Chủ nhật, 08/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 30)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 30)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 30)

  • 111 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:

Hoa thật tàn thiên cổ

Hoa giả còn nguyên màu

Lừa mắt người có thể

Lừa hồn người dễ đâu.

Xem đáp án

Biện pháp tu từ:

- Điệp cấu trúc: “hoa..."; "lừa..."

- Ẩn dụ: “hoa thật”, “hoa giả” -> ý chỉ sự chân thành và sự giả dối.

- Tương phản: “hoa thật” và “hoa giả”; “có thể” và “dễ đâu”


Câu 3:

Nêu nội dung của những dòng thơ sau:

Hồn hoa còn thơm đời

Tình hoa còn thiết tha

Mắt trần đâu dễ thấy

Lòng hoa bao xót xa.

Xem đáp án
Nội dung: Sự chân thành, lối sống đẹp không phô trương về hình thức mà đẹp vì những điều đã mang đến cho đời. Tuy nhiên cuộc sống cũng đầy những sự giả dối, đến độ biểu tượng của cái đẹp cũng bị giả hóa đến nỗi chúng ta khó nhận ra được. Chính điều đó khiến chúng ta bỏ qua, làm tổn thương những con người có có lòng tốt đẹp, chân thành thật sự.

Câu 4:

Từ suy ngẫm của tác giả về hoa thật và hoa giả trong bài thơ trên, anh/chị hãy rút ra thông điệp ý nghĩa về lẽ sống cho bản thân.

Xem đáp án

Thí sinh rút ra bài học về lẽ sống.

Gợi ý: Cần có lối sống chân thành, đối xử tốt đẹp và tôn trọng lẫn nhau. Cuộc sống không nên giả dối vì có thể lừa được người khác nhưng không thể lừa được lương tâm của mình.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của sự chân thành trong cuộc sống.

Xem đáp án

 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vai trò của sự chân thành trong cuộc sống.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề vai trò của sự chân thành trong cuộc sống. Có thể theo hướng:

- Chân thành là thước đo giá trị con người, khi sống thẳng thắn, trung thực chúng ta sẽ nhận được sự tin tưởng, tôn trọng từ người khác. Từ đó góp phần làm tăng uy tín và giá trị của con người.

- Người sống chân thành sẽ có tâm hồn bình yên, thoải mái hơn vì họ sống thật lòng, chân thành, không tính toán hay lừa dối người khác.

Người chân thành sẽ hiểu rõ hơn về mong muốn, nhu cầu của bản thân, từ đó họ có thể định hướng và nỗ lực để thực hiện những ước mơ của mình. - - Để cuộc sống trở nên ý nghĩa và đáng sống hơn, chúng ta hãy sống với trái tim chân thành, bằng sự thẳng thắn, trung thực và không bao giờ bỏ qua việc phê phán những hành động dối trá, lợi dụng.


Câu 6:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong “Người lái đò sông Đà”, tác giả Nguyễn Tuân viết:

Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hát lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò [...]. Mặt sông trong tích tắc loà sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đảu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vì thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghĩ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo vẻ phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sán lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vắng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngót khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trán láy. Còn một trùng vày thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr. 188-189-190)

Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện con người của nhà văn Nguyễn Tuân.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

 * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò Sông Đà và đoạn trích.

 * Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích:

- Vượt trùng vi thứ nhất:

+ Sông Đà hiện lên như kẻ thù nham hiểm, xảo quyệt, đó là chân trời đá. Đá ở con thác này mai phục hàng ngàn năm, biết bày binh bố trận như Binh pháp Tôn Tử, gồm năm cửa trận, trong đó có bốn cửa tử, một cửa sinh, chia làm ba tuyến: tiền, trung, hậu, vệ,... đòi ăn chết con thuyền đơn độc. Khi thạch trận bày xong, đá phối hợp với thác nước. Thác nước hò la vang dậy làm thanh viện cho đá. Đá oai phong lẫm liệt, tiến lùi, thách thức. Nước thì như quân liều mạng đá trái, thúc gố vào bụng, vào hông thuyền, lại như đòi túm lấy thắt lưng ông đò mà lật ngửa đánh những đòn hiểm độc.

+ Hình ảnh ông đó vẫn bình tĩnh, tỉnh táo ngay cả lúc bị thương: “Ông đò cố nén vết thương, hai chân vân kẹp lấy cuống lái, mặt méo bệch đi... nhưng vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo...” là những chi tiết nghệ thuật đắt giá được Nguyễn Tuân xây dựng nhằm ngợi ca sự kiên cường, bản lĩnh, dũng cảm của con người lao động khi đối mặt với thiên nhiên hung bạo.

Vượt trùng vi thứ hai:

+ Sông Đà lập tức thay đổi chiến thuật, tăng thêm nhiều cửa tử còn cửa sinh bố trí lệch qua bờ hữu ngạn nhằm đánh lừa con thuyền. “Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước liền xô ra định níu thuyền vào cửa tử". Dòng sông như con thú hoang đang lồng lộn đòi ăn chết con thuyền. Nó là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên khó chế ngự.

+ Ông đò nắm chắc binh pháp, nhớ mặt từng đứa, nắm chắc quy luật của thần sông thần đá, không hề nao núng, luôn tỉnh táo, sáng tạo, thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời. Mặc cho Sông Đà hung dữ, ác hiểm, ông vẫn bám chặt dòng sông, bờm sóng, ghì cương lái như bám chặt vào sự sống. Để chiến thắng, ông đò không chỉ dũng cảm mà còn mưu trí, tài hoa. Ông như người anh hùng trong cuộc vật lộn với thiên nhiên.

- Vượt trùng vì thứ ba:

+ Trùng vì thứ ba này, dòng thác càng trở nên điên cuồng, dữ dội hơn. Ít cửa ra vào, bên phải bên trái đều là cửa tử. Cái luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ khiến cuộc chiến của ông đò càng thêm khó khăn.

+ Chính giữa ranh giới của sự sống và cái chết, người đọc càng thấy tài nghệ chèo đò vượt thác của ông lái thật tuyệt, ông cứ phóng thẳng, chọc thùng, vút qua cổng đá ... để rồi chiến thắng vinh quang. Ngôn ngữ miêu tả nhanh, gọn mà nhẹ nhàng như ông dò dạng lướt trên băng, khiến người đọc vô cùng cảm phục những con người lao động bình thường, giản dị mà vẫn rất đỗi phi thường.

- Kết quả: Người lái đò đã chiến thắng thiên nhiên hung bạo bằng tài trí, lòng dũng cảm và sự tài hoa.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Nguyễn Tuân tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình. Nhà văn đã miêu tả cuộc vượt thác như một trận “thủy chiến”. Càng nhấn mạnh thách thức ghê gớm của “thạch trận” sông Đà, thác giả càng khắc họa được sinh động sự từng trải, mưu mẹo vào gan dạ của ông lái đò.

+ Nguyễn Tuân đã sử dụng một ngôn ngữ đầy cá tình, giàu chất tạo hình, hoàn toàn phù hợp với đối tượng qua nhiều từ dùng mới mẻ cùng lối nhân hóa độc đáo và những ví von bất ngờ mà vô cùng chính xác: nắm chặt được cái bờm sóng, ông đò ghì cương lái, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước,...

 * Nhận xét về cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân:

- Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân có cách nhìn mang tính phát hiện về người lao động mới. Ông đò tiêu biểu là người anh hùng, cũng là nghệ sĩ trong môi trường làm việc và trong công việc của mình khi dám đương đầu với thử thách và đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc, dù đó chỉ là công việc trong đời sống lao động bình thường, rất đỗi bình dị. Nhà văn đã phát hiện ra “chất vàng mười đã qua thử lửa” của ông đò bằng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác.

- Nhà văn đã phát hiện, tìm thấy anh hùng và nghệ sĩ ngay trong con người lao động thường ngày, trong công việc bình thường và trong nghề nghiệp cũng bình thường.

-> Nhà văn đã bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào về con người lao

động Việt Nam.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương