IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án

  • 71134 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong học thuyết Phucưđa (1977), Nhật Bản tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước ở khu vực nào sau đây? 

Xem đáp án

Trong học thuyết Phucưđa (1977), Nhật Bản tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước ở Đông Nam Á.

Chọn C. 


Câu 2:

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, chi phí cho quốc phòng của Nhật không quá 1% GDP? 

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chi phí cho quốc phòng của Nhật không quá 1% GDP vì được Mĩ bảo hộ.

Chọn B. 


Câu 3:

Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản có biểu hiện nào sau đây?

Xem đáp án

Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì. 

Chọn D. 


Câu 4:

Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như thế nào?

Xem đáp án

Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới đơn cực.

Chọn A. 


Câu 5:

Khi thành lập, một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là gì?

Xem đáp án

Khi thành lập, một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa. 

Chọn B. 

Câu 6:

Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh được Việt Nam vận dụng vào chiến lược phát triển kinh tế hiện nay là gì?

Xem đáp án

Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau chiến tranh Lạnh là hợp tác cùng phát triển. Hiện nay, trong thời đại toàn cầu hoá, để xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam luôn chú trọng đến quan hệ với các quốc gia để trao đổi, giao lưu, hợp tác kinh tế để cùng phát triển. 

Chọn A. 


Câu 7:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 – 1914), thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì? 

Xem đáp án

trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

Chọn B. 


Câu 8:

Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (10/1949) có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (10/1949) có ý nghĩa là đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội 

Chọn B. 


Câu 9:

Nguyên nhân nào cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển một cách “thần kì”?

Xem đáp án

Con người được đào tạo chu đáo và áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật là nguyên nhân cơ bản để thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển một cách “thần kì”. 

Chọn D. 


Câu 10:

Bản Hiến pháp của Cộng hòa Nam Phi (11 - 1993) được thông qua đã chính thức xóa bỏ chế độ nào ở quốc gia này? 

Xem đáp án

Bản Hiến pháp của Cộng hòa Nam Phi (11 - 1993) được thông qua đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. 

Chọn A. 


Câu 11:

Trụ cột của phe Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là những nước nào?

Xem đáp án

Trụ cột của phe Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là những nước Liên Xô, Mĩ, Anh. 

Chọn A. 


Câu 12:

Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? 

Xem đáp án

Anh luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ sau chiến tranh thế gới thứ hai. 

Chọn A. 


Câu 13:

Năm 1959, nước cộng hòa nào sau đây được thành lập ở khu vực Mĩ Latinh?

Xem đáp án

Năm 1959, nước cộng hòa Cuba được thành lập ở khu vực Mĩ Latinh. 

Chọn B. 


Câu 14:

Hai mươi năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, vị thế của Mĩ như thế nào trên thế giới? 

Xem đáp án

Hai mươi năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, vị thế của Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. 

Chọn C. 


Câu 15:

Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?

Xem đáp án

Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện Hiệp ước Bali được kí kết (1976). 

Chọn B. 


Câu 16:

Một trong những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là gì?

Xem đáp án

Một trong những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người. 

Chọn A. 


Câu 17:

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), kết thúc với sự sụp đổ của lực lượng nào?

Xem đáp án

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), kết thúc với sự sụp đổ của lực lượng chủ nghĩa phát xít.

Chọn A. 


Câu 18:

Thành công của cách mạng Trung Quốc (1949) đã ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới? 

Xem đáp án

Thành công của cách mạng Trung Quốc (1949) đã mở rộng phạm vi của chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh của phe Xã hội chủ nghĩa.

Chọn D. 

Câu 19:

Nguồn gốc sâu xa dẫn đến tình trạng “chiến tranh lạnh” giữa hai siêu cường Xô - Mĩ là gì?

Xem đáp án

Nguồn gốc sâu xa dẫn đến tình trạng “chiến tranh lạnh” giữa hai siêu cường Xô - Mĩ là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc Xô – Mĩ. 

Chọn D. 


Câu 20:

Đồng EURO được chính thức sử dụng ở nhiều nước EU vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đồng EURO được chính thức sử dụng ở nhiều nước EU vào tháng 1/2002. 

Chọn C. 


Câu 21:

Định ước Henxinki, được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ, Canađa đã tạo ra một cơ chế giải quyết những vấn đề gì?

Xem đáp án

Định ước Henxinki, được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ, Canađa đã tạo ra một cơ chế giải quyết những vấn đề về hoà bình, an ninh ở châu Âu. 

Chọn D. 

Câu 22:

Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Tây Âu sau 1945 đến năm 1973?

Xem đáp án

Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Tây Âu sau 1945 đến năm 1973 là liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Chọn D. 


Câu 23:

Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?

Xem đáp án

Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng xanh.

Chọn C. 


Câu 24:

Trong thời gian 1945 – 1950, nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là gì?

Xem đáp án

Trong thời gian 1945 – 1950, nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Chọn D. 


Câu 25:

Đâu là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc?

Xem đáp án

Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. 

Chọn C. 


Câu 26:

Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được qui định trong Hiến chương (năm 1945) là 

Xem đáp án

Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được qui định trong Hiến chương (năm 1945) là Đại hội đồng. 

Chọn B. 


Câu 27:

Vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta trong xu thế toàn cầu hóa là gì?

Xem đáp án

Vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta trong xu thế toàn cầu hóa là nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ. 

Chọn D. 


Câu 28:

Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới có hoạt động nào dưới đây?

Xem đáp án

Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Chọn B. 


Câu 29:

Nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án

Nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX là tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ. 

Chọn A. 


Câu 30:

Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? 

Xem đáp án

Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai có tác động góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta. 

Chọn A. 


Câu 31:

Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của Liên Xô đối với phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau năm 1945 là giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa, ủng hộ hoà bình, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Vì vậy, vai trò của Liên Xô là chỗ dựa vững chức của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai. 

Chọn C. 


Câu 32:

Một trong những hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ thế kỉ XX là sự xuất hiện của xu thế nào?

Xem đáp án

Một trong những hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ thế kỉ XX là sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hoá. 

Chọn D. 


Câu 33:

Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?

Xem đáp án

Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh.

Chọn A. 


Câu 34:

Đâu là một trong những hệ quả tích cực của toàn cầu hóa?

Xem đáp án

Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những hệ quả tích cực của toàn cầu hóa.

Chọn B. 


Câu 35:

Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là gì?

Xem đáp án

Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là góp phần đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. 

Chọn B. 


Câu 36:

Chính sách đối ngoại nổi bật của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay là gì? 

Xem đáp án

Chính sách đối ngoại nổi bật của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay là mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới. 

Chọn D. 


Câu 37:

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 -1914), đã làm xã hội Việt Nam xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới nào?

Xem đáp án

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 -1914), đã làm xã hội Việt Nam xuất hiện công nhân, tư sản, tiểu tư sản. 

Chọn C. 


Câu 38:

Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển?

Xem đáp án

Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam không phải là nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển. 

Chọn C. 


Câu 39:

Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945?

Xem đáp án

Inđônêxia giành được độc lập vào năm 1945. 

Chọn C. 


Câu 40:

Nhận xét nào đúng nhất khi nói về đặc điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Bùng nổ mạnh mẽ, giành được thắng lợi to lớn là đặc điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Chọn C.


Bắt đầu thi ngay