Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa THPT Tứ Kỳ, Hải Dương (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa THPT Tứ Kỳ, Hải Dương (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa THPT Tứ Kỳ, Hải Dương (Lần 1) có đáp án

  • 518 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Thủy phân 32,4 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là

Xem đáp án

nC6H10O5 = 0,2

(C6H10O5)n —> nC6H12O6

—> mC6H12O6 = 0,2.75%.180 = 27 gam

Chọn B


Câu 3:

Xà phòng hoá hoàn toàn m gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 36,72 gam muối khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

nC3H5(OH)3 = nNaOH/3 = 0,04

Bảo toàn khối lượng:

mX + mNaOH = m muối + mC3H5(OH)3

—> mX = 35,6 gam

Chọn A


Câu 4:

Etylmetylamin có công thức nào sau đây


Câu 5:

Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?


Câu 6:

Tơ nilon-6,6 được điều chế từ axit ađipic và hexametylen điamin bằng phản ứng


Câu 7:

Cho m gam X gồm glyxin, alanin và axit glutamic và valin (trong đó nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng) tác dụng vừa đủ với dung dịch gồm KOH 2,8% và NaOH 2% thu được 132 gam muối. Giá trị m là

Xem đáp án

nKOH : nNaOH = 2,8%/56 : 2%/40 = 1 : 1

—> nKOH = nNaOH = x —> nO(X) = 4x và nH2O = 2x

Bảo toàn khối lượng:

16.4x/40% + 56x + 40x = 132 + 18.2x —> x = 0,6

—> m = 16.4x/40% = 96 gam

Chọn C


Câu 8:

Nhiệt phân hoàn toàn 11,7 gam Al(OH)3 thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

Xem đáp án

2Al(OH)3 —> Al2O3 + 3H2O

nAl(OH)3 = 0,15 —> nAl2O3 = 0,075

—> m rắn = mAl2O3 = 7,65 gam

Chọn D


Câu 9:

Chất nào sau đây là amin


Câu 10:

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

Xem đáp án

Kali nitrat (KNO3) là chất điện li mạnh vì khi tan trong nước nó phân li hoàn toàn thành ion:

KNO3 → K+ + NO3-

Chọn B


Câu 11:

Dưới đáy chai hoặc các vật dụng bằng nhựa thường có kí hiệu các con số. Số 6 là kí hiệu của nhựa polistiren (PS). Loại nhựa này đang được sử dụng để sản xuất đồ nhựa như cốc, chén dùng một lần hoặc hộp đựng thức ăn mang về. Ở nhiệt độ cao, nhựa PS bị phân hủy sinh ra các chất có hại cho sức khỏe. Phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

A. Đúng, vì ở nhiệt độ cao, nhựa PS bị phân hủy sinh ra các chất có hại cho sức khỏe.

B. Đúng, vì trong lò vi sóng khi hoạt động có nhiệt độ cao.

C. Đúng: C6H5-CH=CH2 —> (-CH2-CH(C6H5)-)n

D. Sai, PS thuộc loại polime tổng hợp.

Chọn D


Câu 12:

Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,35 mol hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp NaHCO3 (x mol) và Na2CO3 (y mol) thu được dung dịch Y chứa 27,4 gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2. Cô cạn dung dịch Y, nung đến khối lượng không đổi thu được 21,2 gam chất rắn. Giá trị của x là

Xem đáp án

nC = 0,35 – 0,2 = 0,15

Bảo toàn electron: 4nC = 2nCO + 2nH2

—> nCO + nH2 = 0,3

—> nCO2(X) = nX – (nCO + nH2) = 0,05

—> nH2CO3 = 0,05

m chất tan = 84x + 106y + 0,05.62 = 27,4

Sau khi nung —> nNa2CO3 = 0,5x + y = 0,2

—> x = 0,1; y = 0,15

Chọn A


Câu 13:

Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch AlCl3 và FeCl2 thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch chứa muối

Xem đáp án

AlCl3 + KOH dư —> KAlO2 + KCl + H2O

FeCl2 + KOH dư —> Fe(OH)2 + KCl

X là Fe(OH)2. X với HNO3 loãng dư:

Fe(OH)2 + HNO3 —> Fe(NO3)3 + NO + H2O

Dung dịch thu được chứa muối Fe(NO3)3.

Chọn D


Câu 14:

Trong quá trình đốt than, sinh ra 1 khí X không màu, không mùi, rất độc. X là khí nào sau đây?

Xem đáp án

Khí X không màu, không mùi, rất độc là CO:

C + O2 —> CO2

C + CO2 —> 2CO

Chọn B


Câu 15:

Ion nào sau đây có tính khử mạnh nhất trong các ion


Câu 16:

 

Cho 15 gam CH2(NH2)-COOH tác dụng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

CH2(NH2)-COOH + KOH —> CH2(NH2)-COOK + H2O

nCH2(NH2)-COOK = nCH2(NH2)-COOH = 0,2

—> mCH2(NH2)-COOK = 22,6 gam

Chọn B


Câu 17:

Cho các phát biểu sau:

(a) Do có tính sát trùng, fomon được dùng để ngâm mẫu động vật.

(b) Dầu dừa có chứa chất béo chưa bão hòa (phân tử có gốc hiđrocacbon không no).

(c) Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có xảy ra phản ứng thủy phân.

(d) Các mảng “riêu cua” xuất hiện khi nấu canh cua là do xảy ra sự đông tụ protein.

(e) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Đúng

(b) Đúng, dầu dừa dạng lỏng điều kiện thường nên chứa gốc axit béo không no.

(c) Đúng

(d) Đúng

(e) Đúng, tơ tằm chứa -CONH- dễ bị thủy phân trong kiềm.

Chọn A


Câu 18:

Cho dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu

Xem đáp án

Cho dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu nâu đỏ:

Fe(NO3)3 + 3NaOH —> 3NaNO3 + Fe(OH)3 (nâu đỏ)

Chọn B


Câu 19:

Cho 9 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là

Xem đáp án

C2H5NH2 + HCl —> C2H5NH3Cl

n muối = nC2H5NH2 = 0,2 —> m muối = 16,3 gam

Chọn C


Câu 20:

Thủy phân este X bằng dung dịch NaOH thu được CH3COONa và C2H5OH. Công thức cấu tạo X là

Xem đáp án

X là CH3COOC2H5:

CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH

Chọn C


Câu 21:

Nhóm chức nào sau đây có trong tristearin?


Câu 22:

Etyl axetat là tên gọi của este nào sau đây


Câu 23:

Ở nhiệt độ cao, CO không khử được oxit kim loại nào sau đây?


Câu 24:

Tất cả các kim loại Fe, Al, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch


Câu 25:

Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là

Xem đáp án

nSO42- = nH2SO4 = nH2 = 0,05

—> m muối = m kim loại + mSO42- = 7,23 gam.

Chọn A


Câu 26:

Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?


Câu 27:

Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly-Val là

Xem đáp án

Peptit mạch hở Ala-Gly-Ala-Gly-Val có 5 mắt xích —> Có 4 liên kết peptit.

Chọn D


Câu 28:

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại

Xem đáp án

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép (thành phần chính là Fe) người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại Zn vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên Zn là cực âm và bị ăn mòn, Fe là cực dương và được bảo vệ.

Chọn B


Câu 29:

Trong phân tử Val có số nhóm cacboxyl (COOH) là


Câu 30:

α-amino axit là amino axit mà nhóm amino gắn ở cacbon ở vị trí thứ mấy?

Xem đáp án

α-amino axit là amino axit mà nhóm amino gắn ở cacbon ở vị trí thứ 2 (số 1 là C của nhóm chức COOH)

Chọn B


Câu 31:

Khử hoàn toàn 3,48 gam Fe3O4 bằng CO dư ở nhiệt độ cao, khối lượng Fe thu được sau phản ứng là

Xem đáp án

Fe3O4 + 4CO —> 3Fe + 4CO2

nFe3O4 = 0,015 —> nFe = 0,045 —> mFe = 2,52 gam

Chọn C


Câu 32:

Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

Xem đáp án

Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là Cu(OH)2/OH-: Cu(OH)2/OH- tạo màu tím, Gly-Ala không tạo màu tím (đipeptit không có phản ứng màu biurê)

Chọn B


Câu 33:

Kim loại sắt tác dụng với chất nào sau đây tạo ra muối FeCl3?

Xem đáp án

Kim loại sắt tác dụng với Cl2 tạo ra muối FeCl3:

2Fe + 3Cl2 —> 2FeCl3

Với HCl, sắt tạo muối FeCl2. Sắt không phản ứng với các dung dịch NaCl, KCl.

 Chọn C


Câu 34:

Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là


Câu 35:

Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, Mg, MgO và CuO vào 200 gam dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat trung hòa của kim loại, hỗn hợp khí Y gồm 0,01 mol N2O và 0,02 mol NO. Cho X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 89,15 gam kết tủa. Lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 84,386 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Bảo toàn N —> nNaNO3 = 2nN2O + nNO = 0,04

Đặt nH2SO4 = a và nO trong hỗn hợp ban đầu = b

—> nH+ = 2a = 2b + 0,01.10 + 0,02.4 (1)

nBa(OH)2 = nBaSO4 = a

nNaOH = nNaNO3 = 0,04

Bảo toàn OH —> nOH trong ↓ = 2a – 0,04

—> m↓ = 233a + (15,6 – 16b) + 17(2a – 0,04) = 89,15 (2)

(1)(2) —> a = 0,29 và b = 0,2

Đặt nFe2+ = c

Bảo toàn electron —> nO2 phản ứng với ↓ = 0,25c

Bảo toàn H —> nH2O khi nung ↓ = a – 0,02 = 0,27

m rắn = 89,15 + 32.0,25c – 18.0,27 = 84,386

—> c = 0,012

mddX = 15,6 + 200 – mY = 214,56

—> C%FeSO4 = 0,012.152/214,56 = 0,85%

Chọn B


Câu 36:

Trong các kim loại sau, kim loại nào thuộc nhóm kim loại kiềm?


Câu 37:

Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit oleic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,39 mol X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 13,86 mol CO2 và 12,9 mol H2O. Mặt khác, để làm no hoàn toàn 0,39 mol X cần dùng tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Nếu đun nóng 0,39 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và hỗn hợp Z gồm ba muối. Tỉ lệ mol tương ứng của axit panmitic và axit oleic trong X là

Xem đáp án

nY = [nCO2 – (nH2O + nBr2)]/2 = 0,18

—> nAxit = nX – nY = 0,21 —> nOleic < 0,21 (1)

nBr2 = nOleic + k.nY = 0,6

Loại k = 1, k = 2 do mâu thuẫn với kết luận (1)

—> k = 3 là nghiệm duy nhất

—> nOleic = 0,06 và Y là (C17H33COO)3C3H5

nPanmitic = a và nStearic = b

—> nX = a + b + 0,06 + 0,18 = 0,39

nCO2 = 16a + 18b + 0,06.18 + 0,18.57 = 13,86

—> a = 0,09; b = 0,06

—> nPanmitic : nOleic = 0,09 : 0,06 = 3 : 2

Chọn D


Câu 38:

Nung hỗn hợp X gồm Zn, Fe, S (trong chân không) thu được hỗn hợp chất rắn Y. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol HCl, thu được dung dịch Z , hỗn hợp khí T (có tỉ khối so với H2 bằng 9) và chất rắn Q. Đốt cháy hoàn toàn T và Q cần dùng 8,4 lít O2 (đktc). Phần trăm số mol của S trong X gần nhất với

Xem đáp án

Gọi kim loại Zn, Fe chung là R

—> nR = nRCl2 = nHCl/2 = 0,15

nO2 = 0,375, bảo toàn electron:

4nO2 = 2nR + 4nS —> nS = 0,3

—> %nS = 0,3/(0,3 + 0,15) = 66,67%

 Chọn C


Câu 39:

Chất nào sau đây là chất lưỡng tính?


Câu 40:

Cho các phát biểu sau

(a) Amoni clorua là 1 loại phân đạm

(b) Fe tan được trong dung dịch FeCl3

(c) Na2O tan trong nước ở nhiệt độ thường và có khí thoát ra

(d) NO là khí chính gây hiệu ứng nhà kính

(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch KHCO3 có khí mùi khai thoát ra

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Đúng, NH4Cl thuộc loại đạm amoni.

(b) Đúng: Fe + FeCl3 —> FeCl2

(c) Sai, Na2O tan trong nước nhưng không có khí thoát ra:

Na2O + H2O —> NaOH

(d) Sai, CO2, CH4 là các khí chính gây hiệu ứng nhà kính

(e) Sai, có khí không mùi thoát ra:

KHCO3 + HCl —> KCl + CO2 + H2O

Chọn D


Bắt đầu thi ngay