(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Hóa có đáp án (Đề 25)
-
85 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 5:
Natri clorua là gia vị quen thuộc trong cuộc sống. Công thức của natri clorua là
Chọn đáp án B.
Câu 10:
Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong thành phần phân tử?
Chọn đáp án B.
Câu 11:
Kim loại X tan trong dung dịch HCl nhưng không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. X là
Chọn đáp án C.
Câu 15:
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và valin là
Chọn đáp án B.
Câu 18:
Cho dãy chất: alanin, valin, lysin và axit glutamic. Số chất trong dãy mà phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH là
Chọn đáp án B.
Câu 19:
Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein từ không màu chuyển thành màu hồng?
Chọn đáp án D.
Câu 21:
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được dung dịch X, cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y, nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z, thành phần của chất rắn Z là
Chọn đáp án C.
Câu 22:
Cho các loại tơ: nilon - 6, axetat, tơ tằm, nitron, nilon-6,6. Số tơ thuộc loại poliamit là
Chọn đáp án D.
Câu 23:
Hòa tan 2,99 gam kim loại kiềm M vào nước dư, thu được 1,456 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
nH2 = 0,065 (mol) => nM = 0,13 (mol) => MM = 23 (Na)
Câu 25:
Cho 9,125 gam dung dịch HCl 10% tác dụng với 1,5 gam glyxin (NH2-CH2-COOH), sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
nHCl = 0,025 (mol); nGly = 0,02 (mol)
=> nHCl phản ứng = 0,02 (mol)
=> mMuối = 1,5 + 36,5.0,02 = 2,33 gam
Câu 26:
Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
HCOOCH = CH – CH2 – CH3
CH3COOCH = CH – CH3
CH3CH2COOCH=CH2
HCOOCH=C(CH3) – CH3
Câu 27:
Hợp chất X là một cacbohiđrat có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, … và nhất là trong quả nho chín (còn gọi là đường nho). Phát biểu nào sau đây về X là đúng?
Chọn đáp án C.
Câu 28:
Thủy phân hoàn toàn m kilogam tinh bột thu được glucozơ, lên men rượu toàn bộ lượng glucozơ thu được 5 lít dung dịch C2H5OH 46o. Biết hiệu suất của cả quá trình là 85%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml. Giá trị của m là
Thể tích C2H5OH nguyên chất = 2,4 (lít) => mC2H5OH nguyên chất = 1,84 kg
=>mtinh bột = 3,81 kg
Câu 29:
Nung 21,6 gam hỗn hợp Mg và Fe trong không khí, thu được 27,2 gam hỗn hợp X gồm các oxit và kim loại dư. Hòa tan hết X cần vừa đủ 550 ml dung dịch HCl 2M, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
mO = 27,2 – 21,6 = 5,6 gam => nO = 0,35 (mol)
Bảo toàn H => 0,55.2 = 0,35.2 + 2nH2 => nH2 = 0,2 (mol)
=>VH2 = 4,48 lít
Câu 31:
Hợp chất hữu cơ E mạch hở, có công thức phân tử là C5H11O3N. Thủy phân hoàn toàn E trong dung dịch NaOH, thu được muối của một α–amino axit (F) và một ancol hai chức (G) mạch không phân nhánh. Cho các phát biểu sau:
(a) E là hợp chất hữu cơ tạp chức, chứa chức amin và amino axit
(b) G có nhiệt độ sôi cao hơn C2H5OH.
(c) α–amino axit (F) có số nguyên tử C là 2 hoặc 3.
(d) E có 3 đồng phân cấu tạo.
Số phát biểu đúng là:
E có 3 công thức cấu tạo thoả mãn: CH3CH(NH2)COOCH2CH2OH hoặc CH2(NH2)COOCH(CH3)CH2OH hoặc CH2(NH2)COOCH2CH2CH2OH => (a) sai
(c), (d) đúng.
G có thể là C2H4(OH)2 hoặc C3H6(OH)2 nên có nhiệt độ sôi cao hơn C2H5OH => (b) đúng.
Câu 32:
Một vết nứt trên đường ray tàu hỏa có thể tích 10,08 cm3. Cần dùng 197,95 gam hỗn hợp tecmit (Al và Fe2O3 theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) để hàn vết nứt trên. Biết lượng Fe cần hàn cho vết nứt bằng 85% lượng Fe sinh ra và khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm3. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe. Hiệu suất của phản ứng khử Fe2O3 thành Fe có giá trị là
Khối lượng Fe cần hàn cho vết nứt = 79,632 (gam)
Khối lượng sắt sinh ra = 93,685 (gam) => nFe sinh ra = 1,673 (mol)
Ta tính được số mol Al và Fe2O3 ban đầu lần lượt là: 1,85 (mol) và 0,925 (mol)
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
Ban đầu 1,85 0,925
Phản ứng 1,673 0,836 1,673
Hiệu suất = 90,43%
Câu 33:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4.
Bước 2: Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch.
Cho các nhận định sau:
(a) Đinh sắt bị phủ một lớp màu đỏ.
(b) Màu xanh của dung dịch đậm hơn vì ion Fe2+ có màu xanh đậm.
(c) Màu xanh của dung dịch nhạt dần vì nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch giảm dần.
(d) Khối lượng dung dịch tăng so với ban đầu.
(e) Trong thí nghiệm trên có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Số nhận định đúng là:
PTHH : Fe +CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu có màu đỏ bám ngoài đinh sắt
(a) đúng
(b) sai do nồng độ ion Cu2+ giảm dần và ion Fe2+ có màu xanh nhạt.
(c) đúng
(d) Khối lượng dung dịch giảm do nguyên tử khối của Fe < Cu
(e) Fe và Cu tạo thành một cặp cực, Cu bám ngoài đinh Fe nên chúng trực tiếp với nhau => Ăn mòn điện hoá
Câu 34:
Cho 7,87 gam hỗn hợp gồm K, K2O, Ba, BaO tác dụng với một lượng dư H2O, thu được 0,672 lít H2 (đktc) và 200 ml dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,2M và HCl 0,1M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13 và m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
\({n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,04;{n_{HCl}} = 0,02 \to {n_{{H^ + }}} = 0,1\)
\(pH = 13 \to \left[ {O{H^ - }} \right] = 0,1 \to {n_{O{H^ - }}}\)dư = 0,04
\( \to {n_{O{H^ - }\left( X \right)}} = 0,1 + 0,04 = 0,14\)
\({n_{O{H^ - }}} = 2{n_{{H_2}}} + 2{n_O} \to {n_O} = 0,04\)
Gọi số mol K là x (mol), Ba là y (mol)
Ta có 39x + 137y + 16.0,04 = 7,87 và x + 2y – 0,04.2 = 0,03.2 => x = 0,08; y = 0,03
m = 233.0.03 = 6,99 (gam)
Câu 35:
Cho hỗn hợp A gồm hai este X và Y (có cùng số nhóm chức). Đốt cháy 0,07 mol hỗn hợp A cần dùng vừa đủ 23,36 gam O2 thu được CO2 và 6,3 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 0,07 mol hỗn hợp A với NaOH vừa đủ thu được 2,69 gam hỗn hợp B gồm hai ancol no (hơn kém nhau một nguyên tử Cacbon) và hỗn hợp C gồm 3 muối (MN < MH < MU < 144). Đốt cháy hỗn hợp B thu được 0,155 mol H2O. Đốt cháy hỗn hợp C thu được CO2, H2O và 10,335 gam Na2CO3. Biết trong hỗn hợp C có muối của axit cacboxylic đơn chức. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất trong hỗn hợp C là
Ta có: nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,195 mol
Mà nEste = 0,07 mol Þ X, Y không thể đơn chức, cũng không thể cùng 3 chức hoặc nhiều hơn 3 chức.
Þ X, Y cùng 2 chức.
Bảo toàn O Þ nCO2 = 0,695 mol
Sản phẩm có 2 ancol + 3 muối, trong đó có muối cacboxylat đơn chức nên:
X là (ACOO)2R (x mol) và Y là POOC-B-COO-R’ (y mol, với P là gốc phenol)
\(\left\{ \begin{array}{l}x{\rm{ }} + {\rm{ }}y{\rm{ }} = {\rm{ }}0,07\\2x{\rm{ }} + {\rm{ }}3y{\rm{ }} = {\rm{ }}0,195\end{array} \right. \Rightarrow x = 0,015;{\rm{ }}y = 0,055\)
Ancol gồm R(OH)2 (0,015) và R’OH (0,055)
mancol = 0,015.(R + 34) + 0,055.(R’ + 17) = 2,69
Þ 3R + 11R’ = 249
Þ R = 28 và R’ = 15 là nghiệm duy nhất. Ancol là C2H4(OH)2 và CH3OH
Muối gồm ACOONa (0,03 mol), B(COONa)2 (0,055 mol) và PONa (0,055 mol).
Do Mmuối < 144 Þ B = 0
Bảo toàn C: 0,03.CA + 0,055.2 + 0,055.CP = nC (Este) – nC (Ancol)
Þ 6CA + 11CP = 100Þ CA = 2 và CP = 8 là nghiệm duy nhất
X là (CH3COO)2C2H4 (0,015mol)
Y là C8Hy-OOC-COO-CH3 (0,055 mol)
nH = 0,015.10 + 0,055(y + 3) = 0,35.2 Þ y = 7
Muối gồm CH3COONa (0,03), (COONa)2 (0,055) và C2H3-C6H4-ONa (0,055)
Þ %m CH3COONa = 13,95%.
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(a) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
(b) Khi ăn cá, người ta thường dùng nước chấm có chanh hoặc giấm thì thấy ngon và dễ tiêu hơn.
(c) Thành phần dầu mỡ bôi trơn xe máy có thành phần chính là chất béo.
(d) Nước ép từ cây mía có phản ứng với Cu(OH)2.
(e) Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su lưu hóa.
Số phát biểu đúng là
(a) đúng.
(b) đúng vì nước chấm có chanh hoặc giấm thì cho môi trường axit sẽ làm protein trong cá bị thuỷ phân.
(c) Sai, dầu mỡ bôi trơn có thành phần hidrocacbon
(d) đúng vì nước ép từ cây mía chứa saccarozơ.
(e) sai, vì cao su lưu hoá có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.
Câu 37:
Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe trong oxi một thời gian thu được (m + 8,32) gam hỗn hợp Y chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Z chứa (3m + 3,64) gam muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được (9m + 8,12) gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết 3m gam Y bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa hỗn hợp gồm KNO3 và KHSO4, thu được dung dịch T chỉ chứa a gam muối sunfat của kim loại và 0,05 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Khi cho X tác dụng với oxi thì:
Khi cho Y tác dụng với HCl thì số mol của HCl = 2.nO = 1,04 (mol)
Bảo toàn khối lượng : m + 8,32 + 36,5.1,04 = 3m + 3,64 + 18.0,52 Þ m = 16,64
Z chứa Mg2+ (x mol), Fe2+ (y mol), Fe3+ (z mol), Cl- (1,04 mol) (1)
Kết tủa thu được là AgCl (1,04 mol) và Ag (0,08 mol) \[ \Rightarrow y = 0,08\]
16,64 = 24x + 56.(y + z) (2)
Từ (1), (2) suy ra: x = 0,32 và z = 0,08
Khi cho 3m (g) Y tác dụng với hỗn hợp trên thì:
Câu 38:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4.
(b) Cho K vào dung dịch CuSO4 dư.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(e) Cho chất rắn BaCO3 vào dung dịch H2SO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu được kết tủa vừa thu được chất khí là:
(a) Ba(HCO3)2 + KHSO4 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
(b) K + H2O → KOH + H2
KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2
(c) Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + NaOH + H2O
(d) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + NH3 + H2O
(e) BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O
Câu 39:
Sản xuất xà phòng từ mỡ lợn (có tỉ lệ số mol (C17H35COO)3C3H5: (C15H31COO)3C3H5: (C17H33COO)3C3H5) = 2 : 3: 5) Dưới đây là bảng giá nguyên liệu và các chi phí:
Giả sử hiệu suất phản ứng đạt 90% (đối với cả 3 loại trieste) và khối lượng muối của axit béo trong xà phòng thành phẩm chiếm 70% về khối lượng, còn lại là chất phụ gia và chất độn. Giá tiền của 1 bánh xà phòng mà nhà máy trên sản xuất gần nhất với giá trị nào sau đây?
Khối lượng muối axit béo trong 1 bánh xà phòng = 0,7.90 = 63 (gam)
Gọi số mol của (C17H35COO)3C3H5: (C15H31COO)3C3H5: (C17H33COO)3C3H5) lần lượt là 2x, 3x, 5x
=> Muối C17H35COONa: 6x.0,9 = 5,4x (mol)
C15H31COONa: 9x.0,9 = 8,1x (mol)
C17H33COONa: 15x.0,9 = 13,5x (mol)
=> 306.5,4x + 278.8,1x + 304.13,5x = 63 => x = 7,87.10-3 (mol)
=> mMỡ = 890.2x + 806.3x + 884.5x = 67,797 (gam) => Tiền mỡ = 2.034 đồng
Số mol Na = 5,4x + 8,1x + 13,5x = 0,212 (mol)
=> mdung dịch NaOH = 21,25 gam => tiền NaOH = 404 đồng
Tiền phụ gia và chất độn = 2.700 đ
Tiền nhân công, máy móc = 2.700 đ
Vậy tổng tiền 1 bánh xà phòng = 7.838. đ