Thứ sáu, 26/04/2024
IMG-LOGO

25 Bộ đề thi thử THPTQG môn Sinh hoc cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 12)

  • 12145 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hoa trắng. Các phép lai làm xuất hiện tính trạng hoa trắng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Để thế hệ lai xuất hiện kiểu hình hoa trắng (aa) thì sẽ nhận 1a từ bố và 1a từ mẹ → Bố và mẹ đều cho giao tử a → Bố và mẹ phải có các kiểu gen Aa hoặc aa → Chỉ có C đúng


Câu 2:

Nhận định nào không đúng về mã di truyền

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các phát biểu trên, phát biểu B không đúng vì mỗi mã di truyền chỉ mã hóa cho 1 axit amin. Đây là tính đặc hiệu của mã di truyền


Câu 3:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến.Theo lí thuyết, phép lai P : AaBb x AaBb cho đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa

Xem đáp án

Đáp án B

P: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)

Aa x Aa cho đời con 3 kiểu gen, 2 kiểu hình

Bb x Bb cho đời con 3 kiểu gen, 2 kiểu hình

Vậy phép lai trên cho đời con có 3.3 = 9 kiểu gen; 2.2 = 4 kiểu hình


Câu 4:

Một cơ thể đực có thể kiểu gen AaBbDbEeHh. Ba tế bào sinh tinh ở cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho tối thiểu và tối đa số loại giao tử lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ thể đực có thể kiểu gen AaBbDbEeHh tối đa cho 24 = 16 loại giao tử

Ba tế bào sinh tinh ở cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho tối đa: 3.2 = 6 loại giao tử trong trường hợp 3 tế bào này cho các loại giao tử khác nhau.

Ba tế bào sinh tinh ở cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho tối thiểu 2 loại giao tử trong trường hợp 3 tế bào này cho các loại giao tử giống hệt nhau


Câu 5:

Một cá thể sinh vật có tất cả các tế bào xôma đều thừa một nhiễm sắc thể ở một cặp nhất định so với bình thường. Cá thể đó được gọi là

Xem đáp án

Đáp án B

cá thể sinh vật có tất cả các tế bào xôma đều thừa một nhiễm sắc thể ở một cặp nhất định so với bình thường → Tất cả các cặp NST đều có 3 chiếc → Đây là dạng 3n : Thể tam bội


Câu 6:

Đột biến số lượng NST là

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những biến đổi làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.

Có 2 dạng đột biến số lượng NST là đột biến lệch bội và đột biến đa bội.


Câu 8:

Một cơ thể có kiểu gen AaBBDdEE. Theo lí thuyết, cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho các loại giao tử là:

Xem đáp án

Đáp án C

Aa giảm phân cho giao tử A, a

BB giảm phân cho giao tử B

Dd giảm phân cho giao tử D, d

EE giảm phân cho giao tử E

→ cơ thể có kiểu gen AaBBDdEE giảm phân bình thường sẽ cho các loại giao tử là: (A, a)B(D, d)E = ABDE, ABdE, aBDE, aBdE


Câu 9:

Các gen cấu trúc trong opêron Lac ở vi khuẩn đường ruột E.coli có chức năng

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 11:

Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến thường gây ít hậu quả nghiêm trọng cho thể đột biến là

Xem đáp án

Đáp án A

Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến đảo đoạn thường gây ít hậu quả nghiêm trọng cho thể đột biến do không bị mất gen

D sai vì thay thế một cặp nuclêôtit là dạng đột biến gen chứ không phải đột biến NST


Câu 12:

Người ta nghiên cứu 3 cặp nhiễm sắc thể ở một loài thực vật và được kí hiệu là Aa, Bb, Dd. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, thể nào bị đột biến thuộc thể một?

Xem đáp án

Đáp án B

Thể một là dạng đột biến mà ở 1 cặp NST bất kì có 3 chiếc, các cặp còn lại có 2 chiếc bình thường

A là dạng tam bội

B là dạng thể ba

C là dạng thể một

D là dạng lưỡng bội bình thường


Câu 13:

Đặc điểm của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 14:

Đột biến gen là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 15:

Một gen sau khi bị đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng lên 2 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng

Xem đáp án

Đáp án A

Do A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

Đột biến thêm một cặp A - T hoặc thay thế 2 cặp A - T bằng hai cặp G - X thì sẽ làm tăng 2 liên kết hidro

Nhưng đột biến làm chiều dài gen không đổi → Số Nu không đổi nên chỉ có thể là dạng đột biến thay thế 2 cặp A -T bằng 2 cặp G - X


Câu 16:

Axit amin nào trong các axit amin sau đây chỉ được mã hóa bởi một bộ ba?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 17:

Một cơ thể có kiểu gen AABBddee. Theo lí thuyết, cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho các loại giao tử là:

Xem đáp án

Đáp án D

AA giảm phân cho giao tử A

BB giảm phân cho giao tử B

dd giảm phân cho giao tử d

ee giảm phân cho giao tử e

→ cơ thể có kiểu gen AABBddee giảm phân bình thường sẽ cho giao tử ABde


Câu 18:

Một phân tử ADN mẹ nhân đôi liên tiếp 5 lần, số phân tử ADN con tạo thành là

Xem đáp án

Đáp án C

Một phân tử ADN mẹ nhân đôi liên tiếp 5 lần, số phân tử ADN con tạo thành là:  25= 32 phân tử


Câu 19:

Bộ NST của một loài sinh vật là : 2n = 20. Thể đơn bội, thể tam bội, thể tứ bội được phát sinh từ loài này có số lượng NST lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

2n = 20

Thể đơn bội: n = 10

Thể tam bội: 2n = 30

Thể tứ bội: 4n = 40


Câu 20:

Trình tự nuclêôtit của mARN là 5' - AUG XXX GAA AUU AGG - 3'. Trình tự nuclêôtit của mạch mã gốc quy định tổng hợp phân tử mARN này là:

Xem đáp án

Đáp án C

Trình tự nuclêôtit của mARN là 5' - AUG XXX GAA AUU AGG - 3'.

Theo nguyên tắc bổ sung ta có:

Trình tự nuclêôtit của mạch mã gốc quy định tổng hợp phân tử mARN này là: 3' TAX GGG XTT TAA TXX - 5'


Câu 21:

Nếu sau đột biến, khối lượng của gen thay đổi thì dạng đột biến xảy ra với gen này là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 22:

Mạch bổ sung của một gen có trình tự nuclêôtit : 5' - ATT GAG XXX TTT XGX - 3'. Trình tự nuclêôtit của mARN được phiên mã từ gen nói trên:

Xem đáp án

Đáp án B

Chú ý: Trình tự Nu của mARN về cơ bản giống với trình tự Nu của mạch bổ sung của gen, chỉ khác ở mARN là U còn ở mạch bổ sung là T

Mạch bổ sung của một gen có trình tự nuclêôtit : 5' - ATT GAG XXX TTT XGX - 3'.

→ Trình tự nuclêôtit của mARN được phiên mã từ gen nói trên:: 5' - AUU GAG XXX UUU XGX - 3'


Câu 24:

Nuclêôtit tự do của môi trường không phải là nguyên liệu của quá trình phiên mã là

Xem đáp án

Đáp án A

Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó: A môi trường liên kết với T mạch gốc, U môi trường liên kết với A mạch gốc, G môi trường liên kết với X mạch gốc, X môi trường liên kết với G mạch gốc

→ Timin không phải là nguyên liệu của quá trình phiên mã


Câu 25:

tARN mang axit amin mêtiônin tới khớp bổ sung với côđon mở đầu trên mARN có bộ ba đối mã là:

Xem đáp án

Đáp án C

Bộ ba mở đầu trên mARN là: 5'AUG3' → tARN khớp bổ sung với nó có trình tự: 3'UAX5'


Câu 26:

Ở một loài thực vật, xét cặp gen DD nằm trên NST thường, mỗi gen đều dài 0,51μm và có hiệu số giữa 2 loại nuclêôtit là 10%, biết số lượng ađênin lớn hơn số lượng guanin. Do đột biến, gen D biến đổi thành gen d tạo nên cặp gen dị hợp Dd. Gen d có tỉ lệ A : G = 7:3 và có chiều dài bằng chiều dài của gen D. Cơ thể có kiểu gen Dd tự thụ phấn, trong số các hợp tử thu được có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại ađênin của các gen nói trên là 2850. Kiểu gen của loại hợp tử này là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét gen D:

Số Nu của gen D là 5100.2 : 3,4 = 3000 Nu

Theo đề bài ta có: %A - %G = 10%; %A + %G = 50% → %A = %T = 30%; %G = %X = 20%

Số Nu từng loại của gen D là: A(D) = T(D) = 30%.3000 = 900 Nu; G = X = 3000.20% = 600 Nu

Xét gen d: Số Nu của gen d là: 3000 Nu

Gen d có A : G = 7/3 mà A + G = 1500 → A(d) = T (d) = 1050 Nu; G(d) = X(d) = 450 Nu

Có A hợp tử = 2850 = xA(D) + yA(d) = 2.900 + 1050

→ Hợp tử trên là DDd


Câu 27:

Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên tắc nhân đôi ADN (3 nguyên tắc)

- Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X

- Nguyên tắc bán bảo tồn: Phân tử ADN con đước tạo ra có một mạch của ADN ban đầu, một mạch mới.

- Nguyên tắc nửa gián đoạn: Enzym ADN-polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’- 3’, cấu trúc của phân tử ADN là đối song song vì vậy:

Đối với mạch mã gốc 3’ - 5’ thì ADN - polimeraza tổng hợp mạch bổ sung liên tục theo chiều 5’-3’.

Đối với mạch bổ sung 5’ - 3’, tổng hợp ngắt quãng với các đoạn ngắn Okazaki theo chiều 5’ - 3’ (ngược với chiều phát triển của chạc tái bản). Sau đó các đoạn ngắn này được nối lại nhờ ADN- ligaza để cho ra mạch ra chậm


Câu 28:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai P : AaBBDD x AaBbdd cho đời con có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng là:

Xem đáp án

Đáp án B

P : AaBBDD x AaBbdd = (Aa x Aa)(BB x Bb) (DD x dd)

Aa x Aa → 3/4A- : 1/4aa

BB x Bb → 100%B-

DD x dd → 100%D-

Theo lí thuyết, phép lai P : AaBBDD x AaBbdd cho đời con có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng là: A-B-D- =   . 1 . 1 = 75%


Câu 29:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết phép lai P: (bố) AaBBDd x (mẹ) AaBbdd cho tỉ lệ đời con có kiểu gen và kiểu hình khác mẹ lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

P: (bố) AaBBDd x (mẹ) AaBbdd = (Aa x Aa)(BB x Bb)(Dd x dd)

Đời con có kiểu hình mẹ là: A-B-dd = 3/4.1.1/2 = 3/8

→ Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là: 1- 3/8 = 5/8


Câu 30:

Trong 64 bộ ba, số bộ ba không mã hóa axit amin là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong 64 bộ ba, có 3 bộ ba không mã hoa axit amin, đây là những bộ ba mang tín hiệu kết thúc quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit: 5'UAA3'; 5'UAG3'; 5'UGA3'


Câu 31:

Gen là

Xem đáp án

Đáp án A

Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phầm xác định (1 chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN)

Ví dụ: Gen hemôglôbin anpha (Hb α) là gen mã hóa chuỗi pôlipeptit α góp phần tạo nên prôtêin Hb trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử tARN …


Câu 32:

Đối tượng thí nghiệm của Menđen khi nghiên cứu các quy luật di truyền là

Xem đáp án

Đáp án A

Đối tượng thí nghiệm của Menđen khi nghiên cứu các quy luật di truyền là: Đậu Hà Lan.

Đậu Hà Lan có những đặc điểm ưu thế sau: Vòng đời ngắn, có nhiều cặp tính trạng tương phản, tự thụ phấn nghiêm ngặt


Câu 33:

Một loài có bộ NST 2n = 14. Cho các thể đột biến được phát sinh từ loài này :2n - 1 = 13; 2n +1 = 15; 3n = 21; 4n = 28; 5n = 35. Trong các dạng đột biến trên, thể đa bội lẻ có công thức NST là:

Xem đáp án

Đáp án C

Đa bội lẻ là bội số của n (bội số ấy là một số lẻ)


Câu 34:

Xác định quần thể nào sau đây thuộc dòng thuần?

Xem đáp án

Đáp án C

Dòng thuần là quần thể chứa tất cả các cặp gen đồng hợp, không có cặp gen dị hợp trong kiểu gen.

Trong các đáp án trên, chỉ có C là dòng thuần.


Câu 35:

Sản phẩm của quá trình dịch mã là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Dịch mã là quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit dựa trên trình tự các nuclotit trên phân tử mARN. Nhờ có quá trình dịch mã mà các thông tin di truyền trong các phân tử axit nucleotit được biểu hiện thành các tính trạng biểu hiện ở bên ngoài kiểu hình.

→ Sản phẩm của quá trình dịch mã là protein


Câu 36:

Theo giả thuyết siêu trội, kiểu gen nào sau đây cho ưu thế lai cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Giả thuyết siêu trội được sử dụng để giải thích hiện tượng ưu thế lai là: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận tạo con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với bố, mẹ.

→ Cơ thể càng có nhiều cặp gen dị hợp thì càng cho ưu thế lai cao.

Trong các đáp án trên, B chứa nhiều cặp gen dị hợp nhất → B cho ưu thế lai cao nhất


Câu 37:

Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp dung hợp tế bào trần có thể tạo ra các cây lai khác loài mang đặc điểm của cả 2 loài nhưng không cần phải trải qua sinh sản hữu tính, tránh hiện tượng bất thụ của con lai.

Các phương pháp còn lại chỉ tạo ra con lai mang đặc điểm của một loài


Câu 40:

Trong tất cả các mã di truyền được giải mã trên phân tử mARN, có bao nhiêu mã di truyền không chứa nuclêôtit loại ađenin (A)?

Xem đáp án

Đáp án A

Mã di truyền không chứa nucleotit loại A tức là chỉ chứa các Nu: U, G, X

→ Có 23=27 mã di truyền không chứa Nu loại A


Bắt đầu thi ngay