(2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 29) có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 29) có đáp án
-
964 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sản phẩm pha sáng quang hợp nào dưới đây được sử dụng trong chu trình Canvin?
Chọn D
Sản phẩm của pha sáng là ATP, NADPH và O2 trong đó O2 sẽ thoát ra không khí còn ATP và NADPH tham gia vào chu trình Calvin
Câu 2:
Đáp án B
Câu 3:
Thoát hơi nước qua lá bằng con đường
Chọn B
Ở thực vật có hai con đường thoát hơi nước là con đường qua khí khổng và con đường qua bề mặt lớp cutin biểu bì lá. Thoát hơi nước qua khí khổng là hình thức thoát hơi nước chủ yếu, chiếm tới 90% nước thoát ra, còn lượng nước thoát ra qua cutin là rất ít.
Câu 4:
Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ gồm:
Chọn B
Thú ăn cỏ tiêu hoá hoá học, cơ học thức ăn nhờ vi sinh vật cộng sinh.
Câu 6:
Động vật hô hấp trên cạn hiệu quả nhất là
Chọn B
Chim là động vật trên cạn hô hấp hiệu quả nhất trên cạn vì:
- Phổi rất phát triển, có đầy đủ 5 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
- Có hệ thống túi khí:
+ Khi hít vào không khí giàu oxi đi vào phổi và các túi khí phía sau phổi.
+ Khi thở ra không khí từ phổi và các túi khí phía trước ra ngoài, đồng thời không khí giàu oxi từ các túi khí phía sau vào phổi.
+ Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu oxi đi qua phổi để khuếch tán vào máu.
Câu 11:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng vận hành (O) là
Đáp án C
Câu 12:
Ở một loài thực vật, xét 2 cặp nhiễm sắc mang 2 cặp gen (A, a) và (B, b). Cơ thể nào là thể ba?
Đáp án C
Câu 13:
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Tính trạng di truyền theo quy luật
Chọn C
Câu 14:
Ở một loài thực vật, mỗi tính trạng do một gen có 2 alen quy định, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho (P) dị hợp tử về 3 cặp gen giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen. Biết không xảy ra đột biến, các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho đời con F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9: 9: 3: 3: 3: 3: 1: 1?
Chọn A
Ta có: (9: 9: 3: 3: 3: 3: 1: 1) = (3: 1). (3: 1). (1: 1)
+ (3: 1) có thể là Aa × Aa hoặc Bb × Bb hoặc Dd × dd
+ (1: 1) có thể là: Aa × aa hoặc Bb × bb hoặc Dd × dd
→ P dị hợp 3 cặp: AaBbDd
P: AaBbDd × AaBbdd hoặc AaBbDd ×aaBbDd hoặc AaBbDd × AabbDd
Câu 15:
Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?
Chọn D
Câu 16:
Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ.
Chọn B
Câu 17:
Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật có vai trò biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học trong chất hữu cơ là
Chọn A
Câu 18:
Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. Cho các cây F2 tự thụ, xác suất để F3 chắc chắn không có sự phân tính:
Chọn A
- Kết quả phép lai phân tích: 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ tính trạng di truyền theo tương tác bổ sung (9:7)
Quy ước gen: A_B_: hoa đỏ; A_bb + aaB_ + aabb: hoa trắng
⇒ F1 dị hợp hai cặp gen AaBb (hoa đỏ).
⇒ F2: (1/4AA: 2/4Aa: 1/4aa)(1/4BB: 2/4Bb: 1/4bb)
Muốn F3 không phân tính khi đem F2 tự thụ thì: F2 có KG đồng hợp
AABB = 1/16
AAbb = 1/16
aaBB = 1/16
aabb = 1/16
⇒ tổng số = 1/4
Câu 19:
Ngô là cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng
Đáp án D
Câu 22:
Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ tư sẽ là
Đáp án B
Câu 24:
Cho bảng thông tin dưới đây về các phương pháp nhân giống (cột A) và đặc điểm của các phương pháp (cột B)
Cột A |
Cột B |
1. Nuôi cấy hạt phấn |
a) Tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen |
2. Lai tế bào sinh dưỡng |
b) Cần loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai |
3. Nuôi cấy mô tế bào |
c) Cần xử lí chất consixin gây lưỡng bội hóa tạo cây lưỡng bội |
4. Cấy truyền phôi |
d) Phân cắt phôi động vật thành nhiều phôi |
Cách ghép nào đúng với mỗi phương pháp nhân giống và đặc điểm của phương pháp đó?
Chọn B
Câu 26:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, loại biến dị nào là nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa?
Chọn D
Câu 28:
Di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất được gọi là
Chọn B
Câu 29:
Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi tần số các kiểu gen của quần thể.
II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Trong quần thể ngẫu phối, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Chọn C
I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi tần số các kiểu gen của quần thể. (Đúng)
II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (Đúng)
III. Trong quần thể ngẫu phối, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể. (Đúng)
IV. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể. (Sai vì CLTN không tạo alen mới)
Câu 30:
Tại một quần xã, khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài, người ta lập được lưới thức ăn như hình bên. Theo lý thuyết, khi nói về lưới thức ăn của quần xã này, nhận định nào đúng ?
Đáp án D
Gồm có kí sinh (rệp – cây), sinh vật ăn sinh vật và cạnh tranh khác loài (chim sâu - ếch).
Câu 31:
Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào là đặc điểm chung cho giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
Đáp án B. Yếu tố ngẫu nhiên gây chết các cá thể, còn giao phối không ngẫu nhiên làm quần thể phân hoá thành các dòng thuần chủng à Giảm đa dạng di truyền.
Câu 32:
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết. Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là:
Chọn B
Câu 33:
Hình vẽ dưới đây mô tả môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về hình vẽ này?
I. Môi trường sống của cây, nhím, chim, chuồn chuồn, thỏ là môi trường đất.
II. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài cá thường khác nhau.
III. Ổ sinh thái của các loài trong hình có thể trùng nhau một phần.
IV. Tập hợp các cây rau mác trong ao là một quần thể.
Chọn C
I. Sai vì đó là môi trường trên cạn
II. Đúng
III. Đúng
IV. Đúng
Câu 34:
Khi nói về kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sai?
I. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
II. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
III. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
IV. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Chọn B
I- Sai, vì phân bố ngầu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều.
II- Đúng
III- Sai vì làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là ý nghĩa của phân bố đều.
VI- Sai vì các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường là ý nghĩa của phân bố nhóm
Câu 35:
Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân ?
I. Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.
II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
III. Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể giảm.
IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.
Chọn A
(I), (II), (IV) Đúng. (III) sai.
Câu 36:
Một loài thực vật lưỡng bội, xét hai gen có A, a và B, b; mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho các cây (P) dị hợp về hai cặp gen giao phấn với nhau, F1 có tỉ lệ kiểu hình là 9: 3: 3: 1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. F1 chỉ có thể cho 9 loại kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen luôn là 0,25.
III. Kiểu hình mang cả hai tính trạng trội F1 có thể có 5 loại kiểu gen.
IV. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về một cặp gen ở F1 có thể là 3/4.
Chọn B
Hai cặp gen Aa, Bb có thể xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau:
- TH1: phân li độc lập
- TH2: hoán vị 2 bên với f = 50%
- TH3: hoán vị 1 bên với tần số 25%.
I. Sai vì theo trường hợp 2: F1 có 10 loại kiểu gen; TH3 có 7 loại kiểu gen.
II. Sai vì trong TH3 tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen là 12,5%.
III. Đúng vì theo TH2 thì A-B- có 5 loại kiểu gen.
IV. Đúng vì theo TH3 thì kiểu gen về 1 cặp ở F1 ( Aa, BB + Aa, bb + AA, Bb + aa, Bb)
= (3/8 + 3/8) x (1/2 + ½) = 3/4
Câu 37:
Ở một loài thực vật, có 2 gen quy định 2 tính trạng, trong đó alen A quy định thân cao trội hoàn toàn alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn alen a quy định hoa trắng. Phép lai giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình chứa hai tính trạng trội là 50%; tỉ lệ kiểu gen chứa một alen trội là 16%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. F1 có tỉ lệ kiểu gen thân cao hoa đỏ dị hợp 1 cặp gen là 16%.
II. F1 có tỉ lệ kiểu hình chứa ít nhất một tính trạng lặn là 33%.
III. F1 có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp là 34%.
IV. Quá trình giảm phân của một trong hai cây ở P đã xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo cân giữa hai trong bốn crômatit của cặp NST kép tương đồng chứa hai gen trên.
I đúng
II Sai. Ít nhất 1 tính trạng lặn = 1- không có tính trạng lặn nào = 1 – 0 = 1
III Đúng. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp = Ab/Ab + aB/aB = 2.0,5.0,34 = 0,34
IV đúng
Câu 38:
Một loài động vật mà giới cái là XX, giới đực là XY, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng; kiểu gen có cả alen B và D cho thân xám, các kiểu gen còn lại cho thân đen. Thế hệ (P) xảy ra phép lai giữa 2 cá thể cùng mắt đỏ, thân xám, thu được F1 có tỉ lệ các loại kiểu hình như thống kê trong bảng:
Tỉ lệ đực – cái là 1: 1 |
Loại kiểu hình |
|||
Mắt đỏ, thân xám |
Mắt đỏ, thân đen |
Mắt trắng, thân xám |
Mắt trắng, thân đen |
|
Giới cái |
66% |
9% |
9% |
16% |
Giới đực |
33% |
42% |
4,5% |
20,5% |
Theo lý thuyết, những con đực mắt đỏ, thân xám có 3 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Đáp án A.
Xét riêng tỉ lệ F1:
- Mỗi giới đều có 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng à A, a thuộc NST thường và P xảy ra phép lai Aa x Aa.
- Tính trạng màu sắc thân phân bố không đều ở 2 giới, chứng tỏ có 1 trong 2 gen liên kết vùng không tương đồng của NST X, giả sử B liên kết X.
Khi xét chung tỉ lệ, có 9 xám: 7 đen à P có phép lai BbXDXd x BbXDY.
Gom chung cả 2 loại tính trạng, F1 có tỉ lệ mắt đỏ, thân xám chiếm 49,5%; tỉ lệ này khác phân ly độc lập à Có liên kết gen .
Thấy rằng, A thuộc NST thường phân ly độc lập với D thuộc X, B thuộc NST thường phân ly độc lập với D thuộc X. à A liên kết B
Do vậy: A-B-D- = 0,495 = A-B- x 0,75D- à A-B- = 0,66 nên aabb = 0,66 – 0,5 = 0,16 = 0,4ab x 0,4ab.
Cho nên, hoán vị gen đã xảy ra với tần số f = 1 – 2 x 0,4 = 0,2 = 20%.
Câu 39:
Tại một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, giả sử thế hệ đang khảo sát (P) có thành phần kiểu gen gồm 0,3Aabb; 0,4AABb; 0,2aaBb; 0,1aabb. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và b được xem là alen đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. F1 có đầy đủ các loại kiểu gen và kiểu hình về các tính trạng đang xét của loài.
II. Nếu quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, các thể đột biến ở thế hệ F2 chiếm 10%.
III. Nếu ở P, các kiểu gen có aa mất khả năng sinh sản và quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hoá khác, thì F1 có tỉ lệ các thể đột biến sinh sản bình thường là 3/14.
IV. Nếu quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, tỉ lệ cá thể thuần chủng ở quần thể này xấp xỉ 70%.
Đáp án B
P: 0,3Aabb; 0,4AABb; 0,2aaBb; 0,1aabb. à A = 0,55; a = 0,45; B = 0,3; b = 0,7.
- I đúng, vì P tạo đủ các loại giao tử nên F1 sẽ có đầy đủ kiểu gen và hiểu hình có thể có của loài.
- II sai, khi quần thể ngẫu phối và không chịu tác động của nhân tố tiến hoá thì mỗi gen đều ở trạng thái cân bằng, tức là F2 có tỉ lệ thể đột biến (bb) = 0,72 = 0,49 = 49%.
- III sai, nếu aa mất khả năng sinh sản thì P còn lại 0,3Aabb + 0,4AABb à Tỉ lệ sau chọn lọc là 3/7Aabb + 4/7AABb. Nhóm này cho giao tử gồm có AB = 4/14; Ab = 7/14; ab = 3/14.
à Tỉ lệ thể đột biến, sinh sản bình thường F1 (A-bb) = (7/14)2 + 2 x 7/14 x 3/14 = 13/28.
- IV sai, khi quần thể cân bằng, tỉ lệ cá thể thuần chủng = (0,552 + 0,452) x (0,32 + 0,72) = 0,2929 ≈ 30%.
Câu 40:
Bảng đây mô tả khả năng sống của 4 nhóm động vật trong nước hồ có dải nồng độ axit khác nhau. Trong số các phát biểu đây, có bao nhiêu phát biểu đúng
I.Nghêu là nhóm động vật có khả năng phân bố rộng nhất.
II. Khi nồng độ axit thay đổi từ 10-5 mol/l đến 10-3 mol/l có 3 nhóm động vật có khả năng sống được.
III. Ở nồng độ axit từ 10-7 mol/l đến 10-6 mol/l là vùng nằm trong giới hạn sinh thái về nồng độ axit của 4 nhóm động vật.
IV.Các nhóm động vật có ổ sinh thái về nồng độ axit hoàn toàn không trùng nhau.
Đáp án A
I,II,III đúng