IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 35)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 35)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 35)

  • 50 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nêu một ví dụ về ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong văn bản.

Xem đáp án

Học sinh nêu được một ví dụ về ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong văn bản (Lời thoại của người mẹ: “Chiều mấy giờ về để mẹ nấu cơm?”. Hoặc lời thoại của người con: “Mẹ đừng chờ. Chiều tụi con ăn cơm chay nhà chùa đãi).


Câu 2:

Vì sao “mẹ đứng đó tần ngần”.

Xem đáp án

“Mẹ đứng đó tần ngần” vì “ mẹ vẫn một mình cơm nước như mọi ngày”. Học sinh có thể diễn giải cụ thể: Vì mẹ lại một mình nấu cơm, một mình ăn cơm lủi thủi, cô đơn như mọi ngày/ Vì mẹ đã mong đợi trong ngày lễ Vu lan hôm nay, các con ăn cơm cùng mẹ, để mẹ không một mình.


Câu 3:

Chỉ ra và nêu tác dụng của tình huống truyện trong văn bản.

Xem đáp án

(1) Tình huống truyện trong văn bản: ngày lễ Vu lan, các con chuẩn bị lễ thật lớn lên chùa báo hiếu, sau đó thông báo rằng sẽ ở lại ăn cơm trên chùa, để mẹ ở nhà một mình, trong khi mẹ luôn mong đợi các con về cùng ăn cơm. Đây là kiểu tình huống hành động, thông qua diễn biến của hành động, lời nói của các con để thấy được sự mâu thuẫn, nghịch lí trong hành động của họ (lên chùa làm lễ Vu lan báo hiếu đê mę ở một mình trơ trọi, buồn tủi). (2) Tác dụng của tình huống truyện: + Làm nổi bật sự vô tâm, hời hợt của các con; nhấn mạnh việc các con đã bỏ lỡ cơ hội báo hiếu mẹ một cách giản dị, chân thành, có ý nghĩa; + Gửi gắm thông điệp giàu ý nghĩa: Đừng mải chạy theo kiểu lễ lạt hình thức, đua đòi, xa hoa mà quên rằng: ở bên mẹ, làm mẹ vui là cách báo hiếu đúng đắn và thiết thực nhất. Nội dung nhắc nhở, phê phán những người con nhẹ nhàng mà nghiêm khắc, thấm thía chính là chủ đề tư tưởng của truyện; + Thể hiện sự sáng tạo độc đáo của tác giả, tạo sức hấp dẫn cho truyện.


Câu 4:

Anh/ Chị tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào của văn bản? Vì sao?

Xem đáp án

Học sinh lựa chọn và trình bày triết lí nhân sinh phù hợp với nội dung của văn bản và lí giải. Ví dụ: (1) Văn bản thể hiện triết lí nhân sinh về vấn đề báo hiếu của con cái với cha mẹ: cách báo hiếu thiết thực nhất của con cái là làm sao để cha mẹ được vui vẻ, hạnh phúc. Hãy ở bên cha mẹ nhiều hơn, yêu thương và chăm sóc cha mẹ tận tình, thiết thực bất cứ lúc nào,... (2) Đây là triết lí sâu sắc, giàu ý nghĩa, được thể hiện hàm súc qua một truyện cực ngắn. Qua việc xây dựng tình huống mâu thuẫn (ngày lễ Vu lan, các con “báo hiếu” bằng cách cúng lễ, ăn chay ở chùa và để mẹ một mình cơm nước “như mọi ngày”), câu chuyện đề cập đến nghịch lí vẫn gặp trong đời sống: người ta chạy theo những thứ phô trương, xa vời mà không làm những điều thiết thực, gần gũi; từ đó cảnh tỉnh con người cần gạt bỏ những việc làm mang tính hình thức, phô trương để trân trọng và biết ơn những giá trị thực trong cuộc sống hàng ngày.


Câu 5:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản truyện kí sau:

    Mấy ngày nay, chị Quyên không có giờ nghỉ. Nghe tin vợ anh Nguyễn Văn Trỗi tới dự Đại hội Phụ nữ miền Nam, đại biểu các khu, các tỉnh đều tới thăm hỏi. Chị Quyên đành hẹn tôi sau mỗi buổi họp tối ở hội trường về, chị sẽ tranh thủ kể từng đoạn, những lần cuối cùng chị đã gặp anh, đã được sống bên anh trong các trại giam và khám tử hình.

[...]

    Vào khoảng chín giờ sáng, bỗng nhiên tôi thấy ập vào nhà bảy tám thằng cảnh sát, giải theo một người bị còng tay ra sau lưng. Thoạt đầu, tôi vẫn chưa tin là anh Trỗi. Nhưng vừa thoảng thấy tôi, anh nói ngay, nói to: “Quyên, anh bị bắt”.

    Tôi đứng sững sờ nhìn anh đi thẳng tới trước mặt tôi. Chỉ có qua một đêm, thân hình anh thay đổi hẳn: bộ quần áo xanh của anh bê bết những bùn máu, gần như đổi sang màu khác, mặt anh hốc hác, bầm tím, đầu tóc rối tung. Chúng đẩy anh ngồi xuống giường. [...] Mấy tên cảnh sát đứng quanh giường anh bực tức nhìn nhau. Chúng động đậy chân tay muốn nổi khùng. Riêng tên chủ sự vẫn nhỏ nhẹ:

    - Anh nên nghĩ đến người vợ trẻ và đẹp của anh. Anh nên thương cô ấy, đừng nên cưới người ta ít ngày, bây giờ bỏ mặc đời người ta dang dở.

    -Từ năm ngày nay tôi bị bắt, các ông luôn luôn mang chuyện tôi mới cưới vợ ra để dụ dỗ. Các ông mang hình vợ chồng tôi chụp hôm cưới vào, tán tỉnh hạnh phúc này nọ, định làm cho tôi cam tâm vì vợ mà quên mất Tổ quốc. Các ông làm việc đó hoàn toàn không có kết quả đâu. Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả.

[...]

    Tối nay chị Quyên không còn chăm chú kể chuyện với tôi được nữa. Chốc chốc chị lại nhìn đồng hồ. Ở gian nhà bên có tiếng một chị vừa gọi sang: “Quyên ơi, sắp đến giờ rồi đấy!”.

Ra cả mấy dãy nhà quanh đây đều biết đêm qua đài Hà Nội đã báo tin: nay buổi tám giờ rưỡi có truyền thanh toàn bản thuyết minh cuốn phim “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi”.

    Ngay từ phút đầu, mọi người đã cảm thấy như chính mình đang được xem cuốn phim đó, đang theo chân anh tới pháp trường. Tiếng người thuyết minh lúc tha thiết nghẹn ngào, lúc căm thù tột độ dẫn dắt người nghe qua dần từng cảnh: anh đang nói trước các nhà báo, anh dừng lại nhìn mảnh đất cuối cùng trồng mấy luống rau xanh, anh giật mảnh vải định che mắt anh,...

    Chị U., một giáo sư, đã nói thêm một số tài liệu quanh cái chết của anh:

    “ Tới phút chót của đời anh, những người có mặt tại pháp trường đều rất kinh ngạc. Súng đã nổ rồi, một loạt đạn đã bắn vào ngực anh nhưng từ phía anh vẫn còn vang lên những tiếng hô: “Việt Nam muôn năm!”.

    Chinh một số nhà báo đã không cầm nổi nước mắt. Họ không thể tưởng tượng một người trước cái chết lại bình thản đến như vậy, lại yêu mến đất nước mình đến như vậy. Giật băng đen bịt mắt ra, anh nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”. Bao nhiêu năm bị bọn phản động đầu độc “Việt cộng vô Tổ quốc”, một số nhà báo lúc này đã nhìn ra sự thật: Không ai yêu Tổ quốc Việt Nam bằng người cộng sản, họ đã yêu đất nước quê hương cho tới phút cuối cùng của đời họ.”

    (Trần Đình Vân[1]', Sống như Anh[2], NXB Giáo dục, 1978, tr.25-59)

 



[1] Trần Đình Vân (1926 – 2024), nhà báo Thái Duy, tên thật là Trần Duy Tấn. Quê Bắc Giang.

[2] Truyện kí “Sống như Anh” được NXB Văn học in lần đầu năm 1965, đã xuất bản hàng triệu bản ở nhiều nước trên thế giới. Truyện viết về cuộc đời ngắn ngủi và oanh liệt của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, được ghi lại qua lời kể của chị Phan Thị Quyên (vợ anh Trỗi).

 

Xem đáp án

a. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: Sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản Sống như Anh đã đem lại tác dụng nghệ thuật rõ rệt.

b) Phần triển khai: Làm rõ tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản:

(1) Yếu tố phi hư cấu trong truyện kí thể hiện ở các sự kiện, chi tiết kể về người thật, việc thật. Phi hư cấu là tôn trọng sự thật đời sống, đảm bảo tính xác thực của sự việc được kể. Trong đoạn trích, yếu tố phi hư cấu là sự việc anh Nguyễn Văn Trỗi bị giặc bắt khi làm nhiệm vụ cách mạng, là các chi tiết anh nói, anh làm trong những ngày bị giam cầm, là sự việc anh bị giặc xử bắn. Một sự thật khác nữa được nói đến trong đoạn trích là chuyện chị Quyên, vợ anh Trỗi, dự Đại hội Phụ nữ miền Nam và kể chuyện anh Trỗi cho tác giả Trần Đình Vân ghi,... Yếu tố hư cấu là sự sáng tạo của người viết khi xử lí, tổ chức tư liệu về nhân vật, sự kiện trong truyện kí. Việc tác giả truyện kí lựa chọn điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, sử dụng ngôn từ nghệ thuật để tái hiện nhịp điệu sự việc, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật; qua đó bộc lộ thái độ, quan điểm của người viết cũng là yếu tố hư cấu của truyện. Trong đoạn trích này, yếu tố hư cấu là những đoạn miêu tả chi tiết lời nói, hành động của anh Trỗi, cảm nhận về tâm sự, cảm xúc của anh dưới góc nhìn và ngôn ngữ của chị Quyên. Đặc biệt, tác giả trực tiếp kể lại đoạn thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mọi người lắng nghe phần thuyết minh phim về anh Nguyễn Văn Trỗi,... Đây là ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo riêng của tác giả Trần Đình Vân. (2) Tác dụng: + Nhờ có sự xuất hiện đồng thời của yếu tố phi hư cấu và hư cấu trong truyện, câu chuyện về anh Nguyễn Văn Trỗi vừa chân thật, gần gũi, sinh động, vừa gợi những liên tưởng, tưởng tượng, tạo ấn tượng riêng cho mỗi người đọc; + Cách triển khai truyện kể bằng cách vừa ghi theo lời kể phi hư cấu của người trong cuộc, vừa thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp đa chiều của nhân vật anh Nguyễn Văn Trỗi: vừa đời thường, gần gũi, vừa đẹp đẽ, lung linh, mang tầm vóc anh hùng, rực sáng vẻ đẹp lí tưởng của một thanh niên ưu tú trong thời kì cách mạng; + Tác giả Trần Đình Vân đã thể hiện sự yêu mến, thông cảm, xót xa chân thành đối với nhân vật anh Nguyễn Văn Trỗi, càng căm thù bọn giặc đê hèn, tàn ác, càng ngưỡng mộ, tôn vinh, ngợi ca người anh hùng. Sự hoà quyện nhuần nhuyễn giữa yếu tố phi hư cấu và hư cấu giúp người đọc vừa hiểu thêm về lịch sử dân tộc nhờ các chi tiết cụ thể, đích xác về con người và sự kiện lịch sử liên quan đến anh Nguyễn Văn Trỗi, vừa được lôi cuốn, hấp dẫn bởi hình tượng văn học được xây dựng bằng nghệ thuật ngôn từ qua cách kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của tác giả Trần Đình Vân.

c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.


Câu 6:

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trả lời câu hỏi: Người trẻ làm gì để chứng tỏ mình đang sống trong cuộc đời?

Xem đáp án

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Người trẻ đã và đang nỗ lực khẳng định sự tồn tại của bản thân trong cuộc sống, làm nhiều việc để thể hiện ý thức của mình về cuộc sống hiện tại, thể hiện trách nhiệm đối với bản thân và xã hội. Vấn đề nghị luận được đặt ra trong một câu hỏi: Người trẻ làm gì để chứng tỏ mình đang sống trong cuộc đời?

b. Thân bài

b1. Giải thích: (1) Người trẻ là người ở độ tuổi thanh niên, đang sống phần tuổi trẻ trong cuộc đời. Về thể chất, người trẻ là những con người phơi phới tuổi thanh xuân, tràn đầy sức sống, cơ thể phát triển mạnh mẽ, sung sức. Về tâm hồn, trí tuệ, người trẻ đang có nhiều cơ hội và khả năng học tập, thông minh, nhạy bén, tràn đầy khát khao, hoài bão. Người trẻ có niềm đam mê, ý chí và sức sáng tạo dồi dào trong công việc. (2) Đang sống trong cuộc đời: đang tồn tại, đang nỗ lực cống hiến, được cộng đồng, xã hội ghi nhận kết quả của sự nỗ lực. Chứng tỏ mình đang sống trong cuộc đời là khẳng định sự tồn tại và vị trí của bản thân trong cuộc sống (3) Câu hỏi trong đề bài gợi chúng ta suy nghĩ về những việc cần làm để khẳng định bản thân trong xã hội và để được xã hội ghi nhận.

b2. Nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh: Khẳng định sự tồn tại của bản thân trong cuộc sống bằng cách thể hiện ý thức trách nhiệm với cuộc sống hiện tại của chính mình và có trách nhiệm đối với xã hội:

(1) Thực hiện tốt các nghĩa vụ của một con người trong xã hội với các “vai” của mình: Trong “vai” cháu, con, em, anh/ chị trong gia đình, biết tri ân, yêu thương, chia sẻ cùng người thân; Trong vai công dân trong xã hội, học sinh trong nhà trường, học trò của thầy cô,..., biết suy nghĩ, hành động, ứng xử đúng đắn, có trách nhiệm với chính mình, với tập thể, cộng đồng. Không né tránh, trốn việc, lừa việc,... trong các hoạt động chung. (2) Sống tích cực, duy trì và phát triển mối quan hệ giao tiếp, giao lưu với mọi người, với thế giới. Không tách mình, đặt mình vào thế giới khác cuộc sống hiện thực (trò chơi điện tử, mạng xã hội, thế giới tín ngưỡng cá biệt, các cách sống không bình thường,...) để sống thiết thực, cống hiến thiết thực. Lấy dẫn chứng về những người trẻ sống giản dị, gắn bó với cuộc sống, nhận được thành công, hạnh phúc từ chính cuộc đời bình dị. (3) Luôn nỗ lực làm nhiều điều tốt đẹp cho cuộc đời: nêu gương sáng trong gia đình, tập thể; tiên phong, cống hiến cho đất nước, dân tộc. Bắt đầu từ những công việc bình dị: chăm sóc ông bà, cha mẹ; chăm chỉ lao động, học tập; sống tử tế;... đến những việc lớn lao: sẵn sàng tiên phong, xả thân khi nhiệm vụ đòi hỏi, khi đất nước gọi tên..., người trẻ chủ động và tích cực đứng lên hàng đầu thì sẽ được “nhận diện”, sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc từ cuộc đời. Đó cũng là một cách người trẻ chứng tỏ rằng cuộc đời này cần có sự đóng góp của mình. Nêu các dẫn chứng là các tấm gương người trẻ đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học, xây dựng xã hội, bảo vệ Tổ quốc,...

b3. Bình luận, liên hệ

(1) Để nổi bật, để chứng minh sự tồn tại của bản thân, người trẻ không nên làm những việc gây sự chú ý một cách tiêu cực, đánh bóng bản thân một cách thô thiển, lệch lạc, thậm chí thiếu văn hoá, phản nhân văn. Nêu dẫn chứng và phê phán một số hành vi khẳng định “cái tôi” của người trẻ một cách sai lầm, vi phạm đạo đức, pháp luật (ví dụ: phát ngôn gây sốc, chụp ảnh phản cảm, biểu diễn trái phép cùng phương tiện giao thông trên đường,...). (2) Người viết chia sẻ ngắn gọn suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân về các việc đã, đang và sẽ làm để thể hiện việc mình sống đẹp, cống hiến có ý nghĩa cho cuộc đời,... (định hướng rõ ràng về việc học tập và chọn nghề, sống tử tế, nỗ lực khẳng định bản thân bằng thế mạnh của chính mình,...).

c. Kết bài: Chốt lại vấn đề nghị luận, khẳng định người trẻ đã và đang nỗ lực khẳng định sự tồn tại của bản thân trong cuộc sống, làm nhiều việc để thể hiện ý thức của mình về cuộc sống hiện tại, thể hiện trách nhiệm đối với bản thân và xã hội. Đó là cách người trẻ hành động để chứng tỏ mình đang sống trong cuộc đời.


Bắt đầu thi ngay