25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải
25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 19)
-
6734 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên ADN
Đáp án C
Loại Nu không phải là đơn phân tạo nên ADN là Uraxin (U), U là đơn phân cấu tạo nên ARN
Câu 2:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ → 3’
Câu 3:
Ở sinh vật nhân thực một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau là nhờ:
Đáp án B
Lưu ý:
+ Gen nhân chuẩn phân mảnh, từ 1 gen → 1 loại mARNsơ khai sau đó cắt intron → nhiều loại mARNtrưởng thành → nhiều loại polipeptit.
+ Gen nhân sơ không phân mảnh, từ 1 gen → 1 loại mARNsơ khai → 1 loại mARNtrưởng thành → 1 loại polipeptit. Vậy ở sinh vật nhân sơ một gen quy định tổng hợp 1 loại chuỗi polipeptit.
Câu 4:
Việc sử dụng arcidin gây ra dạng đột biến mất hay thêm 1 cặp nuclêôtit có ý nghĩa gì?
Đáp án B
Khi sử dụng acridin gây ra dạng đột biến mất hay thêm 1 cặp nuclêôtit góp phần chứng minh mã di truyền là mã bộ ba
Câu 5:
Nhận định nào sau đây là không đúng về thể đột biến?
Đáp án A
A→ sai. Thể đa bội chẵn có độ hữu thụ cao hơn thể đa bội khác nguồn. Chỉ có thể cao hơn đa bội lẻ, còn chưa thể so sánh được so với 6n, 8n…
B → đúng. Vì thực vật có thể duy trì được chủ yếu nhờ đa phần có sinh sản vô tính.
C → đúng. Vì có hàm lượng ADN tăng thêm khả năng tổng hợp protein tăng, nên thường có khả năng thích ứng, chống chịu tốt hơn thể lưỡng bội.
D → đúng. Thể đa bội lẻ thường bất thụ → bộ NST là bội số lẻ không bắt thành các cặp tương đồng trong giảm phân → không tạo được giao tử Þ hấp thụ
Câu 6:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
A. → sai. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí. (Quá trình hình thành loài có thể cùng và khác khu vực địa lý).
B. → sai. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất. (Nhanh nhất là con đường lai xa và đa bội hóa).
C. → đúng. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiêm. (Trong các khu vực địa lý khác nhau có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên khác nhau).
D. → sai. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật (chủ yếu diễn ra ở thực vật)
Câu 7:
Có 4 loài thủy sinh vật sống ở 4 địa điểm khác nhau của cùng 1 khu vực địa lí: loài 1 sống trên mặt đất gần bờ biển, loài 2 sống dưới nước ven bờ biển, loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài khơi, loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000 mét. Loài hẹp nhiệt nhất là loài:
Đáp án C
Cùng khu vực (ở độ sâu càng lớn thì biên độ dao động về nhiệt độ càng thấp hay nhiệt độ càng ổn định)
Loài 1 sống trên mặt đất gần bờ biển.
Loài 2 sống dưới nước ven bờ biển.
Loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài khơi.
Loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000 mét.
Vậy loài 4 là loài hẹp nhiệt độ nhất.
Câu 8:
Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?
Đáp án D
→ sai. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể (đây là ý nghĩa của kiểu phân bố đều).
→ sai. Tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể (chỉ có phân bố nhằm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, chứ không có kiểu phân bố nào làm tăng sự cạnh tranh).
→ sai. Tận dụng được nguồn sống từ môi trường (đây là ý nghĩa của phân bố ngẫu nhiên).
→ đúng. Hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường (ý nghĩa của phân bố nhóm).
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
Đáp án C
A. → sai. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao (Lưới thức ăn phức tạp từ vĩ độ cao → vĩ độ thấp: từ đồng rêu hàn đới → rừng nhiệt đới).
B. → sai. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. (Mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn).
C. → đúng.
D. → sai. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. (Có loại chuỗi thứ 2 bắt đầu từ mùn bả hữu cơ)
Câu 10:
Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1) Thực vật nổi. (2) Động vật nổi. (3) Giun.
(4) Cỏ. (5) Cá ăn thịt.
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là:
Đáp án B
(1) Thực vật nổi, (4) Cỏ: là sinh vật sản xuất thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1, (3) là sinh vật tiêu thụ, một số tiêu thụ sinh vật sản xuất thuộc ít bậc dinh dưỡng cấp 2.
(4) Cá ăn thịt nó chỉ ăn động vật ăn thực vật hay động vật ăn động vật nên nó ít nhất phải thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
Câu 11:
Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1) Động vật ăn động vật.
(2) Động vật ăn thực vật.
(3) Sinh vật sản xuất.
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là:
Đáp án D
Trong hệ sinh thái:
+ Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm (do thất thoát phần lớn 90%).
+ trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ SVSX → các bậc dinh dưỡng (sinh vật ăn thực vật → sinh vật ăn động vật) → môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình sinh dưỡng
Câu 12:
Nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
Đáp án A
(I): con đường xuyên qua tế bào chất.
(II): con đường qua các khoảng gian bào giữa các tế bào.
Nước từ môi trường đất → lông hút, rồi từ lông hút vào mạch gỗ bằng 2 con đường: con đường qua gian bào và con đường qua tế bào chất.
Câu 13:
Quá trình nào sau đây liên quan chặt chẽ với hấp thụ nước và các chất khoáng ở thực vật?
Đáp án B
Quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng liên quan chặt chẽ với: quá trình hô hấp của rễ. Vì tại rễ diễn ra quá trình hô hấp tạo ra nhiều sản phẩm trung gian, ATP → tăng áp suất thẩm thấu.
Câu 14:
Vì sao quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa ưu việt hơn tiêu hóa nội bào?
Đáp án A
Tiêu hóa trong túi tiêu hóa chỉ ưu việt hơn tiêu hóa nội bào là có thể lấy được thức ăn có kích thước lớn. Còn tiêu hóa nội bào, những thức ăn kích thước to lớn không thể đưa vào tế bào được
Câu 15:
Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến. (2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Chọn lọc tự nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
Đáp án A
- Giao phối không ngẫu nhiên → không thay đổi tần số alen, thay đổi thành phần kiểu gen.
- Chọn lọc tự nhiên → thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
- Đột biến → thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen chậm chạp và vô hướng.
- Yếu tố ngẫu nhiên → làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen không theo hướng xác định.
Câu 16:
Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa.
1. quan hệ giữa rệp cây và cây có múi.
2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi.
3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi.
4. Quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây.
Câu trả lời theo thứ tự sau
Đáp án C
Quần xã: Kiến đỏ đuổi kiến hôi, tiêu diệt sâu và rệp cây.
Kiến hôi đưa rệp lên chồi non.
Rệp lấy nhựa cây và thải ra đường cho kiến hôi ăn.
Như vậy:
1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi → quan hệ kí sinh – vật chủ thuộc đối kháng.
2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi → quan hệ hợp tác Î hỗ trợ.
3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi → quan hệ cạnh tranh khác loài Î đối kháng.
4. quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây → quan hệ vật ăn thịt – con mồi Î đối kháng.
Câu 17:
Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Phương án đúng là:
Đáp án D
(1) → đúng. Vì khi tác động tích cực → hệ sinh thái nông nghiệp Þ nâng cao năng suất hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) → sai. Vì khi khai thác triệt để nguồn tài nguyên không tái sinh → sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái → giảm năng suất sinh học.
(3) → đúng. Vì loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ thì cá, tôm các loài sẽ phát triển mạnh → nâng cao năng suất hệ sinh thái nông nghiệp.
(4) → đúng. Khi xây dựng hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí → cho năng suất sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp cao.
(5) → đúng. Khi bảo vệ các loài thiên địch và sử dụng tốt thiên địch → tác động tích cực đến môi trường và năng suất sinh học.
(6) → sai. Khi sử dụng các chất hóa học quá nhiều → tác động tiêu cực đến môi trường và sinh vật có ích… Þ giảm hiệu quả sử dụng của hệ sinh thái.
Câu 18:
Khi nói đến vai trò của gan trong cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gan điều hòa áp suất thông qua sự điều hòa nồng độ glucozơ.
II. Khi nồng độ glucozơ trong máu tăng cao thì gan sẽ chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, nhờ có insulin.
III. Khi nồng độ glucozơ trong máu giảm thì gan sẽ chuyển glicôgen thành glucozơ, nhờ có glucagon.
IV. Khi nồng độ glucozơ trong máu giảm và tuyến tụy tiết ra insulin giúp gan chuyển glicôgen thành glucozơ.
Đáp án C
I. Gan tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ của các chất hòa tan trong máu như glucozơ…
II. Sau bữa ăn, nồng độ glucozơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucozơ Þ nồng độ glucozơ trong máu giảm và duy trì ổn định.
III. Khi nồng độ glucozơ trong máu giảm thì gan sẽ chuyển glicôgen thành glucozơ, nhờ có glucagon. Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng cho hoạt động của các cơ quan làm lượng glucozơ máu có xu hướng giảm, lượng glucozơ giảm sẽ được gan bù đắp bằng cách chuyển glycôgen dự trữ thành glucozơ. Tham gia vào quá trình điều hòa glucozơ của gan còn có các hoocmôn tiết ra từ tuyến tụy (insulin và glucagon).
IV → sai, giải thích đúng như III.
Câu 19:
Giai đoạn khử trong pha tối của nhóm thực vật C3 được tóm tắt như thế nào?
Đáp án B
Câu 20:
Dựa trên hình vẽ thí nghiệm hô hấp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bình thí nghiệm A, khi mở nắp bình đưa ngọn lửa vào thì sẽ bị tắt.
II. Bình thí nghiệm B, khi mở nắp bình đưa ngọn lửa vào thì cháy bình thường.
III. Trong thí nghiệm A, trong bình lượng O2 thấp CO2 cao hơn môi trường ngoài.
IV. Trong thí nghiệm B, trong bình lượng O2 cao CO2 thấp hơn môi trường ngoài.
Đáp án B
I, II, III → đúng
Câu 21:
Khi nói đến quá trình hấp thụ ion khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hấp thụ chủ động cần tiêu tốn năng lượng ATP.
II. Hấp thụ bị động theo chiều gradien nồng độ.
III. Hấp thụ thụ động, các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
IV. Các quá trình hấp thụ đều xảy ra một cách chủ động.
Đáp án B
Các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào theo cơ chế: thụ động theo chiều gradien nồng độ và chủ động ngược chiều građien nồng độ cần năng lượng ATP
Câu 22:
Phân tích thành phần không khí hít vào và thở ra ở người, người ta thu được kết quả;
Loại khí |
Không khí hít vào |
Không khí thở ra |
O2 |
20,9% |
16,4% |
CO2 |
0,03% |
4,1% |
N2 |
79,4% |
79,5% |
Kết luận nào sau đây đúng nhất?
Đáp án A
Từ bảng số liệu cho thấy lượng O2 được cơ thể sử dụng (20,9% - 16,4% = 4,5%)
Lượng CO2 thải ra (4,1% - 0,03% = 4,07%)
Chứng tỏ O2 lấy vào không chỉ dùng cho hô hấp nội bào.
Câu 23:
Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ sau aa1 – tARN (aa1: acid amin đứng liền sau acid amin mở đầu).
(5) Riboxom dịch đi một codon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa acid amin mở đầu và aa1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là:
Đáp án A
Trình tự quá trình dịch mã
3_(gắn tiểu đơn vị bé/mARN) → 1_(tARN mang acid amin mở đầu đến..) →2_(gắn tiểu đơn vị lớn để tạo riboxom hoàn chỉnh) → 4_(tARN2 mang acid amin tiếp theo đến ribôxom…) → 6_(liên kết peptit hình thành giữa 2 acid amin) → 5_(riboxom dịch chuyển trên mARN…)
Þ đáp áp: A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5)
Câu 24:
Kết quả phân tích trình tự 7 acid amin đầu mạch của phân tử Hêmôglôbin ở người bình thường được kí hiệu là Hb.A, còn của người bị bệnh là Hb.B như sau:
Hb.A: Valin – Histidin – Loxin – Thrêônin – Prolin – Acid glutamic – Acid glutamic-
Hb.B: Valin – Histidin – Loxin – Thrêônin – Prolin – Valin – Acid glutamic-
Qua so sánh ta nhận thấy phân tử Hb.B đã xảy ra:
Đáp án C
→ đúng. Vì
Hb.A: Valin – Histidin – Loxin – Threonin – Prolin – Acid glutamic – Acid glutamic-
Hb.B: Valin – Histidin – Loxin – Threonin – Prolin – Valin – Acid glutamic-
Polipeptit đột biến thay đổi 1 acid amin thứ 6 là A. Glutamic bằng acid amin Valin
Câu 25:
Trong cơ thể người, xét một gen (1) có 2 len (B,b) đều có chiều dài 0,408μm. Gen B có chứa hiệu số giữa nuclêôtit loại T với một loại nuclêôtit khác là 20%, gen b có 3200 liên kết hidro. Phân tích hàm lượng nuclêôtit thuộc gen trên (gen I) trong một tế bào, người ta thấy có 2320 nuclêôtit loại X. Theo lý thuyết, nhận định nào sau đây đúng:
(1) Tế bào đang xét có kiểu gen BBbb.
(2) Có thể tế bào này đang ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân.
(3) Tế bào này là tế bào lưỡng bội.
(4) Tế bào này có thể đang ở kỳ đầu của quá trình giảm phân I.
(5) Có thể tế bào đó thuộc tế bào sinh dưỡng của cơ thể tứ bội.
Số nhận định đúng:
Đáp án D
Gen B, b đều có L = 0,408 μm.
Mà hợp tử có 2320 X → XHT = GHT = 2320 = 2XB + 2Xb = BBbb
Vậy:
(1) → đúng. Tế bào đang xét có kiểu gen BBbb.
(2) → đúng. Tế bào lưỡng bội (Bb) → các kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa đều = BBbb (2nkép)
(3) → sai. Vì tế bào này có kiểu gen BBbb thì không thể lưỡng bội (BB hoặc Bb hoặc bb).
(4) → đúng. Kì đầu 1, kì giữa 1, kì sau 1 thì trong 1 tế bào là 2nkép = BBbb (xuất phát từ tế bào 2n (Bb) giảm phân).
(5) → đúng. Tế bào kí hiệu BBbb có thể là tế bào tứ bội hay 4 nhiễm.
Câu 26:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, trong phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỷ lệ 25%?
(1) AaBb ´ Aabb. (2) AaBB ´ aaBb. (3) Aabb ´ AABb. (4) aaBb ´ aaBb.
Đáp án B
Theo giả thuyết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp;
B quy định hoa đỏ >> b quy định hoa trắng.
Tìm phép lai thỏa mãn: P ´ P → F1 (aabb) = 25%
1. AaBb ´ Aabb → F1: thấp, trắng (aabb) = 1/8
2. AaBB ´ aaBb → F1: thấp, trắng (aabb) = 0
3. Aabb ´ AABb → F1: thấp, trắng (aabb) = 0
4. aaBb ´ aaBb → F1: thấp, trắng (aabb) = 1/4 → chọn
Câu 27:
Một cặp bố mẹ sinh ba đứa con: đứa thứ 1 có nhóm máu AB, đứa thứ 2 có nhóm máu B và đứa thứ 3 có nhóm máu O. Xác suất để cặp bố mẹ như trên sinh 3 đứa con đều nhóm máu O là:
Đáp án C
Bố, mẹ sinh con 3 nhóm máu AB, B, O.
+ Con thứ 3 máu O (IOIO) → bố, mẹ phải cho được giao tử: IO
+ Con thứ 1 máu AB (một người cho IA thì người còn lại cho IB) Þ Kiểu gen bố, mẹ này: IAIO ´ IBIO
Với bố mẹ trên thì xác suất sinh con 3 đứa đều máu O = (1/4)3
Câu 28:
Đâu là nhận định sai về hoán vị gen?
Đáp án D
Phát biểu không đúng về hiện tượng hoán vị gen
A → đúng. Để xác định tần số hoán vị gen thường dùng phép lai phân tích. Chẳng hạn lai phân tích cơ thể dị hợp 2 gen:
P (Aa, Bb) ´ (aa, bb) → Nếu đời con xuất hiện 4 kiểu hình không bằng nhau thì P đã xảy ra hoán vị gen tần số (f) = tổng tỷ lệ 2 kiểu hình chiếm tỷ lệ thấp.
B → đúng. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. (thực tế đã cm 0 < f ≤ 0,5)
C → đúng. Tần số hoán vị gen bằng tổng tỷ lệ các giao tử có hoán vị gen.
D → sai. Hoán vị gen diễn ra do sự trao đổi chéo giữa 2 crômatit chị em trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu của giảm phân 1. (đúng phải là… trao đổi chéo giữa 2 cromatit không chị em trong cặp NST kép tương đồng).
Câu 29:
Ở ruồi giấm; màu sắc thân do gen: A quy định màu thân xám trội hoàn toàn so với a quy định màu thân đen; chiều dài cánh do gen: B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với b quy định cánh cụt. Các gen cùng trên một cặp NST tương đồng, không xảy ra đột biến mới, sự biểu hiện của gen không lệ thuộc môi trường và các tổ hợp gen có sức sống như nhau. Lai giữa 2 bố mẹ ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh cụt và thân đen, cánh dài được F1. Với tần số hoán vị là 18%, khi lai giữa 2 cơ thể F1 với nhau kết quả ở F2 sẽ là:
Đáp án D
Theo giả thuyết: A quy định màu thân xám >> a quy định màu thân đen.
B quy định cánh >> b quy định cánh cụt.
Các gen cùng trên một cặp NST tương đồng.
(ruồi giấm ♀ hoán vị, f = 0,18)
F2: Thỏa mãn quy tắc x : y : y : z (vì F1 dị hợp 2 cặp gen)
Kiểu hình aabb = 0,09 ´ 0 = 0
→ Kiểu hình A-bb = aaB- = 0,25 – aabb = 0,25; A-B- = 0,5 + aabb = 0,5.
Vậy kiểu hình ở F2: 25% thân xám, cánh cụt : 50% thân xám, cánh dài : 25% thân đen, cánh dài.
Câu 30:
Khi lai 2 cơ thể ruồi giấm dị hợp thân xám, cánh dài với nhau, thu được kiểu hình thân đen, cánh cụt tỉ lệ 1% (biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng thân xám, cánh dài là trội so với thân đen, cánh cụt; không phát sinh đột biến mới, các tổ hợp gen có sức sống như nhau). Tần số hoán vị gen là:
Đáp án A
Theo giả thiết: A (thân xám) >> a (thân đen).
B (cánh dài) >> b (cánh cụt).
Ruồi giấm đực không có hoán vị
P: (Aa, Bb) ´ (Aa, Bb)
→ F1: aabb = 0,01 = 3/8 (a, b)/F1 ´ 0,5 (a,b)/P♂
Mà: + P♀ (Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,02 < 25% là giao tử hoán vị
Þ P: .
+ P♂ (Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,5 Þ P: , liên kết hoàn toàn.
Câu 31:
Ở ngô, 3 cặp gen không alen (A, a; B,b; D, d) nằm trên 3 cặp NST tương tác cộng gộp cùng quy định tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5 cm. Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 130 cm. Cây cao 150 cm trong quần thể có số loại kiểu gen tối đa là:
Đáp án B
Theo giả thuyết: Chiều cao do 3 gen (A, a; B, b; D, d)
Mỗi một alen trội làm tăng lên 5cm.
Cây thấp nhất là cây đồng hợp lặn (aabbdd) = 130cm
Vậy cây có chiều cao 150 cm là cây có 4 alen trội bất kỳ → số loại kiểu gen lớn nhất trong quần thể là = (kiểu gen có 2 gen đồng hợp trội và 1 gen đồng hợp lặn) + (kiểu gen có 2 gen dị hợp và 1 gen đồng hợp trội) =
Câu 32:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
Đáp án C
Số phát biểu đúng/sai
(1) → sai. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục (Tất cả tế bào nào cũng có NST giới tính).
(2) → sai. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. (Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường).
(3) → sai. Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực. (Hợp tử XY có thể phát triển thành đực hay cái tùy loài)
(4) → đúng. Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng
Câu 33:
Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau của cặp NST giới tính. Cá thể trên có thể tạo ra loại giao tử nào?
Đáp án D
Chú ý:
+ 1 tế bào sinh dục đực (XY) không phân li trong giảm phân 1 → giao tử: XY, O.
+ 1 tế bào sinh dục cái (XY) không phân li trong giảm phân I → giao tử: XY hoặc giao tử O.
+ 1 cơ thể đực hay cái (XY) rối loạn giảm phân 1 → cho tối đa 4 loại giao tử: XY, X, Y, O.
+ 1 cơ thể đực hay cái (XT) rối loại giảm phân 2 → cho tối đa 5 loại giao tử: XX, YY, X, Y, O
Vậy một cá thể đực (XY) trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau (kỳ sau 1 hoặc 2) của cặp NST giới tính thì có thể cho các loại giao tử: X, Y, XX, YY, XY, O.
Câu 34:
Xét 3 gen (A, a; B, b; C, c) trên một cặp NST thường số 2; biết khoảng cách giữa các gen trên NST (cùng phía tâm động) như sau: d(AB) = 46 cM; d(AC) = 34 cM; d(BD) = 12cM. Bản đồ gen của 3 gen trên NST số 2 là:
Đáp án A
Theo giải thiết: d(AB) = 46 cM Û fAB = 46%
d(AC) = 34 cM Û fAC = 34%
d(BC) = 12 cM Û fBC = 12%
Þ AB = AC + BC → Vị trí 3 gen trên NST số 2: ACB
Câu 35:
Quần thể có thành phần kiểu gen nào dưới đây là ở trạng thái cân bằng?
Đáp án B
Chú ý: Phương pháp xác định cấu trúc di truyền quần thể P có cân bằng di truyền hay không cân bằng di truyền sau:
Quần thể P = xAA + yAa + zaa = 1 (x,y,z lần lượt là tỉ lệ kiểu gen AA, Aa, aa: x + y + z = 1; )
+ Nếu quần thể P cân bằng di truyền thì .
+ Nếu quần thể P chưa cân bằng di truyền thì
Vậy:
A. 0,5 AA : 0,25Aa : 0,25 aa → có Þ Không cân bằng di truyền
B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa → có Þ Cân bằng di truyền
C. 0,33AA : 0,34Aa : 0,33aa → có Þ Không cân bằng di truyền
D. 0,25AA : 0,25Aa : 0,5aa → có Þ Không cân bằng di truyền
Câu 36:
Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên cân bằng di truyền ở một gen có hai alen là A và a. Tỉ số của tần số tương đối của alen A/a = 4. Cấu trúc di truyền của quần thể này sẽ như sau:
Đáp án D
(với p,q lần lượt là tần số tương đối của alen A, a)
Câu 37:
Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là:
Đáp án C
Liệu pháp gen – kỹ thuật của tương lai
+ Nghiên cứu để thay thế gen đột biến gây bệnh bằng gen lành, dùng virut để mang gen thay thế (thể truyền).
+ Kỹ thuật này vẫn được coi là kỹ thuật của tương lai.
Vì vậy
A. → sai. Sản phẩm dịch mã được tổng hợp thường xuyên, không thể loại bỏ được hoàn toàn.
B. → sai. Không thể gây đột biến trên cơ thể người được, mà nếu gây đột biến trên người được thì lại ảnh hưởng đến các gen khác.
C. → đúng.
D. → sai. Kỹ thuật này rất phức tạp khó thực hiện được. Liệu prôtêin ức chế chỉ ức chế gen đó hay không?
Câu 38:
Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng: Hùng bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh M là 1/10, sinh được con gái là Hiền không bị bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không bị bệnh M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hôn với nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.
(2) Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252.
(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 2/11.
Đáp án B
Tóm tắt thành phả hệ sau:
5. bình thường ´ 6. Bình thường → con gái 9. Bệnh → A (bình thường = BT) >>> a (bệnh).
→ bố 5. Trội mà sinh con gái 9 lặn Þ gen trên NST thường.
* 1. Aa ´ 2. A- → 3. Aa.
+ 3. Aa ´ 4. A-.
Biết 4 đến từ Pcân bằng di truyền có A = 9/10 , a = 1/10
Vậy:
(1) → đúng. Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.
(2) → đúng. Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252. Đúng = .
(3) → đúng. Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên. (5 người đó là: 1, 3, 5, 6, 9).
(4) → sai. Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 2/11 (đúng phải là 53/115)
Câu 39:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là:
Đáp án A
Phép lai 3 cặp gen quy định 3 cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn.
(phép lai 2 gen Aa, Bb trên cùng 1 cặp NST → F1 có kiểu hình thỏa mãn quy tắc x : y : y : z)
Câu 40:
Sự di truyền nhóm máu ở người do 1 gen có alen IA, IB, IO, quan hệ trội, lặn giữa các alen lần lượt IA = IB > IO. Có hai chị em gái mang nhóm máu khác nhau là AB và O. Biết rằng ông bà ngoại họ đều là nhóm máu A. Vậy kiểu gen bố và mẹ của hai chị em này là:
Đáp án A
Theo quan hệ trội lặn → kiểu gen của các nhóm máu:
Nhóm máu A: , ; Nhóm máu B: , ;
Nhóm máu O: ; Nhóm máu AB: .
Hai chị em có nhóm máu AB và O tương ứng kiểu gen , .
→ Con gái có nhóm máu O () thì bố mẹ phải cho được alen .
Con gái có nhóm máu AB bố mẹ phải một bên cho được alen IA và một bên cho được alen .
Mà ông bà ngoại có nhóm máu A → mẹ phải là và bố là .
Þ Bố, mẹ có kiểu gen lần lượt là và .