(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 52)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 52)
-
42 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước.
Câu 2:
Trạng thái “khủng hoảng hiện sinh” là trạng thái khủng hoảng khi một người trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống khiến họ mất niềm tin vào cuộc sống và chính bản thân mình.
Câu 3:
Ý khái quát của từng đoạn văn bản: Đoạn (1): Giải thích về khái niệm “tiếc thương sinh thái”; Đoạn (2): Biểu hiện của hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ở nơi “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu (nơi ảnh hưởng trực tiếp); Đoạn (3): Biểu hiện của hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ở nơi “hậu phương” của biến đổi khí hậu (ảnh hưởng từ nỗi lo về biến đổi khí hậu); Đoạn (4): Đối tượng chịu tác động của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”; Đoạn (5): Hệ luỵ của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”.
Câu 4:
Tác giả đã sử dụng những bằng chứng khoa học (các con số thống kê, các công trình nghiên cứu, những suy luận logic) và những ví dụ thực tiễn để cung cấp những thông tin xác thực cho người đọc về hiện tượng tâm lí “tiếc thương sinh thái”, một hậu quả của biến đối khí hậu.
Câu 5:
Việc nhận thức đầy đủ về vấn đề được đề cập giúp cho mỗi chúng ta có hiểu biết đầy đủ hơn về biến đổi khí hậu và những hậu quả của nó, không chỉ tác động đến môi trường và sức khoẻ vật chất của con người mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần mà hiện tượng tâm lí “tiếc thương sinh thái” với những biểu hiện tiêu cực của con người là một lời cảnh báo. Từ đó mỗi người có thể xác định những suy nghĩ và hành động thiết thực từ góc nhìn cá nhân để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc tự chữa lành được nói đến trong đoạn trích sau.
Có rất nhiều hoạt động chữa lành đang nở rộ, một phần để kiếm tiền, phần khác là thiện sự của nhiều cá nhân tổ chức, thu hút nhiều người trẻ tham gia. Xu hướng tìm về với sự tĩnh lặng, an yên bên trong cũng hình thành như một phong trào, một lối sống ở một bộ phận người trẻ sau khi chịu nhiều áp lực để kiếm tiền, khẳng định bản thân.
Kiếm tiền, định vị giá trị của mình trong xã hội là điều mà ai cũng cần đạt được nhưng nó sẽ trở nên bất ổn nếu mong muốn điều đó quá nhanh, quả dễ dàng so với tài năng, thực lực.[...]
Có nhiều cách để trở nên hạnh phúc hơn với những gì mình đang có. Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói: “Ta có là ta, ta mới đẹp”. Đó là lời khuyên cho việc nhận diện giá trị bản thân trên cơ sở xác định được mình là ai, nên và cần làm gì, phải dành thời gian chăm sóc cho thân tâm thế nào.
Xu hướng sống thuận tự nhiên, tìm lại sự tĩnh lặng vốn có bên trong, thưởng thức cuộc sống một cách tích cực, sâu sắc là hành vi tử tế với chính mình. Làm mới bản thân khi năm cũ đi qua, năm mới về chính là cách ta tập thương mình đúng đắn. Bởi, dù có ở vị trí nào trong xã hội, có bao nhiêu tài sản mà không biết điều ban thân đang cần, hoặc phải bỏ sức khoẻ, tính mạng thì còn có ích gì.
(Lưu Đình Long, Tử tế với bản thân, Báo điện tử Vnexpress, ngày 31-12-2022).
a. Mở đoạn: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: quan niệm về chữa lành.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Quan niệm về việc chữa lành trong đoạn trích: nhận diện giá trị bản thân, tìm về với sự tĩnh lặng, an yên bên trong, thưởng thức cuộc sống một cách tích cực, nhận thức đúng về tài năng, thực lực của mỗi người, sống thuận tự nhiên – đó chính là cách sống tử tế với bản thân, làm cho mỗi người trở nên hạnh phúc “Ta có là ta, ta mới đẹp”. (2) Liên hệ, kết nối với bản thân để suy nghĩ về bài học nhận thức và hành động rút ra từ nội dung đoạn trích (đưa ra những bằng chứng, lí lẽ phù hợp). Chẳng hạn, có thể thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình với một/ một vài ý kiến được nêu ra trong đoạn trích (về việc kiếm tiền, về xu hướng thuận theo tự nhiên,...).
c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Câu 7:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc tự chữa lành được nói đến trong đoạn trích sau.
Có rất nhiều hoạt động chữa lành đang nở rộ, một phần để kiếm tiền, phần khác là thiện sự của nhiều cá nhân tổ chức, thu hút nhiều người trẻ tham gia. Xu hướng tìm về với sự tĩnh lặng, an yên bên trong cũng hình thành như một phong trào, một lối sống ở một bộ phận người trẻ sau khi chịu nhiều áp lực để kiếm tiền, khẳng định bản thân.
Kiếm tiền, định vị giá trị của mình trong xã hội là điều mà ai cũng cần đạt được nhưng nó sẽ trở nên bất ổn nếu mong muốn điều đó quá nhanh, quả dễ dàng so với tài năng, thực lực.[...]
Có nhiều cách để trở nên hạnh phúc hơn với những gì mình đang có. Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói: “Ta có là ta, ta mới đẹp”. Đó là lời khuyên cho việc nhận diện giá trị bản thân trên cơ sở xác định được mình là ai, nên và cần làm gì, phải dành thời gian chăm sóc cho thân tâm thế nào.
Xu hướng sống thuận tự nhiên, tìm lại sự tĩnh lặng vốn có bên trong, thưởng thức cuộc sống một cách tích cực, sâu sắc là hành vi tử tế với chính mình. Làm mới bản thân khi năm cũ đi qua, năm mới về chính là cách ta tập thương mình đúng đắn. Bởi, dù có ở vị trí nào trong xã hội, có bao nhiêu tài sản mà không biết điều ban thân đang cần, hoặc phải bỏ sức khoẻ, tính mạng thì còn có ích gì.
(Lưu Đình Long, Tử tế với bản thân, Báo điện tử Vnexpress, ngày 31-12-2022).
a. Mở đoạn: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: quan niệm về chữa lành.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Quan niệm về việc chữa lành trong đoạn trích: nhận diện giá trị bản thân, tìm về với sự tĩnh lặng, an yên bên trong, thưởng thức cuộc sống một cách tích cực, nhận thức đúng về tài năng, thực lực của mỗi người, sống thuận tự nhiên – đó chính là cách sống tử tế với bản thân, làm cho mỗi người trở nên hạnh phúc “Ta có là ta, ta mới đẹp”. (2) Liên hệ, kết nối với bản thân để suy nghĩ về bài học nhận thức và hành động rút ra từ nội dung đoạn trích (đưa ra những bằng chứng, lí lẽ phù hợp). Chẳng hạn, có thể thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình với một/ một vài ý kiến được nêu ra trong đoạn trích (về việc kiếm tiền, về xu hướng thuận theo tự nhiên,...).
c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.