Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 16)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 16)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 16)

  • 209 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Xem đáp án

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là tự sự


Câu 2:

Theo đoạn trích, sau khi nhận được nước của chàng thanh niên đã trải qua hành trình 4 ngày trên sa mạc thì hành động và thái độ của người thầy giáo già và một học sinh khác đã có biẻu hiện như thế nào?

Xem đáp án

Theo đoạn trích, sau khi nhận được nước của chàng thanh niên đã trải qua hành trình 4 ngày trên sa mạc thì:

- Thầy giáo già: “uống một hơi dài, mỉm cười ấm áp và cảm ơn người học trò về ngụm nước ngọt ngào."

- Học sinh khác: “Nếm nước. Anh ta nhổ ngay ra, bảo rằng nước có mùi thật ghê.”


Câu 3:

Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “món quà” trong câu văn sau Con chỉ nếm nước. Còn ta thưởng thức món quà.

Xem đáp án

Có thể hiểu từ “món quà” trong câu văn “Con chỉ nếm nước. Còn ta thưởng thức món quà” có nghĩa là những giá trị quý giá mà người thầy cảm nhận được từ chàng thanh niên dành cho mình. Đó là tấm lòng yêu thương, là sự quan tâm nhở đến và kính trọng dành cho thầy của mình.


Câu 4:

Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Hs có cách trả lời và lý giải sao cho phù hợp và thuyết phục.

Gợi ý:

- Mỗi người cần có ý thức trong ý nghĩ, hành động phù hợp khi đối đáp lại với những người đã dành sự yêu thương, quan tâm và kính trọng dành cho mình.

- Sự tử tế là một món quà mà con người dành cho nhau trong cuộc sống.

...


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về giá trị của sự tử tế trong cuộc sống.

Xem đáp án

 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Giá trị của sự tử tế trong cuộc sống.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề giá trị của sự tử tế trong cuộc sống.

Có thể theo hướng:

- Khi chúng ta có lòng tử tế với người khác, chúng ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình khi mình gặp khó khăn.

- Việc dành sự tử tế cho những người xung quanh sẽ giúp nhiều người được xoa dịu nỗi đau, được chữa lành những tổn thương tinh thần. Từ đó xã hội sẽ phát triển đẹp đẽ hơn.

- Người có tấm lòng tử tế đời sống sẽ luôn vui vẻ, cuộc sống lúc nào cũng

lạc quan, tràn ngập hạnh phúc.

...


Câu 6:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

 Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”

 (Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.111)

Cảm nhận đoạn thơ trên trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu. Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình thể hiện qua đoạn thơ.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận đoạn thơ trên trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu. Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình thể hiện qua đoạn thơ.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

 * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn thơ.

 * Cảm nhận đoạn thơ:

- Nhớ nhân dân Việt Bắc đồng cam, cộng khổ cùng cách mạng:

“Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng."

+ Người về xuôi xưng là “ta” và gọi người ở lại là “mình”. Cách xưng hô này giống cách xưng hô của trai gái yêu nhau trong ca dao, như: “Mình về ta chẳng cho về, Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ.”. Qua cặp đại từ “mình ta", người kháng chiến về xuôi khẳng định nỗi nhớ Việt Bắc giống nỗi nhớ của đôi lứa yêu nhau.

+ Các hình ảnh “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẽ nửa”, “chăn sui đắp cùng" đã thể hiện cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trong kháng chiến.

+ Cụm từ “ta đi ta nhớ" khẳng định tình cảm nhớ nhung, tha thiết của người kháng chiến đối với Việt Bắc.

+ Hai từ ghép đối lập “đắng cay”, “ngọt bùi” vừa nói lên cuộc sống kháng chiến còn nhiều khó khăn, gian khổ vừa cho thấy sự sẻ chia ấm áp giữa nhân dân và cách mạng.

+ Cụm từ “thương nhau” cùng các động từ “chia”, “sẻ”, “đắp” cho thấy tình cảm gắn bó giữa dân và quân: có củ sẵn lùi cũng chia, có bát cơm trắng cũng “sẻ nửa”, có chiếc “chăn sui” thô mộc cùng đắp chung trong mùa đông giá rét.

- Nhớ người mẹ Việt Bắc nghĩa tình thắm thiết:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô."

→ Người kháng chiến về xuôi còn nhớ người mẹ Việt Bắc dưới cái nắng cháy da thịt vẫn địu cơn lên rầy, bẻ bắp, bẻ ngô về làm lương thực nuôi quân. Câu thơ toát lên vẻ đẹp của người mẹ Việt Bắc không chỉ ở tình thương con mà còn ở sự siêng năng, cần củ và trọn tình, trọn nghĩa với cách mạng.

- Nhớ cuộc sống sinh hoạt cuộc trong kháng chiến không thể nào quên ở Việt Bắc:

“Nhớ sao lớp học i tờ

Đông khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa."

+ Nhớ không khí lớp “bình dân học vụ”: “Lớp học i tờ" là lớp vỡ lòng của phong trào bình dân học vụ. Dưới ngọn đèn dầu leo lét, người Việt Bắc vẫn kiên trì học chữ. Họ không chỉ đương đầu chống trả với bọn ngoại xâm mà còn kiên quyết dây lùi “giặc dốt”.

+ Nhớ những đêm liên hoan sau vụ mùa: Không chỉ giúp nhân dân Việt Bắc biết chữ, cán bộ cách mạng còn giúp dân nhân Việt Bắc gặt hái trong mùa lúa chín. Khi thu họach xong, họ cùng tổ chức những đêm liên hoan văn nghệ trên những cách đồng vừa gặt hái. Ánh sáng rực rỡ của những ngọn đuốc làm nổi bật tình quân dân cá nước thật vui vẻ, ấm áp, hạnh phúc.

+ Nhớ tinh thần lạc quan, yêu đời trong những gian khổ của cuộc chiến: Từ láy “gian nan” và cụm từ “ca vang núi đèo” cho thấy dù cuộc sống còn thiếu thốn bộn bề nhưng lời ca tiếng hát vẫn rộn vang khắp núi rừng Việt Bắc. Đấy chính là tinh thần lạc quan, niềm tin tất thắng ở ngày mai.

- Đánh giá:

+ Nghệ thuật: Kết cấu đối đáp: đoạn thơ là lời đáp trả của người ra đi đối với người ở lại, hát huy thế mạnh của thể lục bát truyền thống, giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết, ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu; Dùng nhiều từ láy, dùng nhiều biện pháp nghệ thuật quen thuộc của dân tộc: kiểu tiểu đối, phép trùng điệp, so sánh, câu hỏi tu từ...;

+ Nội dung: Tố Hữu đã bộc lộ tình cảm nhớ nhung, sự nhớ thương sâu sắc của người cách mạng kháng chiến với Việt Bắc nói riêng, với nhân dân nói chung.

 * Nhận xét về cái tôi trữ tình thể hiện qua đoạn thơ:

- Cái tôi cá nhân và cái ta chung của cộng đồng hòa làm một qua cặp từ ngữ xưng hô “mình – ta". Cái tôi đã hóa thành cái ta chung trong đời sống sinh hoạt, kháng chiến, cùng chia ngọt sẻ bùi vượt qua gian khổ.

- Cái tôi trữ tình còn được thể hiện qua tinh thần vui vẻ, yêu đời, lạc quan đối mặt với những khó khăn thực tế chiến tranh được nhấn mạnh qua những hình ảnh kỷ niệm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, từ láy và thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.

=> Qua đoạn thơ trên nói riêng và qua bài thơ “Việt Bắc” nói chung, cái tôi trữ tình của Tố Hữu là cái tôi hòa chung cái ta lớn của dân tộc, nhằm tôn vinh lên vẻ đẹp của con người trong kháng chiến, bày tỏ lòng biết ơn của người bộ đội cụ Hồ với nhân dân, với quê hương cách mạng.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương