Thứ sáu, 18/10/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 45)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 45)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 45)

  • 21 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nêu sự việc được kể trong đoạn trích trên.
Xem đáp án

Đoạn trích kể lại việc Hộ thức dậy, thấy ân hận, dằn vặt vì tối hôm trước say rượu và đã đánh đuổi vợ đi.


Câu 2:

Chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong lời thoại: “A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình... Mợ thương...”
Xem đáp án
Đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong lời thoại: “A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình,... Mợ thương...” (1) Là lời nói của Từ, hướng tới đứa con. (2) Sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm (trợ từ, thán từ); sử dụng các câu ngắn, câu đặc biệt.

Câu 3:

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản.
Xem đáp án

Người kể chuyện trong văn bản đặt điểm nhìn vào nhân vật Hộ, kê qua cái nhìn, tâm trạng, suy nghĩ của Hộ. Đó là điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri.

Tác dụng: giúp nhà văn vừa kể chuyện vừa đi sâu phân tích được tâm lí của nhân vật này; giúp nhà văn diễn tả một cách cụ thể những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật Hộ về những hành động, cử chỉ của bản thân và về người vợ (Từ).


Câu 4:

Qua các lời thoại: “Anh... anh... chỉ là một thằng... khốn nạn!...” và Không!... anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ... anh/ chị hiểu gì về nhân vật Hộ, nhân vật Từ?
Xem đáp án

1) Lời thoại: “Anh... anh... chỉ là một thằng khốn nạn!” của Hộ cho thấy sự ăn năn, day dứt của Hộ sau khi nhớ lại những hành động, cử chỉ đê tiện của mình: “đêm qua hẳn say rượu, đi la cà chán rồi về, lại gây sự với Từ; hình như hắn lại đánh cả Từ, đuổi Từ đi, rồi mới đóng cửa lại và đi ngủ...”. (2) Lời thoại Không!... Anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ,...” của Từ cho thấy Từ là một người phụ nữ giàu lòng vị tha, thấu hiểu sự vất vả của người chồng.


Câu 5:

Anh/ Chị thích nhất chi tiết nào trong đoạn trích? Vì sao?
Xem đáp án

Học sinh lựa chọn một chi tiết liên quan đến nhân vật Hộ hoặc Từ, lí giải vì sao mình lại thích nhất chi tiết đó bằng cách chỉ ra xem chi tiết đó nói lên hành động/ cử chỉ/ suy nghĩ nào của nhân vật, cho thấy nhân vật là người như thế nào, chi tiết ấy có chứa đựng yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào không.

Ví dụ: Chi tiết “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”. Đây là chi tiết nói lên “sự ý tứ của Từ” như “Hộ hiểu thế”. Mặc dù bị chồng đối xử tệ bạc (bị đánh đuổi đi) nhưng biết khi chồng tỉnh dậy sẽ khát nước (do uống nhiều rượu, miệng sẽ khô và đắng) nên Từ đã chuẩn bị một ấm đầy nước ấm cho chồng. Chi tiết cho thấy Từ là một người vợ hiền lành, ý tứ, luôn mang trong mình sự biết ơn đối với chồng, thấu hiểu được gánh nặng và những đau khổ mà người chồng phải trải qua.


Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ sau:

THUẬT HỨNG[1] (Số 24)

(Nguyễn Trãi)

Công danh đã được hợp[2] về nhàn

 Lành dữ âu chỉ[3] thế ngợi khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa[4] thanh, phát cỏ ương sen.

 Kho thu phong nguyệt[5] đầy qua nóc[6],

Thuyền chở yên hà[7] nặng vậy then[8]

. Bui có một lòng trung liễn[9] hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen[10]'

(Theo: Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội,Hà Nội, 1976, tr.418-419)



[1] Thuật hứng: Giãi bày hứng thú riêng.

[2] Hợp: nên.

 

[3] Âu chi: lo chi

[4] Dia: ao.

[5] Phong nguyệt: gió trăng

[6] Đầy qua nóc: đầy tràn lên quá nóc kho

[7] Yên hà: khói lam chiều, ráng mây đỏ.

[8] Nặng vạy then: chở nặng quá làm cho then thuyền vạy đi, oằn xuống.

[9] Liễn: lẫn.

[10] Ý cả câu: Mài mà không mòn, nhuộm mà không đen

Xem đáp án

a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nêu cảm nhận khái quát về một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Thuật hứng số 24 (chọn một trong số các biểu hiện sau: coi thường danh lợi, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống giản dị mà thanh cao, giữ trọn tấm lòng trung hiếu với dân với nước).

b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận

(1) Nêu hoàn cảnh của Nguyễn Trãi khi viết bài thơ: Cáo quan về ở ẩn nơi thôn dã, làm công việc của một lão nông và vui thú với thiên nhiên. (2) Phân tích một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ: Học sinh chọn và phân tích một trong các biểu hiện sau:

– Nguyễn Trãi là người coi thường danh lợi: Bỏ lại công danh/ thoát khỏi vòng danh lợi, về với chốn thanh nhàn, không bận tâm đến những lời khen chê của người đời, tỏ ra ung dung, tự tại (hai câu đề).

– Nguyễn Trãi có những thú vui giản dị nhưng thanh cao nơi thôn dã: vớt bèo trong ao cạn, cấy rau muống để lấy rau ăn; phát cỏ trong ao, trồng hoa sen để thưởng hoa (hai câu thực); chan hoà với thiên nhiên: lấy gió trăng làm bầu bạn; lấy khói lam chiều và ráng mây đỏ làm nguồn vui (hai câu luận).

– Nguyễn Trãi trọn đời trung với nước, hiếu với dân – tấm lòng ấy dẫu có mài cũng không mòn, nhuộm cũng không đen (hai câu kết).

c. Kết đoạn: Khẳng định bài thơ tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Trãi, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ (nhắc lại biểu hiện đã phân tích ở trên).


Câu 7:

Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về sự thức tỉnh của con người trong cuộc sống.
Xem đáp án

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Từ văn bản Đời thừa (trích), chúng ta nhận ra vai trò, giá trị... của sự thức tỉnh của con người trong cuộc sống.

b. Thân bài

b1. Nêu ngắn gọn vấn đề xã hội trong văn bản đọc hiểu, giải thích

(1) Đoạn trích thể hiện sự thức tỉnh, ăn năn của nhân vật Hộ sau hành động ruồng rẫy với vợ con. Anh đã tự kết tội mình là “một thằng khốn nạn” vì chẳng những đã không che chở, bảo vệ, đem lại hạnh phúc cho Từ và các con mà còn đối xử vũ phu, thô bạo với họ. (2) “Thức tỉnh” – bừng tỉnh, thoát ra khỏi tình trạng mê muội, nhận ra những sai lầm, thiếu sót của bản thân, nhận ra chân lí.

b2. Khẳng định sự thức tỉnh có ý nghĩa, giá trị sâu sắc đối với con người trong cuộc sống, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh

(1) Sự thức tỉnh giúp con người thoát ra khỏi trạng thái mê muội, sai lầm, dám dũng cảm nhìn thẳng vào lỗi lầm của bản thân, dám chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác: + Mỗi người đều có thể mắc sai lầm, đó có thể là những sai lầm bé nhỏ nhưng cũng có thể là những sai lầm to lớn, không chỉ gây hậu quả cho bản thân mà còn đưa đến những tác hại ghê gớm cho xã hội. Nếu không thức tỉnh, những sai lầm mà chúng ta mắc phải có thể ngày càng nhiều hơn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn; + Khi thức tỉnh, con người nhận ra mình đã sai ở đâu, vì sao lại sai; + Khi thức tỉnh, con người dám dũng cảm chịu trách nhiệm, không đổ lỗi. (2) Sự thức tỉnh giúp con người đứng dậy từ sai lầm, vấp ngã, nghiêm khắc với bản thân, biết hướng tới lẽ phải, biết phục thiện: + Khi đã tỉnh táo, sáng suốt, hiểu rõ đúng sai, con người sẽ biết hành động để khắc phục sai lầm; + Thức tỉnh giúp con người hướng về lẽ phải, về chân lí, không cho phép bản thân lặp lại những sai lầm đã có,...). (3) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các bằng chứng cụ thể (lấy ví dụ về bản thân và những người xung quanh).

b3. Bình luận, liên hệ

(1) Luôn có ý thức nhìn nhận, đánh giá lại những việc làm của bản thân; có ý thức học hỏi, vươn lên để phát triển bản thân. (2) Cần biết tôn trọng, yêu thương bản thân và người khác một cách chân thành; biết sống có trách nhiệm và vị tha, tin vào sự thức tỉnh phục thiện của con người trong cuộc sống. (3) Cần nhìn nhận các sự việc một cách toàn diện, khách quan; tránh bảo thủ, phiến diện.

c. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề nghị luận.


Bắt đầu thi ngay