15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đáp án
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đáp án
-
42 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Dung dịch nào sau đây có màu vàng chanh?
Đáp án đúng là: B
Dung dịch FeCl3 có màu vàng chanh.
Câu 2:
Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+?
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron của Fe: [Ar]3d64s2 ⟹ cấu hình electron ion Fe2+: [Ar]3d6.
Câu 3:
Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
Đáp án đúng là: D
Muối cromat \[CrO_4^{2 - }\] có màu vàng, muối \(CrO_7^{2 - }\) có màu da cam đều bền. Trong dung dịch có cân bằng: \[2CrO_4^{2 - }\]+ 2H+ ⟺ \[C{r_2}O_7^ - \] + H2O. Vì vậy, khi nhỏ từ dung dịch H2SO4 loãng, dư vào dung dịch K2CrO4 thì cân bằng trên sẽ chuyển dịch về phía bên phải (phía làm giảm nồng độ H+) màu của dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
Câu 4:
Mô tả phù hợp với thí nghiệm nhúng thanh Cu (dư) vào dung dịch FeCl3 là
Đáp án đúng là: B
Khi nhúng thanh Cu (dư) vào dung dịch FeCl3 thì dung dịch từ màu vàng nâu (của FeCl3) chuyển dần qua màu xanh (của CuCl2, FeCl2).
Phương trình hóa học: Cu + 2FeCl3 ⟶ CuCl2 + 2FeCl2
Câu 5:
Trong dãy nguyên tử Sc, Ti, V, Cr bán kính nguyên tử thay đổi như thế nào?
Đáp án đúng là: C
Trong dãy nguyên tử Sc, Ti, V, Cr bán kính nguyên tử giảm dần từ Sc đến Cr.
Câu 6:
Ion nào sau đây không có electron trên phân lớp 3d và không có màu trong dung dịch nước?
Đáp án đúng là: D
Sc có cấu hình electron là: [Ar]3d14s2 ⟹ Sc3+ có cấu hình electron: [Ar]. Sc3+ không có electron trên phân lớp 3d và không có màu trong dung dịch nước.
Câu 7:
Các electron hoá trị của nguyên tử nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất phân bố ở
Đáp án đúng là: A
Các electron hoá trị của nguyên tử nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất phân bố ở phân lớp 3d và phân lớp 4s.
Câu 8:
Đặc điểm chung cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất là
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm chung cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất là [Ar]3d1÷104s1÷2.
Câu 9:
Để phân biệt dung dịch H2SO4 đặc nguội và dung dịch HNO3 đặc nguội, có thể dùng kim loại nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Cr, Al, Fe đều thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội và dung dịch HNO3 đặc nguội nên không thể dùng 3 kim loại này.
Cu tác dụng với H2SO4 đặc nguội cho khí SO2 không màu và tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội cho khí NO2 màu nâu đỏ.
Câu 10:
Muối nào sau đây vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa (trong môi trường acid), vừa có khả năng thể hiện tính khử (trong môi trường kiềm)?
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử Cr trong muối Cr2(SO4)3 có số oxi hóa là +3, có khả năng thể hiện tính khử (lên +6) hoặc tính oxi hóa (về +2 hoặc 0).