 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dung dịch A chứa 0,5 mol Na+, 0,4 mol Mg2+, còn lại là SO42-. Để kết tủa hết ion SO42- trong dung dịch A cần bao nhiêu lít dung dịch Ba(OH)2 0,2M?
Đáp án D
ĐLBT ĐT suy ra nSO4(2-)= 0,65 mol= nBa2+= nBa(OH)2
Suy ra Vdd Ba(OH)2= 0,65/0,2= 3,25 lít
Câu 2:
Để pha chế 1,0 lít dung dịch hỗn hợp: Na2SO4 0,03M, K2SO4 0,02M; KCl 0,06M người ta đã lấy các muối là:
Đáp án D
nNa2SO4= 0,03 mol; nK2SO4= 0,02 mol, nKCl= 0,06 mol
nNa+=0,06 mol; mSO4(2-)=0,05 mol; nK+=0,1 mol; nCl-= 0,06 mol
Do đó có thể lấy muối: NaCl: 0,06 mol; K2SO4: 0,05 mol
Câu 3:
Hòa tan a gam Na2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,1 M. Để trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng cần 50 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Giá trị của a bằng:
Đáp án B
NaOH+ HCl→ NaCl + H2O
0,02 0,02
2NaOH dư+ H2SO4→ Na2SO4+ 2H2O
0,02 0,01
Vậy NaOH = 0,04 mol
Na2O+ H2O→ 2NaOH
0,02 0,04
Do đó a=mNa2O= 0,02.62= 1,24 gam
Câu 4:
Cho 0,31 mol NaOH vào dung dịch có chứa 0,1 mol HCl và 0,08 mol Fe(NO3)3. Khối lượng kết tủa tạo ra là:
Đáp án B
NaOH + HCl→NaCl + H2O
0,1 0,1
3NaOH + Fe(NO3)3→ Fe(OH)3+ 3NaNO3
(0,31-0,1) 0,07 0,07
mFe(OH)3= 0,07.107= 7,49 gam
Câu 5:
Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 2:3. Để trung hòa 100 ml dung dịch A cần 800 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nồng độ CM của HCl và H2SO4 lần lượt là:
Đáp án A
Gọi số mol HCl và H2SO4 lần lượt là 2x và 3x mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
2x 2x mol
H2SO4+ 2NaOH→ Na2SO4+ 2H2O
3x 6x mol
nNaOH= 2x+6x=0,5.0,8 suy ra x= 0,05 mol
Do đó CM HCl= 2.0,05/0,1=1M; CMH2SO4= 3.0,05/0,1=1,5M
Câu 6:
Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là:
Đáp án B
nHCl=nNaOH nên 20.0,1=10.x suy ra x= 0,2M
Câu 7:
Cho các dung dịch sau: H2SO4, Ba(OH)2, NaHCO3, NaCl,KHSO4. Số phản ứng xảy ra khi cho chúng tác dụng với nhau từng đôi một là:
Đáp án B
H2SO4+ Ba(OH)2→ BaSO4+ 2H2O
H2SO4+ 2NaHCO3→ Na2SO4+ 2CO2+ 2H2O
Ba(OH)2+ 2NaHCO3→ BaCO3+ Na2CO3+ 2H2O
Ba(OH)2+ 2KHSO4→BaSO4+ K2SO4+ 2H2O
2NaHCO3+2 KHSO4 →Na2SO4+ K2SO4+ 2CO2+2 H2O
Câu 8:
Cần bao nhiêu gam HCl để pha chế 400 ml dung dịch có pH=2?
Đáp án A
nHCl= nH+= 0,4.10-2 (mol), mHCl= 0,146 gam
Câu 9:
Có V lít dung dịch HCl có pH=3. Cần thêm thể tích nước bằng bao nhiêu V để thu được dung dịch có pH=5?
Đáp án C
Gọi thể tích nước cho thêm là V1
nHCl ban đầu= V.10-3 (mol); nHCl sau= (V+V1).10-5 (mol)
Do số mol HCl không đổi nên V.10-3= (V+V1).10-5 suy ra V1=99V
Câu 10:
Phản ứng nào dưới đây không xảy ra?
Đáp án A
Ở đáp án A: chú ý một số muối sunfua như CuS, Ag2S, PbS không tan trong các axit như HCl, H2SO4 loãng
B.NaNO3 rắn + H2SO4 đặc nóng→ NaHSO4+ HNO3 (phản ứng xảy ra được vì tạo ra HNO3 là chất dễ bay hơi)
C. NaHCO3 + NaHSO4→ Na2SO4+ CO2+ H2O
D. Pb(NO3)2+ H2S→ PbS↓ + 2HNO3
Câu 11:
Dung dịch X chứa Na2SO4 0,3M; MgSO4 0,2M và Fe2(SO4)3 0,1M. Cho dung dịch Ba(NO3)2 từ từ đến dư vào 500 ml dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Đáp án C
nNa2SO4= 0,15 mol; nMgSO4= 0,1 mol; nFe2(SO4)3=0,05 mol; nSO4(2-)=0,4 mol
Ba2+ + SO42-→ BaSO4
nBaSO4= nSO4(2-)= 0,4 mol; mBaSO4= 93,2 gam
Câu 12:
Dung dịch X chứa K2CO3 0,15M; NaCl 0,1M và (NH4)3PO4 0,05M. Cho dung dịch AgNO3 vừa đủ vào 400 ml dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Đáp án A
2Ag++ CO32-→ Ag2CO3
0,06 0,06 mol
Ag++ Cl-→AgCl
0,04 0,04 mol
3Ag++ PO43-→ Ag3PO4
0,02 0,02 mol
mkết tủa= 0,06.276+ 0,04.143,5+0,02.419= 30,68 gam
Câu 13:
Dung dịch X chứa MgCl2 0,15M; CuSO4 0,2M và Fe(NO3)3 0,1M. Cho từ từ đến hết V lít dung dịch NaOH 2M vào 300 ml dung dịch X thì thấy phản ứng vừa đủ thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là:
Đáp án A
Mg2++ 2OH- → Mg(OH)2
0,045 0,09 0,045 mol
Cu2++ 2OH- → Cu(OH)2
0,06 0,12 0,06 mol
Fe3++ 3OH- → Fe(OH)3
0,03 0,09 0,03 mol
nOH-= 0,09+0,12+0,09=0,3 mol= nNaOH suy ra Vdd= 0,3/2=0,15 lít
mkết tủa= 0,045.58+ 0,06.98+ 0,03.107=11,7 gam
Câu 15:
Một dung dịch có nồng độ [H+]= 2,0.10-5 M. Môi trường của dung dịch này là:
Đáp án A
[H+]= 2,0.10-5 M > 10-7 nên môi trường là axit
Câu 16:
Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol bằng nhau là dung dịch HCl, pH=a; dung dịch H2SO4 có pH=b; dung dịch NH4Cl có pH= c; dung dịch NaOH có pH= d. Nhận định nào dưới đây là đúng?
Đáp án D
Có [H+]H2SO4>[H+]HCl>[H+]NH4Cl>[H+]NaOH nên b < a< c < d
Câu 17:
Có V lít dung dịch NaOH 0,5M. Trường hợp nào sau đây làm pH của dung dịch NaOH tăng?
Đáp án D
CM OH-=( V.0,5+ 2.0,3.V)/ 2V= 0,55 M nên pH tăng
Câu 18:
Cho 50 ml dung dịch HNO3 2M vào 100 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là:
Đáp án C
Dung dịch chỉ chứa 1 chất tan duy nhất nên HNO3 và NaOH đều hết
Nên 50.2=100.x suy ra x=1M
Câu 19:
Trộn hai thể tích bằng nhau có cùng nồng độ mol của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH thì pH của dung dịch sau phản ứng:
Đáp án A
Dung dịch H2So4 và NaOH có cùng V, cùng CM nên số mol chất tan bằng nhau
2NaOH + H2SO4→ Na2SO4+ 2H2O
x mol x mol
Do đó NaOH hết, H2SO4 dư. Dung dịch sau phản ứng có pH <7
Câu 20:
Tính pH của dung dịch có chứa H2SO4 0,01M và HCl 0,05M
Đáp án B
[H+]= 0,01.2+0,05= 0,07M nên pH= -log[H+]=1,15