(2024) Đề thi thử môn Hóa THPT Lý Thường Kiệt - Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án
(2024) Đề thi thử môn Hóa THPT Lý Thường Kiệt - Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án
-
152 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trùng ngưng axit ađipic và hexametylen điamin tạo thành polime có tên gọi là:
Chọn đáp án C.
Câu 2:
Cho các chất sau: lysin, metylamin, anilin, Ala-Ala. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HCl?
Cả 4 chất đều tác dụng với dung dịch HCl:
(NH2)2C5H9-COOH + 2HCl → (NH3Cl)C5H9-COOH
CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Ala-Ala + H2O + 2HCl → 2AlaHCl
Câu 3:
Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol alanin và 0,15 mol glyxin tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
nNaOH = 0,3
Muối gồm AlaHCl (0,1), GlyHCl (0,15) và NaCl (0,3)
→ m muối = 46,825 gam
Câu 4:
Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 21,8 gam muối. Số mol HCOOC2H5 và CH3COOCH3 lần lượt là
Đặt a, b là số mol HCOOC2H5 và CH3COOCH3
→ a + b = 22,2/74
Muối gồm HCOONa (a) và CH3COONa (b)
m muối = 68a + 82b = 21,8
→ a = 0,2; b = 0,1
Câu 7:
Xà phòng hoá hoàn toàn 10 gam C2H3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
C2H3COOC2H5 + NaOH → C2H3COONa + C2H5OH
nC2H3COONa = nC2H3COOC2H5 = 0,1
→ mC2H3COONa = 9,4 gam
Câu 9:
Thực hiện chuỗi phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X (C7H10O6) + 3NaOH → X1 + X2 + X3 +H2O
(2) X1 + NaOH → C2H6 + Na2CO3
(3) X2 + H2SO4 → Y + Na2SO4
(4) Y + 2CH3OH → C4H6O4 + 2H2O
Biết X là hợp chất hữu cơ mạch hở và X tác dụng được với Na.
Phát biểu nào sau đây sai?
(2) → X1 là C2H5COONa
(3)(4) → X2 là (COONa)2, Y là (COOH)2
(1) tạo H2O nên X có 1COOH
X là: C2H5-COO-CH2-CH2-OOC-COOH
→ X3 là C2H4(OH)2
Phát biểu D sai.
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn este nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O?
Chọn đáp án D.
Câu 11:
Cho các loại tơ: tơ visco, tơ tằm, tơ olon, tơ nilon-6, tơ nilon-6,6. Số tơ có chứa nguyên tố nitơ là:
Các tơ có chứa nguyên tố nitơ là: tơ tằm, tơ olon, tơ nilon-6, tơ nilon-6,6.
Câu 14:
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 – 2 gam CuO rồi cho vào ống nghiệm khô. Thêm khoảng 1 gam CuO để phủ kín hỗn hợp.
Bước 2: Lấy một nhúm bông có rắc một ít bột CuSO4 khan rồi cho vào phần trên của ống nghiệm. Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí để dẫn khí vào dung dịch nước vôi trong, rồi lắp lên giá thí nghiệm.
Bước 3: Đun ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào vị trí có hỗn hợp phản ứng) bằng đèn cồn.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, bông tẩm CuSO4 chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh.
(b) Thí nghiệm trên là thí nghiệm xác định định tính cacbon và hiđro.
(c) Trong thí nghiệm trên, nếu thay saccarozơ bằng glucozơ thì hiện tượng xảy ra không thay đổi.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch nước vôi trong.
Số phát biểu đúng là:
(a) Sai, tới bước 3 bông tẩm CuSO4 mới chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh.
(b) Đúng, tìm H dựa vào H2O (làm CuSO4 khan màu trắng chuyển sang hiđrat màu xanh), tìm C dựa vào CO2 (tạo kết tủa CaCO3 với Ca(OH)2).
(c) Đúng, glucozơ cũng có C, H như saccarozơ nên hiện tượng giống nhau.
(d) Sai, tháo ống dẫn khí trước rồi mới tắt đèn cồn. Nếu làm ngược lại, khi tắt đèn cồn trước, nhiệt độ ống 1 giảm làm áp suất giảm, nước có thể bị hút từ ống 2 lên ống 1, gây nguy cơ vỡ ống 1.
Câu 16:
Cho m gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của m là
Đốt Y → nCO2 = 0,2 và nH2O = 0,35
→ nY = nH2O – nCO2 = 0,15
→ nO(Y) = 0,15
mY = mC + mH + mO = 5,5
X gồm este của ancol (0,15 mol) và este của phenol (x mol)
nNaOH = 0,15 + 2x = 0,35
→ x = 0,1
→ nH2O = 0,1
Bảo toàn khối lượng:
mX = m muối + mY + mH2O – mNaOH = 21,9
Câu 17:
Cho 12 gam axit axetic tác dụng với 9,2 gam rượu etylic đun nóng và có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%) khối lượng etyl axetat là
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
nCH3COOH = nC2H5OH = 0,2 → nCH3COOC2H5 = 0,2
→ mCH3COOC2H5 = 17,6 gam
Câu 19:
Đốt cháy hoàn toàn a gam một triglixerit X, cần dùng 24,15 mol O2, thu được 17,1 mol CO2 và 15,9 mol H2O. Cho các phát biểu sau:
(1) Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 444.
(2) a gam chất X có thể cộng tối đa 0,4 mol Br2.
(3) Xà phòng hóa hoàn toàn a gam X bằng dung dịch NaOH thì thu được 274,2 gam muối.
Số phát biểu đúng là
Bảo toàn O: 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nX = 0,3
Số C = nCO2/nX = 57
Số H = 2nH2O/nX = 106
→ X là C57H106O6
(1) Sai, dX/H2 = 886/2 = 443
(2) Sai, X có k = (57.2 + 2 – 106)/2 = 5
→ nBr2 = nX(k – 3) = 0,6
(3) Đúng
nNaOH = 3nX = 0,9 và nC3H5(OH)3 = nX = 0,3
Bảo toàn khối lượng:
m muối = mX + mNaOH – mC3H5(OH)3 = 274,2
Câu 21:
Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit đun nóng, không tạo ra glucozơ. Chất đó là :
Chọn đáp án D.
Câu 22:
Geranyl axetat là este có mùi hoa hồng, có công thức cấu tạo là CH3COOC10H17. Phần trăm khối lượng của cacbon trong geranyl axetat là ?
Geranyl axetat là C12H20O2
→ %C = 12.12/196 = 73,47%
Câu 23:
Anilin (C6H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
Chọn đáp án C.
Câu 24:
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế là
n(C6H10O5) = 2/162
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
→ m[C6H7O2(ONO2)3]n = 2.297.60%/162 = 2,2 tấn
Câu 25:
Cho 14,6 gam lysin tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối, Giá trị của m là ?
Lys + 2HCl → Lys(HCl)2
nLys(HCl)2 = nLys = 0,1 → mLys(HCl)2 = 21,9 gam
Câu 27:
Đốt cháy hoàn toàn a gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó) cần vừa đủ 18,816 lít O2 (đktc). Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá a gam X bằng NaOH vừa đủ thì thu được m gam muối. Giá trị của m là :
nO2 = 0,84; nCO2 = 0,6; nH2O = 0,58
Bảo toàn khối lượng → mX = 9,96
Gọi chất béo là A, các axit béo tự do là B.
Các axit béo đều no nên chất béo có k = 3
→ nA = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,01
Bảo toàn O:
6nA + 2nB + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nB = 0,02
nC3H5(OH)3 = nA; nH2O = nB; nNaOH = 3nA + nB = 0,05
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH = m muối + mC3H5(OH)3 + mH2O
→ m muối = 10,68
Câu 28:
A là một α-amino axit chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 17,8 gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 25,1 gam muối. Công thức cấu tạo của A là:
nA = nHCl = (m muối – mA)/36,5 = 0,2
→ MA = 89
A là α-amino axit nên chọn CH3CH(NH2)COOH.
Câu 30:
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể người. Trung bình 1 gam chất béo cung cấp 38 kJ và năng lượng từ chất béo đóng góp 20% tổng năng lượng cần thiết trong ngày. Một ngày, một học sinh trung học phổ thông cần năng lượng 9120 kJ thì cần ăn bao nhiêu gam chất béo cho phù hợp?
Năng lượng cung cấp bởi chất béo = 9120.20% = 1824 kJ
Lượng chất béo cần thiết để tạo ra năng lượng trên = 1824/38 = 48 gam
Câu 32:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đúng, tơ axetat được tạo ra từ xenlulozơ, một loại tơ thiên nhiên.
B. Sai, tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp được tạo ra từ xenlulozơ, một loại tơ thiên nhiên.
C. D. Sai, tơ nitron và nilon-6,6 đều là các tơ tổng hợp.
Câu 33:
Cho 7,12 gam alanin tác dụng với m gam dung dịch HCl 20%, thu được 10,77 gam chất tan. Giá trị của m là
nAla = 0,08 → nAlaHCl = 0,08 → mAlaHCl = 10,04 < 10,77 nên có HCl dư
nHCl dư = (10,77 – 10,04)/36,5 = 0,02
→ nHCl ban đầu = 0,08 + 0,02 = 0,1
→ m = 0,1.36.5/20% = 18,25 gam
Câu 34:
Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và rượu metylic. Công thức của X là:
Công thức của X là CH3COOCH3:
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sai, xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn.
B. Đúng
C. Sai, glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
D. Sai, saccarozơ không làm mất màu nước brom.
Câu 36:
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) Đúng
(d) Sai, thu được 2 loại là glucozơ và fructozơ.
(e) Đúng, cả 2 đều có phản ứng tráng gương
(g) Sai, saccarozơ không phản ứng.
Câu 38:
Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch màu xanh lam do phân tử saccarozơ và glucozơ đều có các nhóm -OH kề nhau nên có chung tính chất của ancol đa chức.
Câu 39:
Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng 75%, khối lượng glucozơ thu được là
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
2…………………………….2
→ mC6H12O6 = 2.180.75% = 270 gam
Câu 40:
Sợi bông là một loại xơ mềm, mịn, mọc trong quả bông, hoặc vỏ bọc, xung quanh hạt của cây bông thuộc giống Gossypium trong họ cẩm quỳ Malvaceae. Loại cây này là một loại cây bụi có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới, bao gồm Châu Mỹ, Châu Phi, Ai Cập và Ấn Độ. Sự đa dạng lớn nhất của các loài bông hoang dã được tìm thấy ở Mexico, tiếp theo là Úc và Châu Phi. Trong sợ bông chứa nhiều chất hữu cơ X. X là
Chọn đáp án A.