Thứ năm, 28/03/2024
IMG-LOGO

25 Bộ đề thi thử THPTQG môn Sinh hoc cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 25)

  • 12017 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở cà chua quả đỏ A trội so với quả vàng a, thân cao B trội so với b thân thấp. Phép lai P AaBb x AaBb cho kiểu hình thân thấp quả vàng ở F1 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phép lai P: AaBb x AaBb cho đời con có tỉ lệ kiểu gen: 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb

Tỉ lệ kiểu hình: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

→ Kiểu hình thân thấp, quả vàng (aabb) chiếm tỉ lệ: 1/16


Câu 2:

Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 100% ruồi mắt đỏ.

Xem đáp án

Đáp án B

Phép lai A: XaXa x XAY cho đời con: 1XAXa : 1XaY → 1 mắt đỏ : 1 mắt trắng

Phép lai A: XAXA x XaY cho đời con: 1XAXa : 1XAY → 100% mắt đỏ 

Phép lai C: XAXa x XaY cho đời con: 1XAXa : 1XaY : 1XAY : 1XaXa → 1 mắt đỏ : 1 mắt trắng

Phép lai A: XAXa x XAY cho đời con: 1XAXA : 1XAXa : 1XaY : 1XAY → 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng


Câu 3:

Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích

Xem đáp án

Đáp án C

Trong ưu thế lai thì lai thuận nghịch giữa các dòng thuần để đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất


Câu 6:

Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào không thuộc đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Là những biến đổi trong cấu trúc của NST làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Đột biến cấu trúc NST gồm các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn

Trong các dạng trên của đề bài, Mất 1 cặp nucleotit không thuộc đột biến cấu trúc NST mà nó thuộc đột biến gen


Câu 7:

Quần thể đậu Hà lan có 2000 cây, trong đó cây hoa đỏ (AA) có 500 cây, cây hoa đỏ (Aa) có 1000 cây còn lại là cây hoa trắng (aa). tần số alen A và a lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

Tần số kiểu gen AA = 500 : 2000 = 0,25

Tần số kiểu gen Aa = 1000 : 2000 = 0,5

Tần số kiểu gen aa = 1 - 0,5 - 0,25 = 0,25

Quần thể có cấu trúc: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1

Tần số alen A = 0,25 + 0,5/2 = 0,5

Tần số alen a = 1 - 0,5 = 0,5


Câu 8:

Người ta có thể tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất khác xa nhau trong hệ thống phân loại mà phương pháp lai hữu tính không thực hiện được bằng:

Xem đáp án

Đáp án C

Người ta có thể tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất khác xa nhau trong hệ thống phân loại mà phương pháp lai hữu tính không thực hiện được bằng: Lai tế bào sinh dưỡng hoặc kĩ thuật di truyền. Chọn đáp án C


Câu 9:

Quần thể P0 có 100% kiểu gen Aa ngẫu phối 2 thế hệ. Tần số kiểu gen AA trong quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án A

P: 100%Aa

Tần số alen của quần thể ban đầu là: A = a = 0,5

Sau 2 thế hệ ngẫu phối quần thể ở trạng thái cân bằng.

Tần số kiểu gen AA = 0,52 = 0,25 = 1/4


Câu 10:

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng:

Xem đáp án

Đáp án B

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.

→ Qua nhiều thế hệ tự thụ phấn, quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần


Câu 11:

Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm được gọi là phương pháp

Xem đáp án

Đáp án D

Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm được gọi là phương pháp cấy truyền phôi


Câu 12:

Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là

Xem đáp án

Đáp án B

Nội dung quy luật phân li theo quan điểm di truyền của Menden là:

- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (theo quan niệm hiện đại là alen).

- Các nhân tố di truyền (alen) của bố, mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau.

- Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp nhân tố di truyền (alen) phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử có nguồn gốc từ bố và 50% số giao tử có nguồn gốc từ mẹ


Câu 13:

Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho giao phấn giữa cây hoa trắng với cây hoa trắng (P aa x aa), kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

P: aa x aa→ F 1: 100%aa → 100% hoa trắng


Câu 14:

Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

A sai vì quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất


Câu 15:

Một đoạn gen có trình tự các nu như sau

3’GGG XXT GGA TXG AAA 5’ (mạch khuôn) 

5’ XXX GGA XXT AGX T T T 3’ 

Trình tự các Nuclêôtit tương ứng trên mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên là

Xem đáp án

Đáp án B

Theo nguyên tắc bổ sung: A-U, G-X ta có:

Mạch khuôn: 3’GGG XXT GGA TXG AAA 5’

mARN: 5’ XXX GGA XXU AGX UUU 3’


Câu 16:

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

C sai vì đột biến lệch bội xảy ra ở cả NST thường và NST giới tính


Câu 19:

Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 20:

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 21:

Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò “khuôn mẫu”?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong quá trình dịch mã, phân tử mARN đóng vai trò làm khuôn mẫu, tARN đóng vai trò làm "người phiên dịch"

 


Câu 22:

Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến.

I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng; 

II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. 

III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. 

IV. Tạo dòng thuần chủng. 

Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

Xem đáp án

Đáp án C

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây độ biến gồm các bước :

Bước 1: Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến

Bước 2: Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

Bước 3: Tạo dòng thuần chủng


Câu 23:

Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau, có bao nhiêu dạng đột biến thể ba (2n+1)? 

I. AaaBbDdEe.

 II. AaBbDDdEe.

III. AaBBbDdEe. 

IV . AaBbDdEe.

V. AaBBddEEe.

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến thể ba là trường hợp 1 cặp NST trong bộ NST có 3 chiếc, các cặp còn lại có 2 chiếc bình thường

Trong các dạng trên, các dạng I, II, III, V là đột biến thể ba

IV, VI là các dạng lưỡng bội bình thường


Câu 24:

Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong các bệnh trên, hội chứng Đao do đột biến số lượng NST gây nên: Cặp số 21 có 3 chiếc

Bệnh máu khó đông, mù màu do đột biến gen lặn trên NST giới tính X gây nên.

Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường gây nên


Câu 25:

Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây là cơ thể thuần chủng?

Xem đáp án

Đáp án D

Cơ thể thuần chủng là cơ thể có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen


Câu 26:

Ưu thế lai giảm dần khi cho F1 làm giống vì:

Xem đáp án

Đáp án B

Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ vì: Các tính trạng số lượng (hình thái, năng suất...) do nhiều gen trội quy định trong cơ thê lai F1 phần lớn các gen nằm trong cặp gen dị hợp trong đó các gen lặn (xấu) không được biểu hiện, chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện. 

Trong các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần


Câu 27:

Trình tự nuclêôtit nào sau đây phù hợp với trình tự các nu được phiên mã từ một gen có mạch bổ sung là 5’ TAXGATTGX 3’?

Xem đáp án

Đáp án D

mạch bổ sung: 5’ TAXGATTGX 3’

Mạch mã gốc: 3'ATGXTAAXG5'

mARN: 5’ UAXGAUUGX 3’


Câu 28:

Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?

Xem đáp án

Đáp án B

Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp NST và ở vị trí gần nhau sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết


Câu 29:

Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,3 AA: 0,5 Aa: 0,2 aa tần số các alen trong quần thể lúc đó là

Xem đáp án

Đáp án A

P: 0,3 AA: 0,5 Aa: 0,2 aa

Tần số alen A = 0,3 + 0,5/2 = 0,55

Tần số alen a = 1 - 0,55 = 0,45


Câu 30:

Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai : AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-B-C-dd ở đời con là

Xem đáp án

Đáp án D

Phép lai : AaBbCcDd x AaBbCcDd = (Aa x Aa)(Bb x Bb)(Cc x Cc)(Dd x Dd)

Aa x Aa → 3/4A- : 1/4aa

Bb x Bb → 3/4B- : 1/4bb

Cc x Cc → 3/4C- : 1/4cc

Dd x Dd → 3/4D- : 1/4dd

phép lai : AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-B-C-dd ở đời con là: 3/4 A- . 3/4B- . 3/4C- . 1/4 dd = 27/256 


Câu 31:

Một quần thể có 40 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 20 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là.

Xem đáp án

Đáp án A

Quần thể có 40 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 20 cá thể aa→ Cấu trúc của quần thể ban đầu là: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa = 1

Tần số tương đối của các alen trong quần thể là: A = 0,4 + 0,4/2 = 0,6, a = 1 - 0,6 = 0,4

Sau 1 thế hệ ngẫu phối quần thể đạt trạng thái cân bằng, có cấu trúc:

0,62 AA : 2.0,6.0,4Aa : 0,42aa = 1 hay 0,36AA : 0,48Aa: 0,16aa = 1


Câu 33:

Phát biểu nào dưới đây về gen là không đúng

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 34:

Một người đàn ông bình thường có mẹ bị bệnh phêninkêtô niệu lấy một người vợ bình thường có em trai bị bệnh. Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng là gái không mang gen bệnh? Biết rằng ngoài mẹ chồng và anh vợ cả bên vợ, bên chồng không còn ai bị bệnh

Xem đáp án

Đáp án A

Người đàn ông bình thường có mẹ bị bệnh nên người đàn ông chắc chắn nhận a từ mẹ nên có kiểu gen Aa → Giảm phân cho 1/2A : 1/2a

Người vợ bình thường có em trai bị bệnh nên bố mẹ người vợ có kiểu gen Aa, người vợ có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa → Giảm phân cho 2/3A : 1/3a

xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng là gái không mang gen bệnh là:  1/2A . 2/3A = 1/6


Câu 35:

Ở 1 loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Quần thể ngẫu phối nào sau đây chắc chắn ở trạng thái cân bằng di truyền

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể cân bằng khi nó có cấu trúc 100%AA, 100%aa

với quần thể có cấu trúc xAA : yAa : zaa = 1 cân bằng khi x.z = (y/2)2

Trong các quần thể trên, quần thể 100% cây hoa trắng có cấu trúc 100%aa chắc chắn cân bằng


Câu 37:

Cho biết không xảy đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh 1 người con có 6 alen trội của 1 cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là

Xem đáp án

Đáp án D

P: AaBbDd x AaBbDd

Tính theo lí thuyết, xác suất sinh 1 người con có 6 alen trội của 1 cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là C6643=164


Câu 38:

Bằng kĩ thuật chia cắt phôi, người ta tách một phôi bò có kiểu gen AaBbDdEE thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các bò cái khác nhau, sinh ra 5 bò con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong kĩ thuật chia cắt phôi, khi ta tách một phôi có kiểu gen AaBbDdEE thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các bò cái khác nhau, sinh ra 5 bò con. Nếu không xảy ra đột biến và trong cùng một điều kiện sống thì 5 con bò này thường sẽ có tốc độ sinh trưởng như nhau


Câu 40:

Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê đã đạt trạng thái cân bằng Hacđi - Van bec cấu trúc di truyền trong quần thể lúc đó là

Xem đáp án

Đáp án A

Quần thể có cấu trúc: xAA : yAa : zaa = 1 cân bằng khi x.z = (y/2)2

→ Trong các quần thể trên chỉ có quần thể A đảm bảo điều kiện trên vì 0,81.0,01 = (0,18/2)2


Bắt đầu thi ngay