Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

30 đề thi thử THPTQG môn Sinh học Cực hay có lời giải (Đề số 1)

  • 18957 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tính theo lý thuyết, quá trình giảm phân diễn ra bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBbDD tạo ra loại giao tử ab với tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án B

Kiểu gen AaBbDD không tạo ra giao tử abd.


Câu 2:

Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có ít kiểu gen nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Bố mẹ càng chứa nhiều cặp gen dị hợp đời con càng có nhiều kiểu gen, đồng thời bố mẹ càng nhiều cặp gen đồng hợp thì đời con có ít kiểu gen nhất. Dựa vào cơ sở này ta thấy, phép lai ABabdd×AbAbdd cho đời con ít kiểu gen nhất.


Câu 3:

Phản xạ là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.


Câu 4:

Trong cơ chế điều hòa sinh trứng, khi nồng độ prôgestêron và ơstrôgen trong máu tăng cao, cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế giảm tiết

Xem đáp án

Đáp án A

Trong cơ chế điều hòa sinh trứng, khi nồng độ prôgestêron và ơstrôgen trong máu tăng cao, cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế giảm tiết GnRH, FSH và LH.


Câu 5:

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án A

Tập hợp sinh vật được gọi là quần thể khi thỏa mãn :

+ Tập hợp cá thể cùng loài.

+ Sống trong khoảng không gian xác định, thời gian xác định.

+ Có thể giao phối với nhau tạo ra thế hệ sau.

Dựa vào thông tin trên ta thấy

A là quần thể sinh vật, B, C, D không phải là quần thể sinh vật vì những tập hợp này có thể gồm nhiều loài khác nhau.


Câu 6:

Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, FADH2, được giải phóng ở giai đoạn nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, FADH2 được giải phóng ở chu trình Crep


Câu 7:

Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết, hình ảnh này minh họa cho kì nào cùa quá trình phân bào?

Xem đáp án

Đáp án B

Quan sát hình ảnh trên ta thấy NST sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc đây là kì giữa của quá trình nguyên phân.


Câu 8:

Vì sao lá cây có màu xanh lục?

Xem đáp án

Đáp án A

Lá cây có màu xanh lục là vì hệ sắc tố của lá cây không hấp thu ánh sáng màu xanh lục.


Câu 11:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư và côn trùng phát sinh ở kỉ nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư và côn trùng phát sinh ở kỉ Đêvôn.


Câu 12:

Loại hoocmôn nào dưới đây đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ đường huyết?

Xem đáp án

Đáp án D

Insulin là hoocmôn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ đường huyết. Chúng thực hiện chức năng chuyển hóa glucôzơ trong máu thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ, giúp làm hạ đường huyết.


Câu 13:

Cho các loài sinh vật sau:

(1) Chuột bạch mang gen sinh trưởng của chuột cống.

(2) Cà chua có gen gây chín bị bất hoạt.

(3) Cây bông mang gen kháng sâu hại từ vi khuẩn.

(4) Dê sản xuất prôtêin tơ nhện trong sữa.

Các sinh vật chuyển gen là:

Xem đáp án

Đáp án B

Sinh vật có được kiểu gen của loài khác bằng cách đưa thêm gen lạ vào hệ gen được gọi là sinh vật chuyển gen.

- (1), (3), (4) là sinh vật chuyển gen.

- (2) không phải là sinh vật chuyển gen.


Câu 14:

Vì sao nói tiêu hóa ở ruột là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất của động vật ăn thịt và ăn tạp?

Xem đáp án

Đáp án B

Tiêu hóa ở ruột là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất của động vật ăn thịt và ăn tạp là vì ruột có đầy đủ các loại enzim để tiêu hóa thức ăn và ruột có bể mật hấp thụ lớn nhất trong hệ tiêu hóa.


Câu 15:

Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và BB. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là

Xem đáp án

Đáp án D

- Cặp Aa phân li binh thường tạo giao tử A, a

- Cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường tạo giao tử Bb,O

P : (A, a) x (Bb, O)

GP: ABb và a, aBb và A

- Vậy kết hợp 2 cặp gen ta có giao tử được tạo ra là: Abb và a hoặc aBb và A

* Lưu ý: Trong bài này ta cần lưu ý, giao tử tạo ra Abb và a chứ không phải là A (vì 2 giao tử tạo ra không được chứa đồng thời A) nên trường hợp Abb và A bị loại.


Câu 16:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có chung đặc điểm nào sau đây? 

Xem đáp án

Đáp án D

- A sai ở từ “luôn” không phải lúc nào CLTN và yếu tố ngẫu nhiên cũng hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.

- B sai vì CLTN thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.

- C sai vì đây không phải là đặc điểm của cả 2 yếu tố trên.

- D đúng vì cả chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.


Câu 17:

Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau:

Cho rằng qun thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di - nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Quy ước gen

AA:đỏ; Aa = hồng; aa = trắng

P: 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa = 1

- A, D sai vì nếu quần thể tự thụ phấn nghiêm ngặt thì tỉ lệ đồng hợp trội và đồng hợp lặn đều tăng, nhưng theo đề bài thì tỉ lệ đồng hợp lặn giảm.

- C sai, B đúng vì qua các thế hệ tỉ lệ hoa đỏ tăng lên và hoa trắng giảm đi nên cây hoa đỏ có khả năng sinh sản.


Câu 18:

Trong quá trình dịch mã, thành phần nào tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp prôtêin?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong quá trình dịch mã, thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin là mARN, tARN và rARN. ADN không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin.


Câu 19:

Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa. Tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Tần số alen a của quần thể này là: aa = 0,36 + 0,48/2 = 0,6


Câu 20:

Đặc điểm chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án A

- A chọn vì cả 3 nhân tố tiến hóa “Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọc lọc tự nhiên” đều làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

- B, D sai vì “giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên không làm phát sinh những kiểu gen mới, không phát sinh những biến dị mới trong quần thể.

- C sai vì “giao phối không ngẫu nhiên” không làm thay đổi tần số alen của quần thể.


Câu 21:

Có bao nhiêu bệnh dưới đây được biểu hiện ở cả nam và nữ với xác suất ngang nhau?

(1) Máu khó đông.                            (2) Bạch tạng.                (3) Phêninkêtô niệu.

(4) Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.     (5) Mù màu.

Xem đáp án

Đáp án C

- Bệnh mù màu, máu khó đông là do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Biểu hiện cả nam và nữ nhưng biểu hiện ở nam với tỉ lệ cao hơn vì giới nữ phải ở trạng thái đồng hợp lặn mới biểu hiện ra kiểu hình. Còn giới nam thì chỉ cần 1 giao tử X mang gen bệnh sẽ biểu hiện ra kiểu hình.

- “Bạch tạng, phêninkêtô niệu, thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm” do đột biến gen gây ra nên biểu hiệu ở nam và nữ với tần số ngang nhau

Vậy có 3 bệnh biểu hiện ở cả nam và nữ với xác suất ngang nhau


Câu 22:

Khi nói về ARN, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

- A, B, D đúng

- C sai vì ARN chủ yếu nằm trong tế bào chất.

* Lưu ý: Phương án có từ “chỉ”, “luôn” thường là những phương án sai.


Câu 24:

Quan sát hình ảnh bệnh nhân dưới đây và cho biết phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Đáp án A

Quan sát hình ảnh ta thấy đây là một bệnh nhân mắc bệnh tật dính ngón tay 2 và 3, tật này chỉ xảy ra ở nam, do đột biến gen nằm trên NST giới tính Y. Vậy chỉ có phương án A đúng, đây là bàn tay của một bé trai


Câu 25:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đay sai?

Xem đáp án

Đáp án D

- A đúng

- B đúng vì mỗi loài có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.

- C đúng vì rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao hơn thảo nguyên.

- D sai vì trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất thường có sinh khối nhỏ nhất.


Câu 26:

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp (P), thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Cho các cây F2 tự thụ phấn, thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án B

A: cao >> a: thấp

P : AA x aa → F1 : Aa

F1 x F1 : Aa x Aa → F2 : 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa

F2 tự thụ phấn

+ 1/4 AA tự thụ → F3: 1/4 AA

+ 2/4 (Aa x Aa) → F3 : 2/4(1/4 AA : 2/4Aa : 1/4aa) = 1/8AA : 2/8Aa : 1/8aa

+ 1/4aa tự thụ → F3 : 1/4aa

Vậy F3 : (1/4+1/8)AA : 2/8Aa : (1/8+1/4)aa = 3/8AA + 2/8Aa + 3/8aa

→ 5 cây cao : 3 cây thấp


Câu 27:

Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng 

Xem đáp án

Đáp án A

Những cá thể đột biến có màu sắc khác biệt dẫn đến thay đổi về tập tính giao phối, nên các cá thể có cùng màu sắc thích giao phối với nhau hơn (giao phối có lựa chọn), dần dần tạo nên một quần thể cách li về tập tính giao phối với quần thể gốc.


Câu 28:

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

- A, B, C là những phát biểu đúng.

- D là phát biểu sai vì giới hạn sinh thái ở các loài khác nhau là khác nhau.


Câu 29:

Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính?

I. Quang hợp ở thực vật.                   II. Chặt phá rừng

III. Đốt nhiên liệu hóa thạch.            IV. Sản xuất công nghiệp.

Xem đáp án

Đáp án C

Một trong những nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là sự gia tăng khí CO2

- I. Quang hợp ở thực vật làm giảm hàm lượng khí CO2

- II, III, IV đều làm gia tăng hàm lượng khí CO2

Vậy có 3 hoạt động có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính.


Câu 30:

Khi nói về chu trình sinh địa hóa, những phát biểu nào sau đây sai?

I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.

II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp.

III. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng và NH4+NO3-.

IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon.

Xem đáp án

Đáp án D

- I, II đúng

- III sai vì thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3-

- IV sai vì trong chu trình sinh địa hóa cacbon vẫn có sự lắng đọng vật chất dưới dạng than đá, dầu lửa.

Vậy phát biểu sai là III và IV


Câu 31:

Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:

Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể D có kích thước nhỏ nhất.

II. Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C.

III. Nếu kích thước quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 26,25 cá thể/ha.

IV. Nếu kích thước quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng thêm 152 cá thể.

Xem đáp án

- I đúng, D có kích thước quần thể nhỏ nhất

- II đúng, kích thước của quần thể A (2200) lớn hơn kích thước quần thể C (2080)

- III đúng, kích thước quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể B có kích thước là: 3000 + 5%. 3000 = 3150 mật độ cá thể của quần thể B là: 3150 :120 = 26,25 cá thể/ha

- IV sai vì, kích thước của quần thể C tăng 5%/năm thì sau một năm quần thể này tăng lên số cá thể là: 5%.2080 = 104 cá thể.

Vậy có 3 phát biểu đúng

Đáp án C


Câu 32:

Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án C

- C đúng, kiểu phân bố chỉ có trong quần xã sinh vật là phân bố theo chiều thẳng đứng.

- A, B, D sai vì đây là kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể


Câu 33:

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phần li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa hồng: 6 25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các cây hoa hồng thuần chủng ở F2 có 2 loại kiểu gen.

II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 2/3.

III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 4 cây hoa đỏ: 4 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.

IV. Cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ: 2 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.

Xem đáp án

Đáp án B

- Giả sử hai cặp alen quy định màu hoa là A, a và B, b

P : hoa hồng x hoa hồng F1 hoa đỏ (100%); F1 x F1 F2: 9 hoa đỏ : 6 hoa hồng : 1 hoa trắng (tỉ lệ của tương tác bổ sung)

Nhận thấy F2 có 16 tổ hợp F1 cho 4 giao tử (hay F1 dị hợp 2 cặp gen), kiểu gen của F1 là AaBb

F1 x F1 : AaBb x AaBb F2 : 9 A-B- (hoa đỏ): 3A-bb (hoa hồng) : 3aaB- (hoa hồng) : laabb (hoa trắng)

- I đúng, cây hoa hồng thuần chủng ở F2 có 2 loại kiểu gen là AAbb và aaBB.

- II sai vì trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây thuần chủng AAbb và aaBB chiếm tỉ lệ là 2/6 = 1/3.

- III đúng, vì cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn với cây hoa trắng

F2 : (1AABB : 2AaBB : 2 AABb : 4AaBb) x (aabb)

GF2: (4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : l/9ab) x ab

F3: 4/9AaBb : 2/9Aabb : 2/9aaBb : l/9aabb

Kiểu hình : 4 hoa đỏ : 4 hoa hồng : 1 hoa trắng

- IV đúng, vì

F1 (AaBb) x aabb Fb : lAaBb : lAabb : laaBb : laabb

Kiểu hình : 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng

Vậy có 3 phát biểu đúng


Câu 34:

Có bao nhiêu phát biểu về lưới thức ăn sau đây là đúng ?

I. Lưới thức ăn trên có tối đa 5 chuỗi thức ăn

II. Diều hâu và rắn tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.

III. Châu chấu, bọ rùa, gà rừng, cáo, hổ, ếch tham gia vào số chuỗi thức ăn bằng nhau.

IV. Hổ có thể có bậc dinh dưỡng cao hơn diều hâu.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên là

(1) Cỏ Châu chấu Gà rừng Diều hâu Sinh vật phân giải.

(2) Cỏ Châu châu Gà rừng Cáo Hổ Sinh vật phân giải.

(3) Cỏ Bọ rùa Ếch Cáo Hổ Sinh vật phân giải.

(4) Cỏ Bọ rùa Ếch Rắn Sinh vật phân giải.

I sai

- II đúng vì diều hâu và rắn đều chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn.

- III đúng vì châu chấu, bọ rùa, gà rừng, cáo, hổ, ếch, mỗi loại đều tham gia vào 2 chuỗi thức ăn.

- IV. đúng vì hổ có bậc dinh dưỡng cao nhất là cấp 5, còn diều hâu có bậc dinh dưỡng cấp 4.

Vậy có 3 phát biểu đưa ra là đúng


Câu 35:

Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7:7:1:1?

Xem đáp án

Đáp án D

Thế hệ lai có 4 kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau từng đôi một, đây là kết quả của phép lai phân tích.

Tần số hoán vị gen bằng tổng hai kiểu hình có tỉ lệ thấp/tổng số kiểu hình được sinh ra 1+17+7+7+7=12,5


Câu 36:

Một gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực có chiều dài 0,5l μm. Hiệu số giữa nuclêôtit loại X với một loại nuclêôtit khác là 20%. Có bao nhiêu kết luận sau đây là sai?

I. Gen có số nuclêôtit loại A/G = 3/7.

II. Tổng số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong gen là 2999.

III. Số axit amin trong phân tử prôtêin hoàn chỉnh do gen quy định tổng hợp là 498.

IV. Khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần, tổng số nuclêôtit loại T môi trường cần cung cấp là 14400.

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có chiều dài của gen: L= 0,51μm=5100 A0

→ Tổng số nuclêôtit trong gen là N=2×L3,4=3000

X-T = 20a% mà X+ T = 50% X= G = 35%= 35%×3000=1950

A=T=15%A=T=15%×3000=450A/G=450/1050=3/7 đúng

- Tổng số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong gen là: N-2=3000-2=2998→ II sai.

- III sai vì gen phân mảnh nên chứa cả những đoạn mã hóa axit amin và những đoạn không mã hóa axit amin nên không thể xác định được số axit amin trong phân tử prôtêin hoàn chỉnh do gen quy định.

- Khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần tổng số nuclêôtit loại T môi trường cần cung cấp là 25-1×Tgen=25-1×450=13590 → IV sai

Vậy có 3 kết luận sai


Câu 38:

Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80% tổng số cá thể của quần thể. Qua ngẫu phối, thế hệ F có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 6,25%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thế hệ P đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

II. Thế hệ P có số cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm 70%.

III. Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 12,5%.

IV. Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 1/256.

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi tần số kiểu gen Aa ở thế hệ ban đầu là x.

Tỉ lệ kiểu gen aa = 100 – 80 = 20% = 0,2.

→ P : (0,8 – x) AA : xAa : 0,2aa = 1

Qua một thế hệ ngẫu phối tần số alen a = 0,2 + x/2 → Qua một thế hệ ngẫu phối tỉ lệ kiểu gen aa=0,2+x/22=0,0625x=0,1 P:0,7AA, 0,1 Aa, aa:0,2

Xét các phát biểu đưa ra:

- I sai vì thế hệ P quần thể không cân bằng

p2×q2=0,7x 0,2=0,14

+ 2pq22=0,122=0,0252pq22#o,122quần thể chưa cân bằng

- II sai vì thế hệ P số cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử (AA+ aa)=(0,7+0,2)=0.9=90

- III đúng

Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 0,10,7=12,5

- IV đúng

Cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P: (0,7 AA. 0.1 Aa) hay (7/8Aa:1/8Aa)=(15/16 A,1/16a)

Tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ: 116116=1256

Vậy có 2 phát biểu đưa ra là đúng


Câu 39:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng và nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Ở phép lai ABabXDXd×ABabXDY thu được F1 trong đó kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 11,25%. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

I. Khoảng cách giữa hai gen A và B là 40%

II. F1 có tối đa 40 loại kiểu gen.

III. Số cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F­1 48,75%

IV. Tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là 3,75%.

Xem đáp án

Đáp án A

A : xám >> a: đen; B: cánh dài >> b: cánh cụt; D: đỏ >> d: mắt trắng

P=ABabXDXd×ABabXDY

XDXd×XDY14XDXD:14XDY:14XDXd:14XdY

- Thân đen, cánh cụt, mắt đỏ (aabbD-)= 11,25% : 75%=0,15  hay 0,15abab=0,3ab×0,5ab → xảy ra hoán vị gen ở ruồi cái với tần số f=(50%-30%)2=40% → I đúng

- Số kiểu gen tối đa ở F1 là: 7.4=28 vì ( ABab×ABab hoán vị gen xảy ra ở một bên tạo 7 loại kiểu gen ) → II sai.

- Ta có %aabb=0,15%A-B-=0,5+0,15=0,65 → Số cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là: A-B-D-=0,65.0,75=48,75% → III đúng

- Tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là aabbXDXd =0,15.0,25=3.75%→ IV đúng

Vậy có 3 phát biểu đúng


Câu 40:

Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của một gen quy định:

Biết rằng không xảy ra các đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng về phả hệ trên?

(1) Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

(2) Xác suất để cặp vợ chồng (15) và (16) sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là 1/6.

(3) Có ít nhất 11 người trong phả hệ đã biết chắc chắn kiểu gen.

(4) Có tối đa 10 người trong phả hệ trên có kiểu gen đồng hợp.

Xem đáp án

Đáp án D

Quan sát phả hệ, ta nhận thấy: bố mẹ bình thường sinh ra con gái bị bệnh bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định (1) đúng

Quy ước cặp alen quy định tính trạng là A, a

- (15) có kiểu gen là 13AA:23Aa; (16) có kiểu là aa, (15) x (16) sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là  23×12×12=16→ (2) đúng

- (3) đúng, có 11 người trong phả hệ đã biết chắc chắn kiểu gen là: 1,2,3,4,5,6,12,8,9,14,16.

- (4) đúng vì

+ (5), (6), (12), (14), (16) bị bệnh nên đều có kiểu gen là aa

+ Có 5 người chưa biết kiểu gen trong phả hệ là: (7), (10), (11), (13), (15) (5 người này có thể có kiểu gen đồng hợp trội AA) → vậy có tối đa 10 người trong phả hệ có kiểu gen đồng hợp.

Vậy 4 kết luận trên đều đúng


Bắt đầu thi ngay