IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Sầm Sơn có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Sầm Sơn có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Sầm Sơn có đáp án

  • 92 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính.
Xem đáp án
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả : “ Sử dụng nguyên tắc hay luật lệ một cách cứng nhắc, vô cảm” là biểu hiện của điều gì?
Xem đáp án
Theo tác giả : “ Sử dụng nguyên tắc hay luật lệ một cách cứng nhắc, vô cảm cảm thì đó chỉ là thái độ bảo vệ sự yếu đuối, cố chấp và hờ hững của ta mà thôi.

Câu 3:

Nêu rõ quan điểm của tác giả trong phát ngôn sau : “Sống là để được tự do và hạnh phúc chứ không phải để nắm giữ hay tôn sùng nguyên tắc.”
Xem đáp án
Mục đích của cuộc sống là để được tự do và hạnh phúc còn nguyên tắc là phương tiện, cách thức để đạt mục đích đó; Không được cứng nhắc hay tuyệt đối hóa giá trị của nguyên tắc.

Câu 4:

Anh (chị) có đồng ý với nhận định “Và khi ta đã thật sự vững chãi rồi thì nguyên tắc hay không nguyên tắc đều không gây phiền phức hay trở ngại cho ta nữa.” ?
Xem đáp án

- Thí sinh có thể đồng tình với quan niệm, có thể không đồng tình…

- Những lí lẽ đưa ra phải có tính thuyết phục trên tinh thần bàn luận nghiêm túc, thiện chí. Sử dụng thao tác lập luận phù hợp, có dẫn chứng tiêu biểu.

Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - Hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về giá trị của việc: “Ta đã tìm thấy sức mạnh từ trong chính tâm hồn mình”.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn nghị luận

Thí sinh có thể trình bày đọan văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

 Ta đã tìm thấy sức mạnh từ trong chính tâm hồn mình

c. Triển khai vấn đề nghị luận

    Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách. Có thể triển khai theo hướng sau:

-  Bản lĩnh, tự chủ, tự do, hạnh phúc, bình an, hiểu mình, hiểu người... hơn

- Phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực bản thân

- Trợ giúp người khác nhiều nhất có thể

- Tạo nên thành tựu lớn cho cuộc sống

- Trở thành một phần độc đáo của chuỗi sự sống vô tận

Câu 6:

II. LÀM VĂN

Trong đoạn trích Đất Nước trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:

“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”...

                     (Trích “Đất Nước”, trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm; Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.121,122)

           Anh ( chị) hãy cảm nhận đoạn trích trên, từ đó nhận xét những khám phá của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước được thể hiện trong đoạn trích.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

tưởng Đất Nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại, từ đó nhận xét về khám phá của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước; thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư sâu lắng, cảm xúc nồng nàn. “Đất nước” là đoạn thơ trích từ chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971.

- Trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích nằm ở phần hai của chương V. Nội dung bao trùm cả đoạn thơ là tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.
Cảm nhận đoạn trích

- Nhà thơ khẳng định tư tưởng “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”, lời khẳng định ấy đã thể hiện một cách chân thành, mãnh liệt tình cảm của nhà thơ đối với dân tộc.

- Tác giả trở về với cội nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích.

+ Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh về tình cảm thủy chung trong tình yêu của con người Việt Nam. Từ ý thơ trong ca dao “Yêu em từ thuở trong nôi/ Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”. 

+ Nhân dân gìn giữ và truyền lại cho ta quan niệm sống đẹp đẽ, sâu sắc, ca dao đã “dạy anh biết” – Sống trên đời cần quý trọng tình nghĩa, phải  “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”. Câu thơ ấy lấy ý từ ca dao “Cầm vàng mà lội qua sông/Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng”. Nhân dân đã dạy ta rằng: ở đời này còn có thứ quý hơn vàng bạc, châu báu ngọc ngà… Đó là tình nghĩa giữa con người với con người. Bởi vậy, nghĩa với tình còn nặng hơn nhiều lần giá trị vật chất.

+ Nhân dân đã dạy ta phải biết quyết liệt trong căm thù và chiến đấu “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu”. Hai câu thơ đã gợi lại biết bao cuộc kháng chiến oanh liệt, trường kì của nhân dân trong biết bao cuộc chiến vệ quốc vĩ đại.  Từ thuở lập nước, ông cha ta đã luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm. 

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng chất liệu là văn học văn hóa dân gian.

+ Điệp ngữ “Đất Nước” được nhắc lại nhiều lần cùng với việc nhà thơ luôn viết hoa hai từ “Đất Nước” tạo nên một tình cảm thiêng liêng xiết bao tự hào về non sông gấm vóc Việt Nam.

+ Giọng điêu tha thiết yêu thương, tự hào...
Nhận xét những khám phá của Nguyễn Khoa Điềm vê Đất Nước được thể hiện trong đoạn trích.

- Tất cả giá trị của Đất nước không thể tách rời với nhân dân

- Nhân dân là cội nguồn của Đất nước

- Tạo nên hình tượng Đất nước độc đáo, với chiều sâu thăm thẳm

- Tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của Văn học Cách mạng...

Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương