(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 35)
-
80 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2:
Theo đoạn trích, những người trẻ đang trong độ thanh xuân phơi phới không dám làm gì và mơ mộng về những điều gì?
Theo đoạn trích, những người trẻ đang trong độ thanh xuân phơi phới:
- Không dám mạo hiểm, không dám nỗ lực kiếm học bổng, không chịu tìm tòi những thử thách trong công việc, không phấn đấu hướng đến ước mơ của mình.
- Mơ mộng rằng khởi nghiệp xong sẽ lập tức nhận được tiền đầu tư, cầm được tiền đầu tư là sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán. Mơ mộng rằng muốn gì sẽ có đó, không thiếu tiền cũng chẳng thiếu tình, an hưởng những năm tháng êm đềm trong cuộc đời mình.
Câu 3:
Phân tích hiệu quả của câu hỏi tu từ được sử dụng trong những câu sau:
Nhưng dựa vào gì chứ? Dựa vào gì mà bạn cho rằng chẳng cần bỏ ra chút công sức nào cuộc sống sẽ dâng đến tận miệng những thứ mà bạn muốn?
- Những câu văn sử dụng câu hỏi tu từ: Nhưng dựa vào gì chứ? Dựa vào gì mà bạn cho rằng chẳng cần bỏ ra chút công sức nào cuộc sống sẽ dâng đến tận miệng những thứ mà bạn muốn?
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những băn khoăn, trăn trở về nhận thức sai lệch của một số người trẻ không chịu bỏ công sức, không tự thân trải nghiệm, nỗ lực để đạt thành tựu mà giữ thái độ trông chờ vận may và những điều tốt đẹp tự nhiên đến trong cuộc sống.
+ Khuyên mọi người nên xóa bỏ tư duy không lao động để tạo ra thành tựu mà thụ động, phó mặt chờ vận may và những điều tốt đẹp tự đến. Đó là điều không bao giờ tồn tại.
+ Giúp sự diễn đạt trong lời văn trở nên hấp dẫn, gần gũi, thuyết phục.
Câu 4:
Từ suy ngẫm của tác giả trong câu Nếu bạn chưa từng nỗ lực đi tìm kiếm nó, làm sao biết ước mơ không thể thành hiện thực?, anh/ chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân?
Thí sinh nêu được thông điệp ý nghĩa và lí giải.
Gợi ý:
- Suy ngẫm của tác giả: Nếu bạn chưa từng nỗ lực để thực hiện ước mơ, chắc chắn bạn sẽ không thể biết ước mơ đó có thể trở thành hiện thực hay không?
- Bài học về lẽ sống: Mọi ước mơ của con người sẽ không còn là lý thuyết viển vông khi bạn bắt tay vào tìm cách để thực hiện nó, bởi thông qua những việc làm cụ thể ấy chính là lúc bạn đang thực hiện hóa ước mơ của mình.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi thanh xuân có giá trị.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều bản thân cần làm để tuổi thanh xuân có giá trị.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề ý nghĩa của việc trân trọng quá khứ trong cuộc sống. Có thể theo hướng:
- Đề ra mục tiêu cụ thể và lập kế hoạch để đạt được chúng. Điều này giúp bạn tận dụng thời gian và năng lượng của mình một cách hiệu quả hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc định hình tương lai.
- Dám dấn thân vào những thử thách mới, khám phá sở thích và niềm đam mê của mình. Từ đó, có trải nghiệm về những điều mới mẻ để mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân.
- Liên tục nâng cao kiến thức, kỹ năng và nhận thức của bản thân thông
qua việc đọc sách, tham gia khóa học và tìm kiếm cơ hội học tập giúp phát
triển bản thân và tạo ra cơ hội mới trong tương lai.
- Xây dựng những mối quan hệ tích cực và ý nghĩa với bạn bè, gia đình và
cộng đồng.
- Hãy tận hưởng mọi khoảnh khắc và trải nghiệm trong tuổi thanh xuân của mình, hiểu rõ mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng để biết sống công hiển.
Câu 6:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thính thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh tràm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông...
Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh" trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh" trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khỏi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đay, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiểu, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.
Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng:
- Ai đã đặt tên cho dòng sông ?
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2020, Tr. 29-30)
Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét vẻ đẹp quê hương đất nước trong văn bản của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp quê hương đất nước trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? và đoạn trích.
* Phân tích đoạn trích
- Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử:
+ Sông Hương được so sánh “là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Tác giả coi sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang" - sông Hương đã mang trong mình nó những âm vang hào hùng, bi tráng của dòng thời gian lịch sử với cả những chiến công và những đau thương. Sông Hương còn được coi là dòng sông “của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc" so sánh kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ làm hiện lên vai trò của một chứng nhân lịch sử, cách miêu tả tinh tế lại gợi ra những sắc thái khác nhau cùng tồn tại trong một dòng sông, vì sử thi còn được gọi là anh hùng ca, là thể loại gắn với những chiến công, gọi đến chiến tranh; nhưng “màu cỏ lá xanh biếc” lại là sắc màu mang chất trữ tình của cuộc sống, của tình yêu và sự bình yên. Sông Hương vì thế vừa sử thi, vừa trữ tình, vừa là thiên anh hùng ca hùng tráng, vừa là khúc tình ca tươi mát, dịu dàng.
+ Sông Hương được nhân hóa như một con người và “Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”. Dòng sông trở thành hình ảnh biểu tượng cho con người xứ Huế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Khi độc lập, tự do của đất nước bị xâm phạm, họ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh còn khi đất nước bình yên, họ lại trở về với cuộc sống bình thường, trở về với bản tính tự nhiên muôn thủa.
- Sông Hương trong mối quan hệ với thi ca:
+ Nhà văn cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương và mỗi thi nhân đều tìm cho mình một cảm hứng mới mẻ, độc đáo về dòng sông. Điều đó không chỉ xuất phát từ cảm nhận chủ quan của thi sĩ mà còn vì những vẻ đẹp phong phú, biến ảo của dòng sông.
+ Người con gái - sông Hương ây khơi gợi những cảm hứng khác nhau cho các nhà thơ: khi là “nỗi quan hoài vạn cổ” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan; khi mang vẻ đẹp hùng tráng như “kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát; khi lại là “sức mạnh phục sinh tâm hồn” trong những bài thơ Tố Hữu. Khi nhắc đến sức mạnh phục sinh tâm hồn của sông Hương, nhà văn đã ngưỡng mộ ngợi ca: “Dòng sông quả thực là Kiều, rất Kiều” – niềm trân trọng thân yêu đã biến một danh từ chỉ tên người được tính từ hóa, khẳng định vẻ đẹp đa đoan say lòng người của một dòng sông “trong veo” có thể cuốn đi tất cả những ô uế của cuộc đời: “Không gian sặc sụa mùi ô uế mà nước dòng Hương mãi cuốn đi”
- Câu hỏi về cội nguồn tên gọi của dòng sông: + Đối tượng hỏi: đất, trời.
+ Nội dung hỏi: Ai đã đặt tên cho dòng sông? -> câu hỏi dường như không thể có một lời đáp cụ thể.
+ Mục đích:
. Không phải để hỏi nguồn gốc của một danh xưng địa lý thông thường mà là một sự nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quê hương.
. Gợi mở cho người đọc những hướng trả lời khác nhau bằng trải nghiệm văn hóa của bản thân.
-> Tên riêng của một dòng sông có thể do một cá nhân nào đó đặt ra, qua năm tháng, danh xưng của tác giả bị mai một, nó trở thành tài sản chung của cộng đồng. Tuy nhiên, cái tên đích thực của dòng sông phải là danh từ gắn với biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ở khía cạnh này, chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người “đã đặt tên cho dòng sông".
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ : phong phú, giàu hình ảnh.
+ Sử dụng nghệ thuật so sánh độc đáo bằng liên tưởng lãng mạn, đậm chất trữ tình.
+ Sử dụng nghệ thuật nhân hóa gợi hình ảnh sông Hương được cảm nhận như một sinh thể sống động (là người con gái dịu dàng, đằm thắm với tất cả các cung bậc cảm xúc) thuận lợi để đan cài những suy tưởng về văn hóa, lịch sử, về truyền thống con người và đất nước Việt Nam.
* Đánh giá chung:
- Đoạn trích khắc hoạ mối quan hệ của sông Hương với lịch sử và thi ca Huế.
+ Sông Hương có lịch sử - hùng tráng và đời thường - giản dị, sông Hương đã tự biết thích ứng với từng hoàn cảnh, không gian và thời gian khác nhau. Điều đó không chỉ khiến dòng sông luôn trở nên mới mẻ trong cảm nhận của con người mà còn có thêm những vẻ đẹp mới.
+ Trong thi ca, sông Hương cũng mang vẻ đẹp độc đáo, đa dạng. Vì con sông không bao giờ lặp mình, nó luôn có những vẻ đẹp mới, có khả năng khơi những nguồn cảm hứng mới mẻ cho các văn nghệ sĩ, đặc biệt là các nhà thơ.
* Nhận xét vẻ đẹp quê hương đất nước trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vẻ đẹp quê hương đất nước trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được hiện hữu qua hình ảnh con sông Hương. Sông Hương vốn là biêu tượng của xứ Huế mộng mơ, bởi vậy mà việc lựa chọn sông Hương là chủ thể trữ tình của tác phẩm là sự khởi đầu cho tất mọi biểu hiện trong ngòi bút trữ tình của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sông Hương không chỉ gắn bó với cuộc sống của con người xứ Huế mà còn là nền tảng cho sự ra đời của nền thi ca, văn hóa, âm nhạc Huế, là dòng chảy ngọt ngào nuôi lớn tâm hồn của biết bao nhiêu thế hệ con người lớn lên bên bờ sông Hương xứ Huế. Qua đó, ta thấy dù miêu tả ở góc nhìn nào thì sông Hương cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế nói riêng, của quê hương, đất nước Việt Nam nói chung bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca, trân trọng, từ những sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
- Như vậy, vẻ đẹp quê hương đất nước trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thiên nhiên mang dấu ấn riêng của từng vùng đất, của quê hương đất nước được tái hiện một cách bình dị, gần gũi qua trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ đó tạo nên tình cảm thân thuộc đối với bạn đọc về một giá trị thiêng liêng, đáng trân trọng của non sông Tổ quốc.