IMG-LOGO

25 Bộ đề thi thử THPTQG môn Sinh hoc cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 13)

  • 12111 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điều nào chưa chính xác với mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường?

Xem đáp án

Đáp án D

Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà chỉ truyền đạt kiểu gen. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen còn chịu nhiều tác động của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể


Câu 2:

Một loài thực vật có 12 nhóm gen liên kết. Do đột biến ở một quần thể của loài này đã xuất hiện 2 thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong quần thể một và thể tam bội lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án B

Loài thực vật có 12 nhóm gen liên kết → n = 12 → 2n = 24

Thể một có dạng 2n - 1 = 24 - 1 = 23 NST

Thể tam bội có dạng 3n = 3.12 = 36 NST


Câu 3:

Khi cho lai cặp thỏ lông trắng , dài thu được kết quả sau:

56,25% lông trắng, dài : 18,75% lông trắng, ngắn : 18,75% lông đen, dài : 6,25% lông xám, ngắn. Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Quy luật di truyền chi phối.

Xem đáp án

Đáp án C

Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ta có:

Lông trắng : lông đen : Lông xám = 12 : 3 : 1 → Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác gen át chế.

Dài : r ngắn = 3 : 1 → Tính trạng hình dạng lông di truyền theo quy luật phân li của Menđen.

F 1: 9 : 3: 3 : 1 → Biến dị tổ hợp giảm, chứng tỏ Gen quy định chiều dài lông liên kết với một trong hai gen chi phối màu lông và các gen liên kết hoàn toàn, không có hoán vị gen


Câu 4:

Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen ( A và a) người ta thấy số cá thể đồng hợp tử trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp tử trong quần thể này là

Xem đáp án

Đáp án B

Quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền.

p^2 AA + 2pq Aa + q^2 aa =1

Ta có p^AA = 9 q^aa (p, q > 0)

p (A) = 3 q(a) mà p + q = 1 → a(A) = 0,75; q(a) = 0,25

Tỷ lệ số cá thể dị hợp = 2pq = 2 × 0,75 × 0,25 = 0,375 = 37,5%


Câu 5:

Trường hợp cơ thể sinh vật có một cặp NST trong bộ nhiễm sắc thể tăng thêm một chiếc được gọi là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trường hợp cơ thể sinh vật có một cặp NST trong bộ nhiễm sắc thể tăng thêm một chiếc, khi đó bộ NST có dạng 2n + 1 → Đây là dạng đột biến lệch bội thể ba → Đáp án A


Câu 6:

Đặc điểm nào chưa chính xác khi nói về mã di truyền?

(1) mã di truyền được đọc theo từng bộ ba.

(2) Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

(3) Một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axit amin.

(4) Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin.

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Sai vì mã di truyền được đọc theo từng bộ ba và không chồng gối lên nhau.

(2) Đúng. Đây là tính phổ biến của mã di truyền

(3) Sai. Một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin. Đây là tính đặc hiệu của mã di truyền

(4) Đúng. Có 61 bộ ba mã hóa cho hơn 20 loại axit amin nên có thể có nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin. Đây là tính thoái hóa của mã di truyền.


Câu 8:

Khi 2 alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình là kiểu di truyền:

Xem đáp án

Đáp án C

Khi 2 alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình là kiểu di truyền: tương tác cộng gộp


Câu 9:

Nói về sinh vật chuyển gen nhận định nào sai?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 10:

Phương pháp nào có hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 11:

Enzim giới hạn trong kỹ thuật chuyển gen có tác dụng:

Xem đáp án

Đáp án D

Enzyme giới hạn (restriction enzyme, RE) là một enzyme endonuclease có vị trí nhận biết điểm cắt DNA đặc hiệu. Những enzyme này phân huỷ liên kết phosphodieste của bộ khung DNA mạch đôi mà không gây tổn hại đến bases. Các liên kết hóa học mà bị enzyme này cắt có thể được nối trở lại bằng loại enzyme khác là các ligases, vì thế các phân đoạn giới hạn (sản phẩm của phản ứng cắt RE) mà bị cắt từ các nhiễm sắc thể hoặc gene khác nhau có thể được ghép cùng nhau nếu có trình tự đầu dính bổ sung với nhau (xem chi tiết phía dưới)

→ Enzim giới hạn trong kỹ thuật chuyển gen có tác dụng: Mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN ở những điểm xác định.

Chú ý: Chức năng nối được thực hiện bởi enzim ligaza


Câu 12:

Ở mỗi loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ thu được đời con có số cây thân thấp hoa trắng chiếm tỉ lệ 2%. Với trường hợp không xảy ra đột biến, theo lý thuyết ở đời con, số cây dị hợp tử về cả hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án B

cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ → Các tính trạng thân cao, hoa đỏ là các tính trạng trội.

Quy ước: A: thân cao, a: thân thấp

B: hoa đỏ, b: hoa trắng

F 1 dị hợp tử 2 cặp gen, Cây thân thấp, hoa đỏ có kiểu gen aaB-

Cây thân thấp, hoa trắng (aabb) sinh ra chiếm tỉ lệ 2% = 50%ab . 4%ab

→ Cây thân thấp, hoa đỏ lai với f 1 có kiểu gen aB/ab

ab = 4% là giao tử sinh ra do hoán vị, F 1: Ab/aB, tần số hoán vị gen = 2.4% = 8%

Cây dị hợp về 2 cặp gen ở F2 là: AB/ab + Ab/aB = 4%.50% + 46%.50% = 25%


Câu 13:

Gen liên kết được định nghĩa là:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 14:

Ở cừu, gen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với gen a quy định lông ngắn. Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Vì nhu cầu lấy lông người ta đã giết thịt toàn bộ cừu lông ngắn. Qua ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau được dự đoán:

Xem đáp án

Đáp án C

Khi loại kiểu gen aa thì cấu trúc quần thể còn:

0,5AA : 0,5Aa

Tần số alen A = 0,5 + 0,5/2  = 0,75

Tần số alen a = 1 - 0,75 = 0,25

Qua ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau được dự đoán:

0,752 AA : 2.0,75.0,25Aa : 0,252 aa

hay 0,5625 AA : 0,375 Aa : 0,0625 aa


Câu 15:

Một phân tử ARN dài 2040 Ă tỉ lệ các loại nuclêôtit A,U,G,X lần lượt là: 20%, 15%, 40% và 25%. Tính số nuclêôtit của đoạn ADN đã tổng hợp nên phân tử ARN đó:

Xem đáp án

Đáp án B

Số Nu của mARN là: 2040 : 3,4 = 600 Nu

Số Nu từng loại của mARN là: A = 600.20% = 120 Nu

Um = 15%.600 = 90 Nu

Gm = 40% . 600 = 240 Nu

Xm = 25%.600 = 150 Nu

Số Nu của ADN tổng hợp nên mARN đó là: A = T = Am + Um = 120 + 90 = 210 Nu

G = X = Gm + Xm = 240 + 140 = 390 Nu


Câu 17:

Gen qui định nhóm máu có 3 alen IA, IB, IO có thể tạo tối đa bao nhiêu cặp alen quy định nhóm máu?

Xem đáp án

Đáp án A

Gen qui định nhóm máu có 3 alen IA, IB, IO có thể tạo tối đa các cặp gen quy định nhóm máu là:

IAIA, IAIO quy định nhóm máu A

IBIB, IBIB quy định nhóm máu B

IOIO quy định nhóm máu O

IAIB quy định nhóm máu AB


Câu 18:

Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là:

Xem đáp án

Đáp án B

Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là dạng đột bieensthay thế một cặp ở bộ ba mã hóa cuối do dạng đột biến này làm chuỗi polipeptit dài ra hoặc không ảnh hưởng đến chuỗi polipeptit


Câu 19:

Giả sử có 2 cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ 2 cây này. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe.

2. nuôi hạt phấn của từng cây sau đó lưỡng bội hóa thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

3. các cây con được tạo ra từ nuôi dưỡng hạt phấn từng cây và lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB, DDEE, DDee.

4. Các cây con tạo ra từ lai tế bào sinh dưỡng của 2 cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe.

Xem đáp án

Đáp án C

Xét các phát biểu đề bài:

Phát biểu 1 đúng vì nuôi cấy mô tạo ra đời con có kiểu gen giống đời mẹ.

Phát biểu 2 sai vì nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây (AB, aB, DE,De) sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 4 dòng thuần chủngcó kiểu gen khác nhau (AABB, aaBB, DDEE, DDee.)

Phát biểu 3 sai vì nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây (AB, aB, DE, De) sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 4 dòng thuần

chủng có kiểu gen khác nhau (AABB, aaBB, DDEE, DDee.)

Phát biểu 4 đúng vì dung hợp tế bào trần sẽ tạo tế bào lai mang bộ NST của cả 2 loài AaBB+ DDEe= AaBBDDEe.

Vậy có 3 phát biểu đúng là 1, 3, 4


Câu 20:

Trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần, yếu tố nào duy trì không đổi qua các thế hệ?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần, tần số alen không thay đổi qua các thế hệ, tần số các kiểu gen thay đổi theo hướng giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp


Câu 22:

Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

(1). 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa.

(2).0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.

(3). 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa.

(4). 0,75 AA : 0,25 aa.

(5). 100% AA.

(6). 100% Aa.

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể cân bằng là quần thể có cấu trúc 100%AA hoặc 100%aa

Với quần thể có cấu trúc xAA : yAa : zaa = 1 cân bằng khi x.z =  (y/2)2

→ Trong các quần thể của đề bài, các quần thể 1, 2, 5 cân bằng


Câu 23:

Trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp giao phối gần hay tự thụ phấn với mục đích gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp giao phối gần hay tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo ra các dòng thuần mang các đặc tính di truyền


Câu 24:

Di truyền ngoài nhân có đặc điểm:

1. Không tuân theo quy luật di truyền một cách chặt chẽ.

2. Phép lai thuận và lai nghịch có kết quả khác nhau.

3. Cơ thể mang cặp NST giới tính XX có vai trò quyết định.

4. Không liên quan đến nhân và NST trong nhân.

Các phương án đúng:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong các đặc điểm trên, 3 sai vì di truyền ngoài nhân do cơ thể người mẹ quyết định.

Ở nhiều loài cặp NST giới tính XX lại là cơ thể người bố nên không thể kết luận "Cơ thể mang cặp NST giới tính XX có vai trò quyết định"


Câu 25:

Kỹ thuật chia cắt một phôi ở động vật thành nhiều phôi, cho phát triển trong cơ thể nhiều con khác tạo ra nhiều con có kiểu hình giống nhau là:

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 27:

Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là:

Xem đáp án

Đáp án D

Tế bào trần (protoplast) là tế bào thực vật bị tách bỏ thành tế bào chỉ còn phần. nguyên sinh chất, nhân, các cơ quan tử khác và màng sinh chất là ranh giới phân biệt bên trong và bên ngoài tế bào trần


Câu 28:

Một quần thể thực vật tự thụ phấn có 2 alen A quy định hoa đỏ và a quy định hoa trắng. Quần thể P gồm 80% số cây có kiểu gen dị hợp tử. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về quần thể này?

(1). F3 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 35% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở P.

(2). Tần số kiểu gen A và a không đổi qua các thế hệ.

(3). Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F3 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở P.

(4). Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp ở mỗi thế hệ luôn không đổi.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Đúng. Tỉ lệ hoa trắng ở F3 tăng là: 0,8.(1-(½)^3 : 2 = 35%

(2) Đúng. Quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa khác → tần số alen A và a không đổi

(3) Đúng. Tỉ lệ hoa trắng tăng → Tỉ lệ hoa đỏ F3 luôn nhỏ hơn P.

(4) Đúng. Hiệu số giữa 2 gen đồng hợp không đổi = f(A ban đầu) - f (a ban đầu)


Câu 29:

Phép lai nào sau đây cho nhiều kiểu gen nhất? giả sử không có đột biến xảy ra.

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 32:

Thành phần kiểu gen của một quần thể là: 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa. Tần số các alen trong quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số alen A = 0,49 + 0,42/2  = 0,7

Tần số alen a = 1 - 0,7 = 0,3


Câu 33:

Trong một quần thể người, tỉ lệ nhóm máu O là 48,35%, nhóm máu B là 27,94%, nhóm máu A là 19,46%, còn lại là nhóm máu B. Tần số các alen quy định nhóm máu A, B, O trong quần thể này là:

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi p, q, r lần lượt là tần số tương đối của các alen IA, IB, IO.

Vì tỷ lệ người có nhóm máu O là 48,35% → r = 0,69 → Loại đáp án A, C

Vì tỉ lệ nhóm máu B là 27,94% nên q^2 + 2qr = 0,2794 → q = 0,18 → tần số alen IB = 0,18


Câu 36:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quần thể ngẫu phối?

Xem đáp án

Đáp án C

C sai vì qua các thế hệ ngẫu phối, tần số kiểu gen và tần số alen không thay đổi qua các thế hệ


Câu 37:

ADN tái tổ hợp tạo ra trong kỹ thuật chuyển gen, sau đó phải được đưa vào trong tế bào vi khuẩn Ecoli nhằm:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 38:

Ở cà chua A quy định quả tròn, a quả bầu dục. B quả ngọt, b quả chua, mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Trong phép lai P : AaBb x aaBb. Loại quả bầu dục, vị chua xuất hiện ở F1 với tỉ lệ nào?

Xem đáp án

Đáp án A

P : AaBb x aaBb = (Aa x aa)(Bb x Bb)

Aa x aa →  1/2Aa :  1/2aa

Bb x Bb →  1/4BB :  1/2Bb :  1/4bb

Loại quả bầu dục, vị chua (aabb) xuất hiện ở F1 với tỉ lệ:  1/2aa .  1/4bb = 1/8  = 12,5%


Câu 39:

Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tần số cá thể có kiểu hình lặn có thể suy ra:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tần số cá thể có kiểu hình lặn có thể suy ra tần số alen lặn (q) → Tính được tần số alen trội p = 1 - q

Vì quần thể cân bằng nên cấu trúc của quần thể có dạng:  p2AA : 2pqAa :  q2aa = 1

→ Ta có thể tính được cả Tần số các alen và tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể.


Câu 40:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A sai vì phần lớn đột biến điểm là các đột biến thay thế 1 cặp Nu do nó ít gây hậu quả nghiêm trọng với thể đột biến


Bắt đầu thi ngay