(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu có đáp án
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu có đáp án
-
83 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
Theo tác giả, lý do khiến nhiều người trẻ hiện nay bị coi là "thế hệ bông tuyết" là gì?
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.
Cách giải:
Vì: thế hệ mỏng manh, yếu đuối.
Câu 3:
Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng “các thế hệ nên đối diện và đối thoại”?
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
- Các thế hệ nên đối thoại có thể hiểu là: các thế hệ nên ngồi lại với nhau để trao đổi, để hiểu những nhu cầu, mong muốn của nhau. Từ sự trao đổi đó mà các thế hệ sẽ gắn kết và hiểu nhau hơn.
Câu 4:
Theo anh/ chị cần phải làm gì để không trở thành “thế hệ bông tuyết” mà tác giả đoạn ngữ liệu đề cập?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân phù hợp.
Gơị ý :
- Thẳng thắn trao đổi, nói chuyện với bố mẹ về những mong muốn của bản thân.
- Bản thân cũng chủ động tìm hiểu, cân bằng cảm xúc.
Câu 5:
II. LÀM VĂN
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những trải nghiệm của bản thân trong việc kết nối với gia đình.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
1. Giới thiệu vấn đề: trải nghiệm của bản thân trong việc kết nối với gia đình.
2. Bàn luận
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, dưới đây là gợi ý của Ban chuyên môn TS247.com
- Giải thích: kết nối gia đình là gì?
- Em đã có những hoạt động nào để kết nối gia đình với nhau?
- Ý nghĩa của những hoạt động kết nối đó là gì?
3. Tổng kết vấn đề.
Câu 6:
II. LÀM VĂN
Khép lại tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu viết:
Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên màu hồng hồng của ảnh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông...
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12, tập 2,
NXB Giáo dục, tr 77,78).
Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết tấm ảnh trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học nước ta hiện nay” (Nguyên Ngọc). Nếu trước 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn thì từ những năm 80 của thế kỉ XX ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
- Chiếc thuyền ngoài xa (1983) là một trong những sáng tác tiêu biểu của Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975. Tác phẩm ra đời khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đã kết thúc, đất nước thống nhất trong nền độc lập, hòa bình. Cuộc sống với muôn mặt đời thường đã trở lại sau chiến tranh, nhiều vấn đề của đời sống, nhiều quan niệm đạo đức cần được nhìn nhận lại… Tác phẩm mang xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới: thiên về hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường…
* Khái quát vấn đề nghị luận: Chi tiết tấm ảnh và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
II. Phân tích:
1. Phân tích đoạn trích:
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích được trích từ phần cuối cùng của tác phẩm: Anh mang về một tấm ảnh chụp cảnh biển và nhiều năm sau đó tấm ảnh được treo ở nhiều nơi.
a. Vẻ đẹp và ý nghĩa thực của bức ảnh đối với Phùng:
- Là một bức ảnh rất nghệ thuật, là một cảnh đắt trời cho, một vẻ đẹp toàn bích hiếm có, mà có lẽ đời nghệ sĩ khó có thể gặp lần hai.
- Thế nhưng đằng sau đó là cả một câu chuyện, cả một cuộc đời nhiều đau khổ, cả một góc khuất của xã hội lúc bấy giờ:
+ Cảnh một người đàn bà làng chài xấu xí, thô kệch bị người chồng cục súc vũ phu hành hạ, nhiếc móc không thương tiếc.
+ Cảnh đớn đau khi người phụ nữ câm lặng chịu nhục, đứa con trai chấp nhận tiếng bất hiếu để bảo vệ mẹ.
+ Là cả một câu chuyện rất dài về cuộc đời của một người đàn bà miền biển với đức hy sinh và vẻ đẹp tâm hồn trân quý.
- Bản thân Phùng khi đứng trước bức ảnh để đời ấy, anh không chỉ có cảm nhận của một người nghệ sĩ đơn thuần yêu cái đẹp, mà nó còn là một bài học, một phát hiện mới trong cuộc đời.
+ Đối với vẻ đẹp toàn bích, hiếm có của bức ảnh anh dường như lại không hài lòng, thậm chí có phần hụt hẫng và tiếc nuối.
+ Phùng "mỗi lần ngắm kỹ" bức ảnh, cái anh thật sự thấy không phải là cảnh sương sớm ban mai, mà chính là cuộc đời của một người đàn bà mưa nắng nhọc nhằn, là vẻ đẹp đạo đức của một con người có tấm lòng nhân hậu vị tha hơn tất cả.
b. Hình ảnh người đàn bà làng chài sau bức ảnh:
- Hình ảnh người đàn bà làng chài đó chính là một hình ảnh rất thực tế về con người Việt Nam sau chiến tranh: đói nghèo, khổ cực, lam lũ.
=> Nhận thức một cách rõ rệt về thực trạng cuộc sống nhân dân và những trăn trở về một giải pháp để thay đổi nó.
- Thể hiện một quan điểm trong sáng tác của tác giả ấy là "nghệ thuật vị nhân sinh"
- Nhìn ra được sự day dứt, nuối tiếc và ám ảnh của nhân vật Phùng, khi anh nhận ra rằng dường như bức ảnh nghệ thuật ấy đã quá ra rời, thậm chí làm che lấp đi những vẻ đẹp, những diễn biến trong đời sống thực tế, trở nên không thực, hào nhoáng, chia cắt, phân tầng xã hội.
- Hình ảnh "Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân chị giẫm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông..." là biểu hiện của dòng chảy cuộc sống, số phận của nhân vật, trở thành một trong những mảnh ghép "không ai nhớ mặt đặt tên" của xã hội.
=> Nghệ thuật xuất hiện từ cuộc sống, nhưng không phải lúc nào cuộc sống cũng có vẻ đẹp thập toàn thập mỹ lý tưởng mà chỉ có cách thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ thì mới có thể kéo gần khoảng cách giữa chúng.
2. Nhận xét quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
- Về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải gắn liền với cuộc đời, xuất phát từ cuộc đời và quay trở lại phục vụ cho cuộc đời.
III. Kết luận
- Khái quát lại nhận định.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.