(2024) Đề thi thử môn Hóa THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang (Lần 1) có đáp án
(2024) Đề thi thử môn Hóa THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang (Lần 1) có đáp án
-
76 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H9O2N. Cho A phản ứng với dung dịch NaOH, đun nhẹ thu được muối B và khí C làm xanh giấy quỳ ẩm, công thức cấu tạo của A là
Tất cả lựa chọn trên đều đúng, muối B là CH3COONa, C2H5COONa, HCOONa và khí C tương ứng là CH3NH2, NH3, CH3CH2NH2
Câu 2:
Hỗn hợp X gồm muối Y (C2H8N2O4) và đipeptit Z mạch hở (C5H10N2O3). Cho 33,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,3 mol khí. Mặt khác 33,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
Y là (COONH4)2; Z là Gly-Ala
nNH3 = 0,3 → nY = 0,15 → nZ = 0,1
X + HCl dư → Các chất hữu cơ gồm (COOH)2 (0,15), GlyHCl (0,1) và AlaHCl (0,1)
→ m chất hữu cơ = 37,2
Câu 3:
Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
Bảo toàn khối lượng:
m muối = mX + mHCl = 2 + 0,05.36,5 = 3,825 gam
Câu 4:
Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
(1) trung tính nên pH = 7
(2) có môi trường axit nên pH < 7
(3) có môi trường bazơ nên pH > 7
→ pH tăng dần: (2), (1), (3).
Câu 5:
Xà phòng hóa hoàn toàn este X mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm: (COONa)2, CH3OH và C2H5OH. Công thức phân tử của X là
Cấu tạo của X là CH3-OOC-COO-C2H5
→ Công thức phân tử của X là C5H8O4
Câu 7:
Hai chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT C3H4O2. X phản ứng với Na2CO3, rượu etylic và tham gia phản ứng trùng hợp. Y phản ứng với dung dịch KOH, không phản ứng với K. Vậy X, Y có CTCT lần lượt là:
X phản ứng với Na2CO3 nên X là axit (CH2=CHCOOH)
Y phản ứng với dung dịch KOH, không phản ứng với K nên Y là este (HCOOCH=CH2)
Câu 8:
Cho biết để đưa 1 gam nước lên 1°C thì cần 4,184J. Muốn đun sôi 1 lit nước từ 25°C đến 100°C thì cần đốt bao nhiêu lít khí butan (ga đun bếp) ở đktc, biết rằng 1 mol butan cháy tỏa ra 2807,2 kJ (khối lượng riêng của nước là 1g/ml)?
Bảo toàn năng lượng:
2807,2.1000.V/22,4 = 4,184.1000.1.(100 – 25)
→ V = 2,5 lít
Câu 9:
Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
Các đồng phân bậc 1 của C4H11N:
CH3-CH2-CH2-CH2NH2
CH3-CH2-CHNH2-CH3
(CH3)2CH-CH2NH2
(CH3)3C-NH2
Câu 10:
Cho các phát biểu sau :
(a) Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái lỏng.
(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(c) Thành phần dầu mỡ bôi trơn xe máy có thành phần chính là chất béo.
(d) Thành phần chính của giấy chính là xenlulozơ.
(e) Amilozơ và amilopectin đều cấu trúc mạch phân nhánh.
(f) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, (C17H33COO)3C3H5 là chất béo không no nên ở trạng thái lỏng.
(b) Sai, mật ong chứa nhiều fructozo và glucozo
(c) Sai, dầu mỡ bôi trơn có thành phần hidrocacbon
(d) Đúng
(e) Sai, amilozo không nhánh
(f) Đúng
Câu 11:
Thủy phân 85,5 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Saccarozơ → (Glucozơ + Fructozơ) → 4Ag
0,25………………………………………….1
H = 92% → mAg = 92%.1.108 = 99,36 gam
Câu 12:
Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q.
X |
Y |
Z |
T |
Q |
|
Quỳ tím |
Tím |
Tím |
Tím |
Tím |
Tím |
AgNO3/NH3 |
- |
Ag↓ |
- |
- |
Ag↓ |
Cu(OH)2 |
Không tan |
Tan |
Tan |
Không tan |
Không tan |
Nước brom |
Có ↓ |
Không ↓ |
Không ↓ |
Không ↓ |
Không ↓ |
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là:
Chọn đáp án C.
Câu 13:
Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là
X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho → X là Glucozơ
X + H2 → Y nên Y là sobitol.
Câu 14:
Ở điều kiện thường, chất béo nào sau đây tồn tại ở trạng thái rắn?
Chọn đáp án D.
Câu 15:
Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là :
Vinyl axetat C4H6O2 (a mol)
Metyl axetat và etyl fomat có cùng công thức C3H6O2 (b mol)
mX = 86a + 74b = 3,08
nH2O = 3a + 3b = 0,12
→ a = 0,01 và b = 0,03
→ %nC4H6O2 = 25%
Câu 16:
Thủy phân không hoàn toàn peptit Y mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa các đipeptit Gly-Gly và Ala-Ala. Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH, thu được muối và nước. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là :
nY : nNaOH = 1 : 4 nên Y là tetrapeptit.
Thủy phân Y tạo Gly-Gly và Ala-Ala nên Y có 2 cấu tạo:
Gly-Gly-Ala-Ala
Ala-Ala-Gly-Gly
Câu 17:
Theo tính toán, năm 2019 cả nước ta tiêu thụ lượng nhiên liệu tương đương 30 triệu tấn dầu và thải vào môi trường khoảng 2,3 triệu tấn khi CO2. Trong 1 ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ tương đương với khối lượng dầu và lượng khí CO2 thải vào môi trường là :
m dầu = 30/365 = 0,082 triệu tấn
mCO2 = 2,3/365 = 0,006 triệu tấn
Câu 18:
Một hỗn hợp gồm 2 este đều đơn chức. Lấy hai este này phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thì thu được dung dịch chỉ chứa 3 muối. Công thức cấu tạo của 2 este có thể là :
Công thức cấu tạo của 2 este có thể là: HCOOC6H5; CH3COOC6H5
HCOOC6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O
CH3COOC6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sai, muối mono natri glutamat là thành phần chính của bột ngọt.
B. Sai, ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất rắn.
C. Đúng, phân tử amino axit chứa ít nhất 2 loại nhóm chức NH2, COOH
D. Sai, các amino axit thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit.
Câu 20:
Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác.
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
Phát biểu đúng là :
(1) Đúng
(2) Sai, cả saccarozơ và tinh bột đều bị thủy phân
(3) Đúng: CO2 + H2O → (C6H10O5)n + O2
(4) Sai: Xenlulozơ là polisaccarit
Câu 23:
Cho 54 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75% thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là?
nC6H12O6 = 0,3
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
0,3……………..0,6
→ mC2H5OH thu được = 0,6.46.75% = 20,7 gam
Câu 24:
Cho 35,36 gam một triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 36,48 gam muối. Cho 35,36 gam X tác dụng với a mol H2 (Ni, t°), thu được hỗn hợp chất béo Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 3,2375 mol O2, thu được 2,28 mol CO2. Giá trị của a là
nY = nX = x, bảo toàn khối lượng:
35,36 + 40.3x = 36,48 + 92x → x = 0,04
Bảo toàn O: 6nY + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nH2O = 2,155
Bảo toàn khối lượng: mX + mH2 + mO2 = mCO2 + mH2O
→ nH2 = a = 0,075 mol
Câu 27:
Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X, ancol no đa chức Y và chất Z là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa X với Y. Trong E, số mol của X lớn hơn số mol của Y. Tiến hành các thí nghiệm sau:
• Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc).
• Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 0,65 mol NaOH phản ứng và thu được 32,2 gam ancol Y.
• Thí nghiệm 3: Đốt cháy 1 mol E bằng O2 dư thu được 7,3 mol CO2 và 5,7 mol H2O.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là
Chú ý: Chia đôi số liệu thí nghiệm 3.
TN1 → nX = nCO2 = 0,15
Quy đổi E thành axit, ancol và H2O.
nAncol = nE – nX = 0,35 → M ancol = 32,2/0,35 = 92: Ancol là C3H5(OH)3
Bảo toàn C → nC của axit = 3,65 – 0,35.3 = 2,6
→ Số C của axit = 2,6/0,65 = 4
Vậy sau quy đổi E gồm C4HyO2 (0,65), C3H5(OH)3 (0,35) và H2O
→ nH2O = 0,5 – 0,65 – 0,35 = -0,5
nH2O đốt E = 0,65y/2 + 0,35.4 – 0,5 = 2,85
→ y = 6: Axit là C3H5COOH
Z có dạng (C3H5COO)xC3H5(OH)3-x (0,5/x mol)
E ban đầu gồm:
C3H5COOH (0,15)
C3H5(OH)3 (0,35 – 0,5/x)
(C3H5COO)xC3H5(OH)3-x (0,5/x mol)
nX > nY ⇔ 0,15 > 0,35 – 0,5/x → x < 2,5
nY = 0,35 – 0,5/x > 0 → x > 1,4
→ x = 2 là nghiệm duy nhất
→ %(C3H5COO)2C3H5(OH) = 72,06%
Câu 28:
Trong sơ đồ phản ứng sau:
(1) Xenlulozơ → glucozơ → X + CO2
(2) X + O2 → Y + H2O (Lên men)
Các chất X, Y lần lượt là
(1) (C6H10O5)n + H2O → C6H12O6
C6H12O6 → C2H5OH + CO2
(2) C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
→ X, Y lần lượt là ancol etylic, axit axetic.
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biurê.
(b) Đipeptit là những peptit chứa 2 liên kết peptit.
(c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(d) Ở điều kiện thường, metylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, đipeptit không có phản ứng màu biurê.
(b) Sai, đipeptit mạch hở chỉ có 1 liên kết peptit.
(c) Sai, muối này tan tốt.
(d) Đúng
Câu 30:
Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, etylamin, Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
Các chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là: etyl axetat, tripanmitin, Gly-Ala.
Còn lại saccarozơ bị thủy phân trong môi trường axit và etylamin không bị thủy phân.
Câu 31:
Cho hai chất hữu cơ no, mạch hở E, F (đều có công thức phân tử C4H6O4) tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
E + 2NaOH (t°) → Y + 2Z
F + 2NaOH (t°) → Y + T + X
Biết Y và T là các hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cho các phát biểu sau:
(1) Chất Z thuộc loại ancol no, hai chức, mạch hở.
(2) Chất Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Chất X có nhiệt độ sôi thấp hơn chất T.
(4) Có hai công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của E.
(5) Đốt cháy Y chỉ thu được Na2CO3 và CO2.
Số phát biểu đúng là
Y và T cùng C nên F là HOOC-COO-C2H5
Y là (COONa)2; T là C2H5OH và X là H2O
E là (COOCH3)2 và Z là CH3OH
(1) Sai, Z no, đơn chức, mạch hở
(2) Sai, Y không tráng bạc
(3) Sai, X có nhiệt độ sôi cao hơn T (100°C và 78°C)
(4) Sai, có 1 cấu tạo duy nhất
(5) Đúng.
Câu 32:
Trong y học, glucozo làm thuốc tăng lực cho người bệnh, dễ hấp thu và cung cấp khá nhiều năng lượng. Dung dịch glucozo (C6H12O6) 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hóa 1 mol glucozo tạo thành CO2 và H2O tỏa ra một nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500 ml dung dịch glucoze 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucozo mà bệnh nhân đó có thể nhận được là
nC6H12O6 = 500.1,02.5%/180 = 0,14167
Năng lượng tối đa = 0,14167.2803 = 397,1 kJ
Câu 33:
Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
Hai este có cùng M = 74 → nEste = 0,3
→ nNaOH = 0,3
→ V = 300 ml
Câu 34:
Có thể phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa: HCOOH; CH3COOH với hóa chất nào dưới đây?
Có thể phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa: HCOOH; CH3COOH bằng AgNO3/NH3 (Chỉ HCOOH tạo kết tủa Ag trắng sáng):
HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3
Câu 35:
Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất?
Các chất đều 2C, đơn chức nên nhiệt độ sôi anđehit < ancol < axit (CH3CHO; C2H5OH; CH3COOH)
Câu 36:
X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp. Cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với CuO đun nóng được hỗn hợp Y gồm 2 andehit. Cho Y tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3 được 86,4 gam Ag. X gồm
nAg = 0,8
Dễ thấy nAg > 2nY nên Y gồm HCHO và CH3CHO
→ X gồm CH3OH và C2H5OH.
Câu 37:
Cho các chất sau Na, CuO, Na2CO3, dd Br2, Al(OH)3, CH3OH, AgNO3/NH3, Fe3O4. Số chất tác dụng với axit axetic là
Có 7 chất (trừ Br2) tác dụng với axit axetic.
Chú ý AgNO3/NH3 có phản ứng: CH3COOH + NH3 → CH3COONH4
Câu 38:
Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hidroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
Để chứng minh trong phân tử glucozo có nhiều nhóm hidroxyl, người ta cho dung dịch glucozo phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 39:
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
n(C6H10O5) = 2/162
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
→ m[C6H7O2(ONO2)3]n = 2.297.60%/162 = 2,2 tấn
Câu 40:
Một đơn vị cồn trong dung dịch uống theo cách tính của tổ chức Y Tế Thế Giới bằng 10 gam ancol etylic nguyên chất. Theo khuyến cáo mỗi ngày nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn vì như thế sẽ có hại cho cơ thể. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml, nếu dùng loại rượu có độ cồn là 40% thì thể tích tương ứng của loại rượu này để chứa hai đơn vị cồn là
mC2H5OH = 2.10 = 40%V.0,8 → V = 62,5 ml