15 câu trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 30. Đa giác đều có đáp án
-
33 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận biết
Cho các hình dưới đây:
Trong các hình trên, hình nào có dạng là đa giác đều?
Đáp án đúng là: B
Các hình \(a,\,\,c,\,\,e\) không là đa giác đều vì các hình này không phải đa giác lồi.
Hình \[b\] là hình vuông (tứ giác đều), hình \[d\] là lục giác đều.
Câu 2:
Đa giác đều là một đa giác
Đáp án đúng là: C
Đa giác đều là một đa giác có các cạnh và các góc bằng nhau.
Câu 3:
Các phép quay có thể có với một đa giác đều tâm \[O\] là
Đáp án đúng là: B
Các phép quay có thể có với một đa giác đều tâm \[O\] là phép quay thuận chiều tâm \[O\] và phép quay ngược chiều tâm \[O\].
Câu 4:
Cho các hình: Hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông, tam giác cân, tam giác đều.
Trong các hình trên, có bao nhiêu đa giác giác đều?
Đáp án đúng là: B
Trong các hình trên, các đa giác đều là hình vuông (tứ giác đều) và hình tam giác đều.
Vậy có 2 đa giác đều trong các hình trên.
Câu 5:
Với một phép quay góc \(\alpha \) thì \(\alpha \) có thể nhận các giá trị:
Đáp án đúng là: C
Với một phép quay góc \(\alpha \) thì \(\alpha \) có thể nhận các giá trị là \(0^\circ \le \alpha \le 360^\circ \).
Câu 6:
II. Thông hiểu
Mỗi góc của bát giác đều nội tiếp đường tròn tâm \[O\] có số đo là
Đáp án đúng là: D
Số đo mỗi góc của một bát giác đều là:
\(\frac{{180^\circ .\left( {8 - 2} \right)}}{8} = 135^\circ \).
Vậy số đo mỗi góc của một bát giác đều là \(135^\circ \).
Câu 7:
Cho đa giác đều 11 cạnh có độ dài mỗi cạnh là \(5{\rm{ cm}}\). Chu vi đa giác đều này là
Đáp án đúng là: D
Chu vi đa giác đều 11 cạnh đã cho là: \(11.5 = 55{\rm{ }}\left( {{\rm{cm}}} \right)\).
Câu 8:
Cho ngũ giác đều\[ABCDE\]. Khẳng định nào sau đây là sai?
Đáp án đúng là: C
Tổng các góc trong của một ngũ giác đều là:
\(180^\circ \left( {5 - 2} \right) = 540^\circ \).
Câu 9:
Cho hình vuông tâm \[O\]. Số phép quay thuận chiều tâm \[O\] góc α với \[0^\circ \le \alpha < 360^\circ \], biến hình vuông trên thành chính nó là
Đáp án đúng là: D
Với \[0^\circ \le \alpha < 360^\circ \], các phép quay thuận chiều tâm \[O\] biến hình vuông trên thành chính nó là \(0^\circ \,;\,\,90^\circ \,;\,\,180^\circ \,;\,\,270^\circ .\)
Câu 10:
Cho tam giác đều tâm \[O\]. Số phép quay thuận chiều tâm \[O\] góc α với \[0^\circ \le \alpha < 360^\circ \], biến tam giác trên thành chính nó là
</>
Đáp án đúng là: C
Với \[0^\circ \le \alpha < 360^\circ \], các phép quay thuận chiều tâm \[O\] biến tam giác trên thành chính nó là \(0^\circ \,;\,\,120^\circ \,;\,\,240^\circ .\)
Câu 11:
Cho hình thoi \[ABCD\] có góc \(\widehat {ABC} = 60^\circ \). Phép quay thuận chiều tâm \[A\] một góc \(60^\circ \) biến cạnh \[CD\] thành
Đáp án đúng là: B
Phép quay thuận chiều tâm \[A\] một góc \(60^\circ \) biến điểm \[C\] thành B, biến điểm \[D\] thành \[C\].
Vậy phép quay thuận chiều tâm \[A\] một góc \(60^\circ \) biến cạnh \[CD\] thành \[BC\].
Câu 12:
Cho hình ngũ giác đều \[ABCDE\] tâm \[O\]. Phép quay thuận chiều tâm \[O\] biến điểm \[A\] thành điểm \[E\] thì điểm \[C\] biến thành điểm
Đáp án đúng là: B
Phép quay thuận chiều tâm \[O\] biến điểm \[A\] thành điểm \[E\] thì các điểm \[B,{\rm{ }}C,{\rm{ }}D,{\rm{ }}E\] tương ứng biến thành các điểm \[A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C,{\rm{ }}D\].
Câu 13:
III. Vận dụng
Cho lục giác đều \[ABCDEF\] tâm \[O.\] Gọi \[M,{\rm{ }}N\] lần lượt là trung điểm của \[EF,{\rm{ }}BD.\] Khẳng định nào sau đây là sai?
Đáp án đúng là: D
Xét phương án A:
Tổng 6 góc của lục giác đều \[ABCDEF\]bằng tổng các góc trong hai tứ giác \[ABCD\] và \[AFED.\]
Suy ra tổng 6 góc của lục giác đều \[ABCDEF\] bằng \[2 \cdot 360^\circ = 720^\circ .\]
Do tất cả các góc của lục giác đều bằng nhau nên số đo mỗi góc của lục giác đều bằng \[\frac{{720^\circ }}{6} = 120^\circ \] hay \[\widehat {AFM} = \widehat {BCD} = 120^\circ .\]
Vì \[CB = CD\] (chứng minh trên) nên tam giác \[BCD\] cân tại \[C.\]
Do đó \[CO\] vừa là đường trung tuyến, vừa là đường phân giác của tam giác \[BCD\].
Vì vậy \[\widehat {OCB} = \frac{{\widehat {BCD}}}{2} = \frac{{120^\circ }}{2} = 60^\circ .\]
Ta có \[OB = OC\] (vì \[O\] là tâm của lục giác đều \[ABCDEF\]).
Suy ra tam giác \[OBC\] cân tại \[O\].
Mà \[\widehat {OCB} = 60^\circ \] (chứng minh trên). Do đó tam giác \[OBC\] đều.
Chứng minh tương tự cho các tam giác \[OCD,{\rm{ }}OAB,{\rm{ }}OAF,\,\,ODE,\,\,OEF,\] ta được \[\Delta OCD,{\rm{ }}\Delta OAB,\] \[\Delta OAF,{\rm{ }}\Delta ODE,\,\,\Delta OEF\] là các tam giác đều.
Ta có tam giác \[OBC\] đều nên \[OB = BC = OC,\] mà \[OB = OC = OD\] và \[BC = CD\] nên \[OB = BC = CD = OD.\] Suy ra tứ giác \[OBCD\] là hình thoi.
Do đó hai đường chéo \[OC\] và \[BD\] vuông góc với nhau tại trung điểm \[N\] của mỗi đường.
Vậy N là trung điểm \[OC.\]
Xét phương án B:
Ta có \[\widehat {AOB} = \widehat {BOC} = 60^\circ \] (vì các tam giác \[OAB,{\rm{ }}OBC\] đều).
Suy ra \[\widehat {AOC} = \widehat {AOB} + \widehat {BOC} = 60^\circ + 60^\circ = 120^\circ .\]
Ta có \[EF = OC\] (cùng bằng OF) và \[M,{\rm{ }}N\] lần lượt là trung điểm \[EF,{\rm{ }}OC\] nên \[FM = ON.\]
Xét \[\Delta AFM\] và \[\Delta AON\] có:
\[\widehat {AFM} = \widehat {AON} = 120^\circ \,;\]
\[AF = AO\] (tam giác \[OAF\] đều);
\[FM = ON\] (chứng minh trên).
Do đó \[\Delta AFM = \Delta AON{\rm{ }}\left( {{\rm{c}}{\rm{.g}}{\rm{.c}}} \right){\rm{.}}\]
Xét phương án C:
Từ kết quả câu b), ta được \[AM = AN\] và \[\widehat {FAM} = \widehat {OAN}\,.\]
Suy ra \[\Delta AMN\] cân tại \[A.\]
Ta có \[\widehat {FAO} = 60^\circ \] (do \[\Delta OAF\] đều).
Suy ra \[\widehat {FAM} + \widehat {MAO} = 60^\circ \] nên \[\widehat {OAN} + \widehat {MAO} = 60^\circ \] hay \[\widehat {MAN} = 60^\circ .\]
Xét \[\Delta AMN\] cân tại \[A\] có \[\widehat {MAN} = 60^\circ \] nên \[\Delta AMN\] đều.
Do đó phương án D sai.
Câu 14:
Một lục giác đều và một ngũ giác đều chung cạnh \[AD\] (như hình vẽ).
Số đo góc \(BAC\) là
Đáp án đúng là: D
Theo công thức tính góc của đa giác đều, ta có:
\(\widehat {ADB} = \frac{{180^\circ \left( {6 - 2} \right)}}{6} = 120^\circ \).
Tam giác \[DBA\] cân tại \[D\] nên \(\widehat {DAB} = \frac{{180^\circ - 120^\circ }}{2} = 30^\circ \).
Tương tự, ta tính được \(\widehat {DAC} = 36^\circ \).
Vậy \(\widehat {BAC} = \widehat {DAB} + \widehat {DAC} = 30^\circ + 36^\circ = 66^\circ \).
Câu 15:
Cho bát giác đều \[ABCDEFGH\] có tâm \[O.\] Phép quay thuận chiều \[135^\circ \] tâm \[O\] biến điểm \[D\] của bát giác đều \[ABCDEFGH\] thành điểm nào?
Đáp án đúng là: A
Giả sử \[ABCDEGHK\] là bát giác đều có tâm \[O.\]
Do đó \[AB = BC = CD = DE = EG = GH = HK\] và \[OA = OB = OC = OD = OE = OG = OH = OK.\]
Xét \[\Delta OAB\] và \[\Delta OBC\] có: \[OA = OB,{\rm{ }}OB = OC,{\rm{ }}AB = BC\].
Do đó \[\Delta OAB = \Delta OBC\,\,\left( {{\rm{c}}{\rm{.c}}{\rm{.c}}} \right)\].
Tương tự, ta sẽ chứng minh được:
\[\Delta OAB = \Delta OBC = \Delta COD = \Delta DOE = \Delta EOG = \Delta GOH = \Delta HOK = \Delta KOA.\]
Suy ra các góc tương ứng bằng nhau:
\(\widehat {AOB} = \widehat {BOC} = \widehat {COD} = \widehat {DOE} = \widehat {EOG} = \widehat {GOH} = \widehat {HOK} = \widehat {KOA}.\)
Ta có: \(\widehat {AOB} + \widehat {BOC} + \widehat {COD} + \widehat {DOE} + \widehat {EOG} + \widehat {GOH} + \widehat {HOK} + \widehat {KOA} = 360^\circ \)
Suy ra \(8\widehat {AOB} = 360^\circ ,\) nên \(\widehat {AOB} = 45^\circ .\)
Do đó, \(\widehat {DOE} = \widehat {EOG} = \widehat {GOH} = 45^\circ .\)
Như vậy, ta sẽ có \[\widehat {DOG} = \widehat {DOE} + \widehat {EOF} + \widehat {FOG} = 45^\circ + 45^\circ + 45^\circ = 135^\circ .\]
Vậy quay thuận chiều \[135^\circ \] tâm \[O\] biến điểm \[D\] của bát giác đều \[ABCDEFGH\] thành điểm \[G.\]
Do đó ta chọn phương án A.