(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Hải Dương có đáp án
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Hải Dương có đáp án
-
75 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định thể thơ của văn bản trên.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các thể thơ.
Cách giải:
Văn bản trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2:
Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh miêu tả căn nhà trong kí ức của nhà thơ.
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả căn nhà trong kí ức của nhà thơ: vách cột tay tôi men lẫm chẫm, không gian rộng, trống trơn, tầng thấp tầng cao, mùi hương thân thuộc.
Câu 3:
Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên? Vì sao.
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự chọn một thông điệp bản thân cảm thấy có ý nghĩa nhất, chú ý lý giải.
Gợi ý:
- Thông điệp ý nghĩa nhất: Nhà là nơi chúng ra sinh ra, hình thành nên những ký ức tươi đẹp chắp cánh cho chúng ta trong quá tình trưởng thành.
Câu 4:
II. LÀM VĂN:
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tuổi trẻ chuẩn bị hành trang tương lai.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Ý nghĩa của việc tuổi trẻ chuẩn bị hành trang tương lai.
* Bàn luận:
- Tuổi trẻ là độ tuổi có nhiều năng lượng, có nhiều trí lực để phát triển bản thân.
- Tuổi trẻ chuẩn bị hành trang vào tương lai là điều vô cùng cần thiết bởi:
+ Mọi việc đều cần có sự chuẩn bị, sự chuẩn bị sẽ giúp mọi việc diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Bước vào cuộc sống cũng vậy, nếu được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng thì bản thân mỗi người sẽ có sự phát triển tốt hơn, chắc chắn hơn so với việc không có sự chuẩn bị.
+ Tuổi trẻ là tuổi có khả năng tiếp thu kiến thức, kĩ năng tốt nhất vì vậy sự chuẩn bị ngay từ lúc còn trẻ là rất cần thiết.
- Cần chuẩn bị hành trang để bước vào cuộc sống như thế nào?
+ Tích cực học hỏi: Học hỏi có thể trong đời sống cũng có thể học hỏi trong sách vở, từ thầy cô, bạn bè những người đi trước.
+ Hiểu rõ bản thân mình thích gì, thế mạnh của bản thân là gì, tự vạch cho mình con đường hoặc tham khảo ý kiến của những người đi trước để vạch ra đường đi phù hợp.
……
* Tổng kết:
Câu 5:
II. LÀM VĂN:
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân viết:
Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đả trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chủng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chi ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò [...]. Mặt sông trong tích tắc lòe sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cổ nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tia, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tinh tảo của người cầm lái. Vậy là phả xong cải trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghi mắt, phải phả luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cải bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vắng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy...
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.188-189)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích trên; từ đó nhận xét nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Nguyễn Tuân là một trong chín tác gia của văn học dân tộc, là mảng màu độc đáo trong bức tranh văn học. Là nhà văn uyên bác và tài hoa, một trí thức yêu nước, giàu tinh thần dân tộc. Phong cách được gói gọn trong một chữ ”ngông” của một tài năng, một cá tính độc đáo, không trộn lẫn Là nhà văn của chủ nghĩa duy mỹ, cả một đời say mê đi tìm cái đẹp, cái thật ở đời
- Người lái đò Sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc. Tác phẩm được in trong tập Tùy bút Sông Đà. Đây là tác phẩm ký xuất sắc thể hiện được tài năng cũng như phong cách độc đáo, tài hoa của nhà văn
- Khái quát vấn đề: Sự hung bạo của con sông Đà thông qua cuộc giao tranh giữa ông lái đò và con sông Đà; từ đó nhận xét nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích.
II. Phân tích
1. Cảm nhận đoạn trích.
- Trùng vi thứ nhất là một trận địa hiểm hóc, Sông Đà tung hết những binh hùng tướng mạnh, lợi dụng vào thế chủ nhà để quật ngã con thuyền. Ông lái đò vào thế trận này hoàn toàn bị động trước trận địa giăng sẵn. Sông Đà bố trí của sinh phía tả ngạn, "ngụy trang" trong sóng nước, nếu là những tay lái đò non trẻ sẽ khó mà nhận ra. Bốn cửa tử được giăng mắc trên sông để đánh lừa con thuyền. Trong vòng này, Sông Đà chọn cách đánh phủ đầu.
- Người lái đò đã tối tắm mặt mũi trước những đòn đánh hiểm, phải cắn răng chịu đựng, bằng kinh nghiệm lái đò, ông cố giữ cho con thuyền không bị đội lên: "Hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình". Sông Đà tung ra những ngón đòn võ hiểm hóc. Nào là đá trái, thúc gối, bẻ, nhưng đều phải chịu thua trước ông lái đò. Ngay lập tức Sông Đà đổi chiến thuật sang ngón vật: "Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra". Một luồng sóng nước ôm lấy thắt lưng ông lái đò mà vật xuống, trong khi ông còn loay hoay chống đỡ, thì một luồng nước khác đá đánh vào yếu huyệt hạ bộ. Đây là đòn đánh tử hiểm tưởng rằng sẽ kết thúc trận đấu. Ông lái đò trước đòn đánh diểm mắt hoa lên, nhưng ông vẫn cố nén cơn đau, mặt ông trắng bệch, nhưng giọng vẫn sắc lạnh tỉnh táo, cơn đau của thân thể không làm lu mờ đi sự sáng suốt và lý trí của ông lái đò, ông tỉnh táo điều khiển con thuyền lái vào cửa sinh nằm lập lờ trong sóng nước. Vậy là vòng đầu tiên của trùng vi thạch trận đã bị ông đò vượt qua.
- Vòng này Sông Đà bố trí cửa sinh nằm lệch phía hữu ngạn, mở ra thêm nhiều cửa từ gọi là tập đoàn cửa tử.
Trong vòng này, lũ sóng nước đánh như thể là quân liều mạng, sóng nước như lũ hùm, lũ beo. Ông lái đò chưa kịp nghỉ tay nghỉ mắt đã phải phá luôn vòng hai. Vòng này ông đã lấy lại được thế chủ động. Bằng kinh nghiệm mười năm sông nước, "Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá", "đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này". Nếu ví Sông Đà là một thiên anh hùng ca, thì ông lái đò đã thuộc đến từng dấu chấm, dấu phẩy, thậm chỉ cả những chỗ xuống dòng.
- "Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưới đến cùng như là cưỡi hổ". Ông đò đã hóa thành tay kị sĩ thuần phục con thú hoang sông Đà. Nắm lấy cái bườm sóng Sông Đà mà ghì xuống. Sông Đà không chịu thua, khi con đò lái về hướng cửa sinh bên cánh phải, một đội thủy quân nước đã ủa ra, đánh úp phía sau lưng, hướng con thuyền vào tập đoàn của tử. Ông đò đã quá hiểu bọn này, cho nên ông nhẹ nhàng chống đỡ. "Đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến". Bọn thủy quân và bọn đá phải lắc đầu thất vọng.
Sau đó ông lái miết một đường chéo để lách vào cái cửa sinh, vượt qua vòng thứ hai.
2. Nhận xét nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích.
- Nguyễn Tuân cố ý tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình. Tình huống
thử thách là những trùng vi thạch trận được tái hiện bằng cách huy động vốn tri thức của rất nhiều lĩnh vực. Nhờ đó chiến trường Sông Đà được hiện lên cụ thể.
- Nguyễn Tuân đã sử dụng một ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, hoàn toàn phù hợp với đối tượng.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.