264 Bài tập Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol cơ bản, nâng cao có lời giải (P5)
-
7001 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lên men hoàn toàn 135 gam glucozơ thành ancol etylic thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
Chọn đáp án B
Câu 2:
Hỗn hợp X gồm hai ancol no, mạch hở Y và Z (có số mol bằng nhau, MY - MZ = 16). Khi đốt cháy một lượng hỗn hợp X thu được CO2 và H2O có tỷ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Phần trăm khối lượng của Y trong X là
Chọn đáp án A
Câu 4:
Cho 6,44 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được 8,68 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Chọn đáp án C
Câu 5:
Hỗn hợp X gồm CH3OH, CH2=CH-CH2OH, C3H5(OH)3, C2H4(OH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 21,504 lít H2 (đktc). Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 75,712 lít O2 ( đktc) thu được 61,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng CH2=CH-CH2OH trong hỗn hợp X là:
Chọn đáp án D
–OH + Na → –ONa + ¹/₂ H2↑
⇒ nOH = 2nH2 = 1,92 mol.
Bảo toàn nguyên tố Oxi:
nCO2 = (1,92 + 3,38 × 2 - 3,4)/2 = 2,64 mol.
Bảo toàn khối lượng:
m = 2,64 × 44 + 61,2 - 3,38 × 32 = 69,2(g).
Nhận xét: 3 ancol no đều có số C = số O
CH2=CH-CH2OH = C3H6O.
⇒ ∑nC - ∑nO = 2nCH2=CH-CH2OH
⇒ nCH2=CH-CH2OH = 0,36 mol.
⇒ %mCH2=CH-CH2OH = 0,36 × 58 ÷ 69,2 × 100% = 30,17%
Câu 6:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol một ancol đơn chức X và 0,1 mol một este no đơn chức mạch hở Y trong 0,75 mol O2 (dư), thu được tổng số mol khí và hơi bằng 1,2 mol. Biết số nguyên tử H trong X gấp hai lần số nguyên tử H trong Y. Khối lượng X đem đốt cháy là
Chọn đáp án B
Gọi công thức của Y là CnH2nO2:0,1 mol
Biết số nguyên tử H trong X gấp hai lần số nguyên tử H trong Y
→ Công thức của X là CmH4nO:0,1 mol
CnH2nO2 + O2 → nCO2+ nH2O
CmH4nO+ O2 → mCO2+ 2nH2O
Có nCO2=0,1( n+m) mol,
nH2O= 0,1n+ 0,1.2n = 0,3n mol
nO2pu= 0,1( 1,5n-1) + 0,1(m+ n-0,5) = 0,25n+0,1m -0,15
Có 0,1( n+ m) + 0,3n + [0,75- (0,25n+ 0,1m- 0,15)] = 1,2
→ 0,15n= 0,3 → n= 2
→ Y có công thức C2H4O2:0,1 mol và X có công thức CmH8O : 0,1 mol
Vì oxi dư nên 0,25n+0,1m -0,15< 0,75
→ 0,1m < 0,4 → m < 4 → m = 3
→ mX = 0,1. 60 = 6 g
Câu 7:
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
Chọn đáp án C
Do ảnh hưởng của vòng benzen lên nhóm –OH
⇒ Liên kết O-H trở nên phân cực hơn, làm cho nguyên tử H linh động hơn.
⇒ Phenol có lực axit mạnh hơn ancol (⇒ C đúng).
► Tuy nhiên, phenol là axit rất yếu (⇒ A và D sai).
(bị axit cacbonic đẩy ra khỏi phenolat) ⇒ tính axit:
CH3COOH > H2CO3 > Phenol ⇒ B sai
Câu 8:
Ankađien B + Cl2 → CH2ClC(CH3)=CH-CHCl-CH3. B là
Chọn đáp án A
Ankađien B + Cl2 → ClCH2-C(CH3)=CH-CH(Cl)-CH3.
⇒ B là CH2=C(CH3)-CH=CH-CH3.
Chọn mạch chính + đánh số:
1CH2=2C(CH3)-3CH=4CH-5CH3 ⇒ nhánh metyl (CH3-) ở C số 2.
⇒ 2-metyl. Lại có: mạch chính có 5C ⇒ pentan.
2 nối đôi C=C ở vị trí C số 1 và 3 ⇒ 1,3-đien.
Ghép lại ta có B là: 2-metylpenta-1,3-đien
Câu 9:
Hỗn hợp X gồm 2 ancol có cùng số nhóm OH. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn phần 2 thu được 11 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Biết số nguyên tử cacbon trong mỗi ancol ≤ 3. CTPT của 2 ancol là
TH1: 1 ancol no và 1 ancol không no, chứa ≥ 2πC=C. Lại có: số C ≤ 3.
⇒ ancol không no chứa 3C và 1 -OH
⇒ cả 2 ancol đều đơn chức.
⇒ nX = 0,2 mol ⇒ Ctb = 0,25 ÷ 0,2 = 1,25
⇒ ancol no là CH3OH.
► Giải hệ có: nCH3OH = 0,175 mol;
nancol không no = 0,025 mol.
⇒ số H/ancol không no = (0,35 × 2 - 0,175 × 4) ÷ 0,025 = 0 ⇒ loại.
TH2: cả 2 ancol đều no
⇒ nX = nH2O – nCO2 = 0,1 mol.
⇒ số nhóm OH/ancol = 0,2 ÷ 0,1 = 2;
Ctb = 0,25 ÷ 0,1 = 2,5.
► Số C/ancol ≤ 3 ⇒ 2 ancol là C2H4(OH)2 và C3H6(OH)
Câu 10:
Hỗn hợp X chứa 1 ancol đơn chức (A), axit hai chức (B) và este 2 chức (D) đều no, hở và có tỉ lệ mol tương ứng 3:2:3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 6,272 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hidrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%. CTPT có thể có của ancol là
Chọn đáp án D
Do thủy phân thu được 2 ancol
⇒ D là este của axit 2 chức.
Lại có thu được hidrocacbon đơn giản nhất là CH4.
⇒ Y chứa 1 muối là CH2(COONa)2 ⇒ B là CH2(COOH)2.
► Quy X về CH3OH, CH2(COOH)2, CH2(COOCH3)2 và CH2.
CH2(COONa)2 + 2NaOH → CH4 + 2Na2CO3 ⇒ có 2 TH.
● TH1: CH4 tính theo muối
⇒ nmuối = nCH4 = 0,015 mol.
⇒ nCH2(COOH)2 = 0,006 mol;
nCH3OH = nCH2(COOCH3)2 = 0,009 mol.
⇒ nO2 = 1,5nCH3OH + 2nCH2(COOH)2 + 5nCH2(COOCH3)2 + 1,5nCH2
⇒ nCH2 = 0,1967... mol ⇒ lẻ ⇒ loại.
● TH2: CH4 tính theo NaOH ⇒ nCH2(COONa)2 = (0,13 - 0,015 × 2) ÷ 2 = 0,05 mol.
⇒ nCH3OH = nCH2(COOCH3)2 = 0,03 mol; nCH2(COOH)2 = 0,02 mol.
⇒ nCH2 = 0,03 mol ⇒ có 2 TH ghép CH2.
► Ghép 1 CH2 vào este ⇒ A là CH3OH và D là CH3OOCCH2COOC2H5.
► Ghép 1 CH2 vào ancol
⇒ A là C2H5OH và D là CH2(COOCH3)2
Câu 11:
Đun nóng ancol X có công thức phân tử C4H10O với CuO, đun nóng thu được chất hữu cơ Y cho được phản ứng tráng gương. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là
Chọn đáp án D
Ancol bậc 1 + CuO → Anđehit
Ancol bậc 2 + CuO → Xeton
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn 1 ancol X (no, hai chức, mạch hở) thì số mol H2O sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Nếu đun nóng X với CuO (dùng dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất hữu cơ Y tạp chức. Nhận định nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án B
CTTQ của X là CnH2n+2O2.
Phương trình cháy:
CnH2n+2O2 + (1,5n - 0,5)O2 → nCO2 + (n + 1)H2O
nH2O = nO2 ⇒ n + 1 = 1,5n - 0,5
⇒ n = 3
⇒ X là C3H8O2 ⇒ A sai.
X + CuO → Y (tạp chức)
⇒ X là HO–CH2–CH(OH)–CH3
⇒ C, D sai và B đúng
Câu 14:
Ancol no, đơn chức, mạch hở có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là
Chọn đáp án C
Ancol no đơn chức mạch hở có 10 nguyên tử H trong CTPT ⇒ C4H10O.
⇒ Có 4 đồng phân gồm.
1) CH3–CH2–CH2–CH2–OH.
2) CH3–CH2–CH(OH)–CH3.
3) HO–CH2–CH(CH3)–CH3.
4) CH3–CH(OH)(CH3)–CH3.
Câu 15:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng cùng lượng hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng của ete thu được là
Chọn đáp án A
nCO2 = 0,3 mol < nH2O = 0,55 mol.
Mà X tách nước tạo ete.
⇒ X gồm các ancol no, đơn, hở
⇒ nOH = nX = 0,55 - 0,3 = 0,25 mol.
⇒ mX = mC + mH + mO = 0,3 × 12 + 0,55 × 2 + 0,25 × 16 = 8,7(g).
2 ancol → 1 ete + 1 H2O
⇒ nH2O = nX ÷ 2 = 0,125 mol.
Bảo toàn khối lượng:
mete = 8,7 - 0,125 × 18 = 6,45(g)
Câu 16:
Etanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của etanol là
Chọn đáp án C
Câu 17:
Cho 14 gam hỗn hợp A gồm etanol và phenol tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của etanol và phenol trong hỗn hợp lần lượt là
Chọn đáp án A
Đặt nC2H5OH = x; nC6H5OH = y
⇒ mA = 14(g) = 46x + 94y.
nH2 = 0,5x + 0,5y = 0,1 mol
⇒ giải hệ có: x = y = 0,1 mol.
► %metanol = 0,1 × 46 ÷ 14 × 100% = 32,86%
⇒ %mphenol = 67,14%.
Câu 18:
Cho các phát biểu sau về phenol
(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án D
Chỉ có ý (a) sai vì phenol ít tan trong nước lạnh
Câu 19:
Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol, cần dùng vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 12,32 lít CO2. Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V gần nhất với
Chọn đáp án B
+ Xét 0,5 mol X ⇒ ∑nOH– = 2nH2
⇒ Với 0,25 mol X ⇒ ∑nOH– = 0,55 mol.
⇒ nO/X = 0,55 mol.
⇒ Nhận thấy nCO2 = nO = 0,55 mol
Vì số C = số Oxi
⇒ các ancol phải là các ancol no.
⇒ nAncol = nH2O – nCO2
⇒ nH2O = 0,25 + 0,55 = 0,8 mol
⇒ Bảo toàn O
⇒ nO2 = (0,55×2 + 0,8 – 0,55) ÷ 2 = 0,675 mol
⇒ VO2 = 0,675 × 22,4 = 15,12 lít
Câu 20:
Chất nào sau đây không thuộc loại hợp chất phenol?
Đáp án C
Vì C6H11OH không chứa nhân thơm ⇒ Loại
Câu 22:
Cho 2 hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:
Đáp án A
Vì X và Y có chung CTPT là C3H7O2N.
Bảo toàn nguyên tố ta có:
X + NaOH → H2NCH2COONa
⇒ X có CTCT thu gọn là: H2NCH2COOCH3.
⇒ Z là CH3OH.
Y + NaOH → CH2=CHCOONa
⇒ Y có CTCT thu gọn là CH2=CHCOONH4.
⇒ T là NH3
Câu 24:
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu no X cần dùng vừa đủ 3,5 mol oxi. Công thức phân tử của X là
Đáp án A
gt ⇒ X có dạng CaH2a+2Ob (a ≥ b).
Phương trình cháy:
► CaH2a+2Ob + (1,5a – 0,5b + 0,5)O2 → aCO2 + (a + 1)H2O.
⇒ 1,5a – 0,5b + 0,5 = 3,5 ⇒ 1,5a – 0,5b = 3 ⇒ a = 2 + b/3 ≥ b.
⇒ b ≤ 3
Mặt khác, a nguyên
=> b=3; a=3
=> C3H8O3
Câu 25:
Cho biết có bao nhiêu dẫn xuất benzen có công thức phân tử C8H10O tác dụng được với Na nhưng không tác dụng được với NaOH?
Đáp án B
● k = (2 × 8 + 2 – 10) ÷ 2 = 4
⇒ không chứa πC=C ngoài vòng benzen.
● Phản ứng với Na không phản ứng với NaOH
⇒ OH không gắn trực tiếp lên vòng benzen.
⇒ các dẫn xuất benzen thỏa mãn là: o, m, p – CH3C6H4CH2OH, C6H5CH2CH2OH
và C6H5CH(OH)CH3
Câu 26:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,04 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở và 0,06 mol một ancol đa chức, mạch hở thu được 0,24 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
Đáp án A
Nhận thấy ancol không no có 1 nối đôi phải có số C ≥ 3, ancol đa chức phải có số C ≥ 2
Ta có Ctb = = 2,4 >2 ⇒ ancol đa chức cần tìm là C2H6O2 : 0,06 mol
→ 0,06.2 + 0,04.n = 0,2
⇔ n = 3.
⇒ Ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở : CH2=CH-CH2-OH: 0,04 mol
Vậy nH2O = 0,06.3 + 0,04. 3 = 0,3 mol ⇒ m= 5,4 gam
Câu 27:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no, hai chức, mạch hở cần vừa đủ V1 lít khí O2, thu được V2 lít khí CO2 và a mol H2O. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị V1, V2, a là
Đáp án A
● Ancol no, mạch hở
⇒ nX = nH2O – nCO2 = .
Bảo toàn nguyên tố Oxi:
2nancol + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O.
⇒
⇒ V1 = 2V2 – 11,2a
Câu 31:
Nguyên liệu để sản xuất trực tiếp giấm ăn bằng một phản ứng hóa học theo phương pháp lên men là
Đáp án A
Câu 33:
Cho ancol có công thức cấu tạo: H3C-CH(CH3)-CH2-CH2-CH2-OH. Tên nào dưới đây ứng với ancol trên?
Đáp án B
Câu 34:
Cho 3-etyl-2-metylpentan tác dụng với Cl2 (chiếu sáng) theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số dẫn xuất monoclo tối đa thu được là
Đáp án D
Câu 35:
Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O
Đáp án B
C6H5-O-CH3 , C6H5-CH2-OH
(o,m,p)-CH3-C6H4-OH
Câu 36:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp, cho sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 19,1 gam và có 25 gam kết tủa. Nếu oxi hóa hết m gam X bằng CuO dư, lấy sản phẩm hữu cơ thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 dư, đun nóng được x gam Ag. Giá trị của x là ( Coi hiệu suất là 100%):
Đáp án C
m gam hhX gồm 2 ancol kế tiếp + O2 → CO2 + H2O
Dẫn sản phẩm + Ca(OH)2 dư
→ mbình tăng = 19,1 gam và 0,25 mol ↓CaCO3.
Oxi hóa m gam X bằng CuO, lấy sản phẩm + AgNO3/NH3 → x gam Ag.
• nCO2 = 0,25 mol
→ nH2O = (19,1 - 0,25 x 44) : 18 = 0,45 mol
→ Ancol no, đơn chức.
nhhX = 0,45 - 0,25 = 0,2 mol
→ số C trung bình = 0,25 : 0,2 = 1,25
→ CH3OH và C2H5OH.
Đặt nCH3OH = x mol; nC2H5OH = y mol.
Ta có hpt:
nAg = 4 x nHCHO + 2 x nCH3CHO
= 4 x 0,15 + 2 x 0,05 = 0,7 mol.
⇒ x = 0,7 x 108 = 75,6 gam
Câu 37:
Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, HOC6H4OH, CH2=CHCH2OH, CH3COCH3. Số chất chứa nhóm chức ancol là
Đáp án A
Số nhóm chức chứa ancol gồm:
C2H5OH và CH2=CH–CH2–OH
Câu 38:
Khi cho isopentan tác dụng với Cl2 (ánh sáng) thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dẫn xuất điclo?
Đáp án D
Isopentan có CTCT là CH3–CH(CH3)–CH2–CH3.
+ Đánh số cacbon trên mạch chính lần lượt là 1 2 3 và 4 và nhánh metyl.
⇒ Vị trí của 2 nguyên tử clo lần lượt gắn vào cacbon số:
1,1 ⇒ CHCl2–CH(CH3)–CH2–CH3
3,3 ⇒ CH3–CH(CH3)–CCl2–CH3
4,4 ⇒ CH3–CH(CH3)–CH2–CHCl2
1,2 ⇒ CH3Cl–CCl(CH3)–CH2–CH3
1,3 ⇒ CH2Cl–CH(CH3)–CHCl–CH3
1,4 ⇒ CH2Cl–CH(CH3)–CH2–CH2Cl
2,3 ⇒ CH3–CCl(CH3)–CHCl–CH3
2,4 ⇒ CH3–CCl(CH3)–CH2–CH2Cl
3,4 ⇒ CH3–CH(CH3)–CHCl–CH2Cl
1, nhánh ⇒ CH2Cl–CH(CH2Cl)–CH2–CH3.
⇒ Có tất cả 10 dẫn xuất
Câu 39:
Ứng với công thức phân tử C4H10O có bao nhiêu ancol là đồng phân cấu tạo của nhau?
Đáp án D
Số đồng phân của ancol thỏa mãn đó là:
(1) CH3–CH2–CH2–CH2–OH
(2) CH3–CH2–CH(CH3)–OH.
(3) CH3–CH(CH3)–CH2–OH
(4) CH3–C(CH3)2–OH.
Câu 40:
Cho m etylen glicol tác dụng vừa đủ với kim loại K, sau phản ứng thu được m + 8,74 gam muối. Khối lượng K tham gia phản ứng là
Đáp án A
Ta có phản ứng:
C2H4(OH)2 + 2K → C2H4(OK)2 + H2.
+ Tăng giảm khối lượng ta có
nK pứ = 8,74 ÷ 38 = 0,23 mol.
⇒ mK = 8,97 gam