Thứ năm, 23/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 32)

(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 32)

(2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 32)

  • 868 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản kim loại Na người ta ngâm chúng trong


Câu 3:

Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở là

 


Câu 6:

Chất X có công thức là Fe(NO3)3. Tên gọi của X là


Câu 10:

Polivinyl clorua (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng


Câu 17:

Amino axit là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có chứa những nhóm chức nào sau đây?


Câu 18:

Thạch cao nung có ứng dụng nào sau đây?


Câu 22:

Khi giặt quần áo làm từ len, nilon hoặc tơ tằm thì nên làm theo cách nào dưới đây?


Câu 26:

Phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 32:

Thực hiện thí nghiệm về ăn mòn điện hóa như sau:

Bước 1: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc với nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng.

Bước 2: Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn cho đi qua một điện kế.

Cho các phát biểu sau:

    (a) Sau bước 1, bọt khí thoát ra trên bề mặt cả thanh kẽm và đồng.

    (b) Sau bước 2, kim điện kế quay, chứng tỏ có dòng điện chạy qua.

    (c) Sau bước 2, thanh kẽm bị ăn mòn dần, bọt khí H2 thoát ra cả thanh Zn và Cu.

    (d) Nếu cắt dây dẫn giữa điện cực Zn và Cu thì vẫn xảy ra ăn mòn điện hóa.

    (e) Trong thí nghiệm trên Zn là catot, Cu là anot và bị ăn mòn.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn B.

(a) Sai, khi Zn, Cu không tiếp xúc điện với nhau thì thanh Zn chỉ bị ăn mòn hóa học và H2 chỉ thoát ra từ thanh Zn.

(b) Đúng, khi thanh Zn được nối với thanh Cu thì có ăn mòn điện hóa và xuất hiện dòng điện làm lệch kim điện kế.

(c) Đúng, thanh Zn xảy ra đồng thời ăn mòn điện hóa (tạo H2 bên Cu) và ăn mòn hóa học (tạo H2 bên Zn).

(d) Sai, cắt dây dẫn thì chỉ còn ăn mòn hóa học tại cực Zn.

(e) Sai, Zn là anot (bị ăn mòn), Cu là catot.


Câu 34:

Chất béo là thực phẩm quan trọng. Thiếu chất béo cơ thể bị suy nhược, thừa chất béo dễ bị bệnh béo phì, tim mạch. Một loại dầu thực vật T chứa chất béo X và một lượng nhỏ axit panmitic, axit oleic (tỉ lệ mol của X và axit tương ứng là 10 : 1). Cho m gam T phản ứng hết với dung dịch NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 90,032 gam chất rắn khan Y chỉ chứa 3 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3, 4,994 mol CO2 và 4,922 mol H2O. Biết 1 gam chất béo X cung cấp khoảng 9 kcal. Số kcal mà chất béo có trong m gam dầu T cung cấp gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B.

Y chứa 3 chất là C15H31COONa (a mol), C17H33COONa (b mol) và NaOH dư (c mol)

mY = 278a + 304b + 40c = 90,032 (1)

nH = 31a + 33b + c = 4,922.2 (2)

Bảo toàn Na Þ nNa2CO3 = 0,5(a + b + c)

nC = 16a + 18b = 0,5(a + b + c) + 4,994 (3)

Từ (1), (2), (3) Þ a = 0,208; b = 0,102; c = 0,03

naxit tổng = x mol ® nX = 10x mol

n muối = x + 3.10x = a + b Þ x = 0,01

X là (C15H31COO)2(C17H33COO)C3H5 (0,1 mol) Þ mX = 83,2 gam

Năng lượng được cung cấp bởi X = 83,2.9 = 748,8 kcal.


Câu 37:

Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X (phân tử có 3 liên kết π), ancol no đa chức Y với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2. Este hóa hỗn hợp E thu được 3,2 mol hỗn hợp F gồm các chất hữu cơ mạch hở. Thực hiện các thí nghiệm sau:

• Thí nghiệm 1: Cho 0,8 mol F vào bình Na dư thu được 0,675 mol H2.

• Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,8 mol F cần vừa đủ 3,625 mol O2 thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 1,45 mol.

Trong F có hợp chất hữu cơ Z (phân tử có 22 nguyên tử) chiếm 20% số mol gốc este. Phần trăm khối lượng của Z trong E là

Xem đáp án

Chọn B.

Phản ứng: E [X (3x mol) + Y (2x mol)] ® F (0,8 mol) + H2O (y mol)

Phản ứng este hóa không làm thay đổi tổng số mol nên: 3x + 2x = 0,8 + y

Cứ 1 mol H2O được tạo ra thì H linh động trong chất hữu cơ bị giảm 2 mol nên:

nH = 3x + 2xr – 2y = 0,675.2

Trong đó r ≥ 2 là số chức của Y.

r = 2 ® Vô nghiệm

r = 3 ® x = 0,25; y = 0,45

r ≥ 4 ® Vô nghiệm

Quy đổi E thành C2HCOOH (0,75 mol), C3H5(OH)3 (0,5 mol) và CH2 (z mol)

Đốt E cần nO2 = 0,75.2,5 + 0,5.3,5 + 1,5z = 3,625 Þ z = 0

Bảo toàn khối lượng: mF = mE mH2O = 90,4

Z dạng (C2HCOO)kC3H5(OH)3-k

Tổng số nguyên tử = 6k + 8 + 6 – 2k = 22 Þ k = 2

Z là (C2HCOO)2C3H5(OH)

nCOO (este) = nH2O = 0,45 mol Þ nZ = 0,45.20%/2 = 0,045 mol Þ %mZ = 9,76%.


Câu 38:

Có 4 dung dịch: X (NaOH 1M và Na2CO3 1M); Y (Na2CO3 1M); Z (NaHCO3 1M); T (Ba(HCO3)2 1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Thực hiện các thí nghiệm: Cho từ từ 10 ml thể tích dung dịch thuốc thử vào 10 ml thể tích các dung dịch (a), (b), (c), (d), thu được kết quả như sau:

Thuốc thử

(a)

(b)

(c)

(d)

HCl 1M

Có khí thoát ra

Dung dịch đồng nhất

Dung dịch đồng nhất

Có khí thoát ra

H2SO4 1M

Có kết tủa và khí thoát ra

Có khí thoát ra

Dung dịch đồng nhất

Có khí thoát ra

Dung dịch (b) là

Xem đáp án

Chọn B.

Các chất có cùng thể tích và cùng nồng độ nên số mol bằng nhau, tự chọn 1 mol mỗi chất.

Z và T sẽ tạo khí ngay, bất kể lượng axit ít hay nhiều nên Z và T là (a), (d).

Vậy (b) là X hoặc Y.

(b) đồng nhất với HCl, tạo khí với H2SO4 nên (b) là Y

Với HCl chỉ có 1 mol H+ nên không có khí:

CO32- + H+ ® HCO3-

Với H2SO4 có 2 mol H+ nên có khí:

CO32- + H+ ® HCO3-

HCO3- + H+ ® CO2 + H2O


Bắt đầu thi ngay