(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 28)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 28)
-
49 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nêu một ví dụ về hình thức ngôn ngữ “đối thoại trong độc thoại” của đoạn trích.
Đoạn trích có nhiều đoạn văn đối thoại nhưng thực chất là lời độc thoại của nhân vật người hoạ sĩ. Chẳng hạn: Đoạn từ “Đồ dối trá...” đến “.. Anh cút đi”; Đoạn từ “Lần này anh..” đến “anh biết đấy”. (Học sinh chọn nêu được một ví dụ lời độc thoại của nhân vật hoạ sĩ, trong đó có hai lượt lời: lời của người thợ cắt tóc — anh chiến sĩ thồ tranh năm xưa mà hoạ sĩ tưởng như anh đang nói với mình và lời đáp trong tưởng tượng của hoạ sĩ với người thợ cắt tóc.)
Câu 2:
Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.”
Học sinh nêu được một trong hai biện pháp tu từ sau: (1) Biện pháp tu từ liệt kê – tác giả đã liệt kê một loạt các từ ngữ thể hiện đặc điểm cảm xúc, tình thái của “đôi mắt mở to”: khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm. (2) Biện pháp tu từ chêm xen thành phần biệt lập khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm được xen vào ngay sau bộ phận nêu thông tin chính của câu (đôi mắt mở to).
Câu 3:
Nhận xét về những cách xưng hô của anh thợ cắt tóc với nhân vật “tôi”.
Trong văn bản có sự thay đổi cách xưng hô của anh thợ cắt tóc với nhân vật “tôi”: (1) Xưng hô: tạo – mày: Thể hiện thái độ tức giận khi người hoạ sĩ đã gián tiếp khiến cho bà mẹ của anh bị mù loà cả hai con mắt vì tưởng rằng anh đã hi sinh. Đây là cách xưng hô diễn ra trong tưởng tượng của người hoạ sĩ, nên cách xung hô này cũng là lời tự vấn nghiêm khắc của ông với chính bản thân mình. (2) Xưng hô bác/ anh – tôi: Thái độ tôn trọng, lịch sự của người thợ cắt tóc với khách hàng của mình.
Câu 4:
Có những bức tranh nào được nói đến trong đoạn trích? Nhận xét về ý nghĩa của những bức tranh đó.
Trong văn bản có hai bức tranh được nói đến: bức tranh người hoạ sĩ vẽ chân dung anh chiến sĩ giải phóng, và bức chân dung tự hoạ của người hoạ sĩ: Bức vẽ chân dung anh chiến sĩ giải phóng vừa đem lại thành công cho người hoạ sĩ, đồng thời lại là bằng chứng về sự vô tình, vô tâm của ông khi đã quên đi lời hứa với anh chiến sĩ. Bức chân dung tự hoạ thứ hai là bằng chứng về sự sám hối, giúp người hoạ sĩ tự nhìn thẳng vào chính lỗi lầm của bản thân trong quá khứ để không trốn tránh thực tại. Hai bức tranh này xuất hiện trong diễn biến cốt truyện, soi vào nhau, chiếu rọi sự giằng xé trong thế giới tinh thần của nhân vật.
Câu 5:
Anh/ Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu văn: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.
Câu văn: “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình” là “lời đề nghị rụt rè” của một người thơ cắt tóc, mang theo thông điệp có tính triết lí sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đó là thông điệp về sự thức tỉnh của lương tri và trách nhiệm cá nhân trước những hành động trong quá khứ mà mỗi người không thể biện minh hay lảng tránh mà cần dũng cảm đối mặt. Thông điệp ấy được chuyển tải từ chính thái độ ứng xử của hai nhân vật trong câu chuyện: thái độ nhã nhặn lịch sự của người thợ cắt tóc lại chính là thứ ánh sáng “khai tâm”, giúp người hoạ sĩ nhận ra được lẽ phải, cái cao đẹp đang tồn tại một cách đích thực trong cuộc đời này
Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về bối cảnh đất nước được thể hiện trong đoạn thơ sau.
Khi con sinh trời đã xanh rồi
Có vạch trắng của đường bay tên lửa
Cây lá màu nguỵ trang lúc nào chẳng rõ
Mặt đất dọc ngang xẻ những chiến hào
Lời mẹ ru không chỉ ngọt ngào
“Cái bống ngủ ngon, cánh cò bay mải,...”
Bởi khi bay có cánh cò đã gãy
Trong lúc ngủ say cái bống vẫn giật mình.
(Khi con ra đời, in trong Hoa dọc chiến hào,
Xuân Quỳnh, NXB Văn học, Hà Nội, 1968, tr.31-32)
a. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: Cảm nhận về bối cảnh đất nước thời chiến tranh được thể hiện trong đoạn thơ của Xuân Quỳnh.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Bối cảnh “khi con ra đời” thật đặc biệt: khoảng trời xanh không còn bình yên mà có “đường bay tên lửa”, màu lá xanh thành “lá nguỵ trang”, mặt đất thành “những chiến hào”, cuộc sống của những đứa trẻ cũng không thể bình yên trong lời ru ngọt ngào của mẹ mà có những cánh cò “đã gãy”, cái bống “vẫn giật mình” trong giấc ngủ say. Đoạn thơ đem đến cho người đọc những cảm nhận cụ thể về một thời điểm lịch sử đã qua của dân tộc, đó là những tháng ngày đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, những đứa trẻ sinh ra đã phải đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, phải quen với cuộc sống thời chiến. (2) Bối cảnh bom đạn chiến tranh được tác giả khắc hoạ với những chất liệu rất cụ thể mang hơi thở của cuộc sống và những hình ảnh ẩn dụ thấm đẫm ý vị dân gian, do vậy đem đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người đọc. Đoạn thơ như một thước phim ghi lại cho các thế hệ sau này biết đến những ngày tháng gian khổ của dân tộc, từ đó thêm trân trọng, biết ơn những người đã cống hiến, hi sinh để đem lại cuộc sống yên bình hạnh phúc
hôm nay.
c, Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
Câu 7:
Có ý kiến cho rằng: Chúng ta có thể phàn nàn vì bụi hồng có gai hoặc vui mừng vì bụi gai có hoa hồng.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Lựa chọn cách nhìn nhận các vấn đề trong thực tiễn và thái độ sống như thế nào là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi người – Chúng ta có thể phàn nàn vì bụi hồng có gai hoặc vui mừng vì bụi gai có hoa hồng.
b. Thân bài
b1. Giải thích: (1) Mượn hình ảnh hoa hồng và bụi gai để đề cập đến những cách nhìn khác nhau về cuộc sống và những thái độ sống khác nhau. (2) Câu nói chỉ như một nhận định khách quan về cuộc sống nhưng có thể đem đến cho người tiếp nhận những suy nghĩ về việc lựa chọn thái độ sống.
b2. Nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh bảo vệ suy nghĩ, quan điểm đã nêu
(1) Việc phàn nàn vì bụi hồng có gai hay vui mừng vì bụi gai có hoa hồng là hai cách nhìn cuộc sống cũng như hai thái độ sống thường gặp. Mỗi người từ những góc nhìn khác nhau sẽ có những ấn tượng khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. (2) Sự khác biệt, thậm chí đối lập của hai thái độ sống (phàn nàn hoặc vui mừng) trước cùng một sự việc thể hiện những cách suy nghĩ và cách sống tự thân (tích cực hay tiêu cực) của mỗi người, không phụ thuộc vào thực tại khách quan. (3) Chứng minh bằng những bằng chứng thực tế hoặc sách vở về những góc nhìn và thái độ sống của con người.
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Rút ra ý nghĩa về việc lựa chọn thái độ sống của mỗi người: nếu chúng ta suy nghĩ tích cực thì sẽ có những hành động tích cực, điều này sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực không chỉ cho cá nhân mình mà còn có thể lan toả đến những người xung quanh. (2) Cũng có thể giữ một thái độ khách quan, chẳng hạn coi bụi gai và hoa hồng là sự tồn tại tất yếu của những sự vật, hiện tượng khác nhau trong thực tại vì chúng phụ thuộc và nâng đỡ nhau, từ đó có sự chủ động trong cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân. (3) Liên hệ cá nhân, chia sẻ trải nghiệm hoặc ấn tượng về câu nói trên, nêu bài học nhận thức của cá nhân từ ý kiến đó.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và gửi gắm thông điệp sống tới người đọc.