(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 33)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 33)
-
59 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Truyện viết về đề tài gì?
Đề tài của truyện: người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 2:
Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau: “Song đến nơi chỉ thấy bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở trên cành cây xao xác”.
Học sinh chỉ ra được một trong hai biện pháp tu từ sau: (1) Biện pháp tu từ đối: bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân. (2) Biện pháp tu từ liệt kê: bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở trên cành cây xao xác.
Câu 3:
Nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản.
Tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản: (1) Góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm và thái độ, tư tưởng của tác giả: Khẳng định nỗi oan uổng, vẻ đẹp khí tiết của người phụ nữ được chứng giám; Nhấn mạnh thái độ bất bình trước thực tại qua số phận bất hạnh của người phụ nữ khi họ không thể tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống đời thường ở xã hội đương thời; Giảm bớt tính bi kịch của số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thể hiện mong ước người phụ nữ có phẩm chất tốt sẽ có kết cục tốt đẹp,... (2) Tạo tính li kì, hấp dẫn cho tác phẩm.
Câu 4:
Phát biểu chủ đề của truyện.
Chủ đề: Truyện phản ánh số phận đau khổ, thiệt thòi và vẻ đẹp đáng trân trọng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 5:
Lời bình cuối truyện không chỉ cho thấy thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật, mà còn là thông điệp về việc “tự sửa mình”. Hãy đánh giá về ý nghĩa của thông điệp này đối với con người trong bối cảnh xã hội ngày nay.
Học sinh nêu được sự đánh giá của bản thân và lí giải phù hợp. Ví dụ: Trong xã hội ngày nay, thông điệp trong lời bình vẫn có ý nghĩa sâu sắc, bởi lẽ, mỗi con người đều có những mặt tốt đẹp đáng trân trọng và những điều chưa hoàn hảo. Do đó, cần biết tự nhận thức để “tự sửa mình”, khắc phục những thiếu sót, hạn chế,... làm cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi cá nhân biết “tự sửa mình” sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho người thân, gia đình và xã hội,...
Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng “gió” trong văn bản sau:
CỞI GIÓ
Một ngày gió nâng tôi lên cao
Tôi nhìn xuống thấy một con kiến bị cầm tù trong hộp thư điện tử nhiều ngăn, trong chiếc điện thoại di động thỉnh thoảng lại đổ chuông
Một ngày gió nâng tôi lên cao
Tôi nhìn xuống thấy một con chim bị cầm tù trong tiếng ngợi ca của bầy đàn, trong những mốc giới hạn mĩ cảm đã được sắp đặt
Một ngày gió nâng tôi lên cao
Gió trao tôi đôi cánh
Và bảo tôi hãy cởi gió ra và bay lên trên ý nghĩ.
(Nguyễn Phan Quế Mai, Tạp chí Sông Hương, số 265, tháng 3/2011)
a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng “gió” trong văn bản.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Sự sáng tạo trong cách xây dựng hình tượng, sử dụng ngôn từ: nhân cách hoá, hữu hình hoá ngọn gió thông qua trí tưởng tượng bay bổng, độc đáo. (2) Sự sáng tạo trong ý tưởng, nội dung biểu đạt: gió trở thành người bạn nâng đỡ “tôi” vượt lên hiện thực để quan sát cuộc sống một cách toàn diện, thức nhận về sự tù túng của con người trong thế giới vật chất, trong những ảo tưởng bởi sự bủa vây của ngợi khen, ca tụng, trong những thói quen đến mòn đi của cảm nhận, suy nghĩ,...; gió trao cho “tôi” đôi cánh, khích lệ “tôi” dám vượt thoát bứt phá từ những gì mình đã được nâng đỡ, trao nhận, học tập,... để tự tạo ra “đôi cánh” của bản thân. (3) Tác dụng của sự sáng tạo hình tượng “gió” trong văn bản: Khơi gợi ở người đọc những khát vọng đẹp đẽ: khát vọng vượt thoát khỏi những “quán tính” của hành động, cảm xúc, suy nghĩ, dám bứt phá bằng nội lực của tư duy,...; tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn cho văn bản.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng “gió” qua sự sáng tạo của nhà thơ.
Câu 7:
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một xu thế tất yếu và là một lợi thế không thể phủ nhận của con người trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, có ý kiến cho rằng, nếu không sử dụng AI đúng cách, thế hệ trẻ không những không đồng hành với bước tiến của nhân loại mà thậm chí còn “đi lùi” trong việc tạo ra giá trị cho bản thân.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về vấn đề sử dụng AI và việc phát triển giá trị của bản thân.
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sử dụng AI và việc phát triển giá trị của bản thân.
b. Thân bài
b1. Giải thích: (1) AI (tiếng Anh: Artifical Intelligence) hay trí tuệ nhân tạo chính là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, phân biệt với trí thông minh nhiên của con người. Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo rất phong phú, đa dạng và có thể phục vụ, hỗ trợ cho hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của con người. Ví dụ ứng dụng ChatGPT, Google Assistant,... (2) Giá trị của bản thân: là những yếu tố mặt thể chất và tinh thần của mỗi người được đánh giá tích cực như sức khoẻ, trí tuệ, năng lực, phẩm chất,...; “phát triển giá trị của bản thân” là làm cho những yếu tố đó được phát huy, tăng cường. (3) Nếu quan điểm của bản thân: Có thể có một số quan điểm như sau: AI là công cụ không thể thiếu để phát triển giá trị của bản thân/ Không nhất thiết phải sử dụng AI, vẫn có thể phát triển giá trị của bản thân AI rất hữu ích nhưng cần biết sử dụng AI đúng cách thì mới có thể phát triển giá trị của bản thân.
b2. Sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh bảo vệ quan điểm đã nêu
Dưới đây là ví dụ về sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, bảo vệ quan điểm: AI rất hữu ích nhưng cần biết sử dụng AI đúng cách thì mới có thể phát triển giá trị của bản thân.
(1) Sử dụng AI đem lại cơ hội phát triển giá trị bản thân rất lớn: AI hỗ trợ học tập, công việc mọi mặt thông qua các ứng dụng tìm kiếm thông tin; xử lí dữ liệu; quản lí, sắp xếp kế hoạch; giúp tiết kiệm thời gian, công sức; tạo hứng thú,... Trong một xã hội thông tin và công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, con người không thể thiếu các công cụ hỗ trợ để xử lí công việc. Việc sử dụng AI cũng giống như bất kì sản phẩm, thành tựu nào của cuộc cách mạng số nằm trong xu thế tất yếu của thời đại. Không biết khai thác thế mạnh của các sản phẩm này, mỗi cá nhân không thể hoà nhịp được với dòng chảy của thời đại và bị tụt lại phía sau. Chỉ với một chiếc máy tính, với sự hỗ trợ của AI, bạn có thể tiếp cận mạng lưới thông tin đa dạng; có thể nhận sự tương tác, hỗ trợ để tự học tập ngoại ngữ hay các môn học khác... Tiềm năng hỗ trợ của AI ngày càng được khai thác tối đa trong mọi lĩnh vực của đời sống. (2) Tuy vậy, sử dụng AI sai cách đem đến nhiều hệ luỵ: Sử dụng AI vào những mục đích không chính đáng trong học tập sẽ tạo nên những thành tích “ảo” và đánh mất cơ hội học tập thực sự; phụ thuộc vào AI để đổi lấy sự tiện nghi, dễ dãi sẽ khiến con người trở nên lười biếng, ỷ lại về tư duy, lâu dần sẽ trở nên thụ động, mất dần đi khả năng tự học hỏi, phân tích, sáng tạo, từ đó sẽ trở nên kém linh hoạt hơn trong việc xử lí các tình huống thực tế, do vậy không phát triển; sử dụng AI để thực hiện, hỗ trợ những hành vi không tốt đẹp sẽ khiến con người lún sâu hơn vào con đường phạm pháp, thậm chí tội ác. AI có thể hỗ trợ và làm thay con người rất nhiều thao tác, nhưng con người vượt xa AI bởi cảm xúc, vì thế chỉ con người mới có thể nhìn, nghe, cảm nhận rõ nhất những thay đổi trong cuộc sống. Phụ thuộc quá nhiều hoặc sử dụng AI với mục đích không chân chính sẽ kéo lùi sự phát triển và làm mất đi bản tính nhân văn của con người. (3) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các bằng chứng trong thực tế.
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Cần có quan điểm và cách thức sử dụng AI đúng đắn: cần coi AI như một công cụ để hỗ trợ quá trình phát triển bản thân chứ không phải “người” làm thay, làm hộ, đặc biệt “tư duy” hộ; sử dụng AI đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ. (2) Luôn sống có lí tưởng, có mục đích; lấy thước đo là sự tiến bộ của bản thân qua việc không ngừng học hỏi, trau dồi các kĩ năng cũng như hướng đến bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của bản thân.
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc biết khai thác AI đúng cách để phát triển và hoàn thiện bản thân.