(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT chuyên Thái Bình lần 3 có đáp án
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT chuyên Thái Bình lần 3 có đáp án
-
95 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Phương pháp: Căn cứ các thể thơ đạt đã học.
Cách giải:
Thể thơ: tự do.
Câu 2:
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo bài thơ, thời gian là: thời gian chính là ngân hàng mở để chúng ta/ ký gửi tất cả những gì đang có mà không cần bất cứ sự thế chấp nào; và: thời gian cũng chính là kẻ cắp có quyền lực nhất/ bởi chính nó cũng âm thầm lấy đi tất cả những gì chúng ta đang có.
Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong các câu thơ:
người như ngựa, tung hô rồi kéo thời gian phi nhanh
người như sên, lặng lẽ nếm từng giọt thời gian mật ngọt
Phương pháp: Căn cứ bài so sánh, phân tích.
Cách giải:
- Hình ảnh so sánh: “người” ví với “ngựa”, “người” ví với “sên”,
- Tác dụng:
+ Sử dụng hình ảnh so sánh giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung, câu thơ sinh động, hấp dẫn hơn.
+ Sử dụng hai hình ảnh so sánh trong thế đối lập tác giả nhầm nhấn mạnh mỗi người có cách sử dụng thời gian khác nhau: người sống nhanh thì tận dụng mọi khoảnh khắc để làm việc; người sống chậm lại chậm rãi để tận hưởng mọi thú vui, vẻ đẹp của cuộc sống.
+ Qua đó tác giả thể hiện quan niệm về sống nhanh, sống chậm.
Câu 4:
Người giết thời gian bằng việc làm vô ích thì thời gian chết người giết thời gian bằng việc làm có ích thì thời gian sống. Anh/chị có đồng tình với quan niệm trên hay không? Vì sao?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Hoc sinh đưa ra quan đi ̣ ểm cá nhân và có lí giải phù hợp.
Gơị ý :
- Đồng tình với quan điểm: Người giết thời gian bằng việc làm vô ích thì thời gian chết: những ai tiêu phí thời gian vào những việc làm vô ích thì thời gian đối với họ không có ý nghĩa, giá trị gì. Còn đối với những người “giết chết thời gian bằng việc làm có ích thì thời gian sống: những người tiêu phí thời gian vào việc làm có ích thì thời gian rất có giá trị và ý nghĩaCâu 5:
II. LÀM VĂN
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài viết:
Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thể cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ủng, gió và rét rất dữ dội.
Những trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ [...]. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.
Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.
Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa.
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.
Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trở một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008)
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét ngắn gọn về chất thơ trong tác phẩm.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Làm thế nào để người trẻ có thể sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả
* Bàn luận:
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
- Sử dụng thời gian hiệu quả là cách sử dụng, phân bổ thời gian vào công việc, học tập, vui chơi giải trí sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất.
- Sử dụng thời gian hiệu quả sẽ giúp mọi công việc được hoàn thành đúng thời hạn, hoàn thành tốt, từ đó giúp cân bằng cuộc sống.
- Làm thế nào để người trẻ sử dụng thời gian hiệu quả?
+ Lên kế hoạch làm việc mỗi ngày.
+ Kỉ luật đối với tất cả các kế hoạch đã đề ra.
+ Không bỏ dở, luôn kiên trì đến cùng với tất cả các đề hoạch đã định.
+ …
HS lấy dẫn chứng phù hợp.
- Phê phán những người lãng phí thời gian, dùng thời gian vào những việc vô bổ.
* Tổng kết vấn đề.