30 đề thi thử THPTQG môn Sinh học Cực hay có lời giải (Đề số 18)
-
18461 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
Đáp án C
Câu 12:
Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
Đáp án A
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý (hình thành loài khác khu vực địa lý)
Đáp án B
A đúng do các loài động vật phát tán mạnh mới di chuyển đến các khu vực địa lý khác nhau.
C đúng do trong những điều kiện địa lý khác nhau, CLTN đã tích lũy các đột biến và các biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, từ đó tạo thành các nòi địa lý.
D đúng vì hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài
B sai vì điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, mà điều kiện địa lý đóng vai trò là tác nhân chọn lọc những đột biến đã có sẵn trong quần thể.
Câu 14:
Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi thì chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò:.
Đáp án D
-Vai trò của chọn lọc tự nhiên là sàng lọc và giữ lại các kiểu gen thích nghi. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra các kiểu gen thích nghi, không cung cấp biến dị di truyền cho tiến hóa.
-Quá trình đột biến + giao phối tạo ra các kiểu gen thích nghi và cung cấp biến dị di truyền cho tiến hóa.
Câu 15:
Nếu P dị hợp 2 cặp gen, hoạt động của các NST trong giảm phân là như nhau thì trong số các quy luật di truyền sau đây, quy luật nào cho số loại kiểu gen nhiều nhất ở thế hệ lai ?
Đáp án C
+P dị hợp 2 cặp gen → số kiểu gen nhiều nhất trong quy luật phân li độc lập và tương tác gen đều là:
3×3 = 9 kiểu.
+ Số kiểu gen nhiều nhất trong liên kết gen là: 3 kiểu
+ Số kiểu gen nhiều nhất trong hoán vị gen là: 2.2 (2.2+1)/2 = 10 kiểu
→Quy luật hoán vị gen cho số loại kiểu gen nhiều nhất ở thế hệ lai
Câu 16:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án C
- Muốn biết quần thể đang chịu tác động của nhân tổ tiến hóa nào thì phải xác định tần số alen của quần thể qua các thế hệ nghiên cứu.
- Xác đinh tần số alen A và alen a qua các thế hệ
- Ta thấy tần số alen A và alen a chỉ thay đổi một cách đột ngột ở giai đoạn từ thế hệ F2 sang thế hệ F3, sau đó vẫn duy trì ổn định. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Vì chỉ có yếu tố ngẫu nhiên mới làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột như vậy
Câu 17:
Ở thực vật, người ta tiến hành giao phấn giữa 2 cây P, thu được F1 có 240 cây có hoa trắng; 60 cây có hoa vàng và 20 cây có hoa tím. Nếu cho cây P nói trên lai phân tích thì kết quả thu được ở con lai là:
Đáp án D
-F1 phân li theo tỉ lệ 12 trắng: 3 vàng: 1 tím = 16 loại tổ hợp giao tử → mỗi bên P cho 4 loại giao tử → P dị hợp tử 2 cặp gen, vậy kiểu gen của P là AaBb
-P. AaBb × AaBb
-> F1: 9A-B-: trắng
3A-bb: trắng
3aaB-: vàng
1aabb: tím
P lai phân tích → Phép lai: AaBb × aabb
->Fa: 1AaBb: trắng
1Aabb: trắng
1aaBb: vàng
1aabb: tím
->Kiểu hình Fa là 25% vàng: 50% trắng: 25% tím
Câu 18:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F2 là:
Đáp án B
-Do các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản nên không đóng góp vào tỉ lệ giao tử ở thế hệ sau.
- Cấu trúc di truyền của quần thể sau khi loại đi kiểu gen aa có thể viết lại thành 0,6AA:0,4Aa
- Sau khi tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen của F1 là:
+0,6AA → F1: 0,6AA
+ 0,4 Aa → F1: 0,2 Aa: 0,1AA: 0,1aa
->Tỉ lệ kiểu gen F1 là: 0,7AA:0,2Aa:0,1aa
Tương tự như trên ta có các cá thể có kiểu gen aa ở F1 không có khả năng sinh sản → Cấu trúc di truyền bao gồm các kiểu gen có khả năng sinh sản của F1 được viết lại thành
7/9AA: 2/9Aa
-F1 tự thụ phấn 7/9AA → F2: 7/9AA
2/9Aa → F2: 1/9Aa: 1/18AA: 1/18aa
-Tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F2 là:
Câu 19:
Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau, thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu?
Đáp án D
-F2 có 75 cây aabbdd mà P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau → F1 dị hợp tử 3 cặp gen.
Vậy F1 có kiểu gen AaBbDd.
-F1 AaBbDd tự thụ phấn → tạo ra 2/4Aa× 2/4Bb× 2/4Dd = 8/64AaBbDd
→ tạo ra 1/4aa×1/4bb×1/4dd = 1/64 aabbdd. Như vậy số cây AaBbDd gấp 8 lần số cây aabbdd
->Số cây AaBbDd ở F2 là: 8×75 = 600 cây
Câu 20:
Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là
Đáp án D
-Kĩ thuật di truyền được sử dụng rộng rãi hiện nay là kĩ thuật chuyển gen tức là chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác.
-Con người đã tạo được một số động vật chuyển gen như chuyển gen protein người vào cừu, tạo thực vật chuyển gen như chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông để tạo giống bông kháng sâu hại; tạo vi sinh vật biến đổi gen như các dòng vi khuẩn mang gen insulin ở người.
→ Đáp án đúng D vì đáp án D là đầy đủ nhất, chứa đựng các thành tựu được nêu trong các ý A, B, C
Câu 21:
Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn ở một bệnh viện .Sau khi xem xét các dữ kiện, hãy cho biết tập hợp (cặp cha mẹ - con ) nào dưới đây là đúng?
A. I -3, II -1, III -2 B. I -2, II -3, III -1 C. I -1, II -3, III -2 D. I -1, II -2, III -3
Đáp án B
-Ta có nhóm máu A có thể có các kiểu gen IAIA hoặc IAIo, máu B có thể có kiểu gen IBIB hoặc IBIo, máu O có kiểu gen IoIo.
- Con máu AB → bố mẹ phải cho giao tử IA và IB kết hợp với nhau → con 3 là con của cặp bố mẹ II → A,D sai
- Bố máu A, mẹ máu A → Con chỉ có thể là máu A hoặc máu O → con 2 là con của cặp bố mẹ I
Như vậy 1 là con của cặp bố mẹ III
Vậy ta có tập hợp đúng là I-2, II- 3, III-1
Câu 22:
Xét 1 gen gồm 2 alen (A ,a) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tỉ lệ của alen A trong giao tử đực của quần thể ban đầu là 0,5. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Tỉ lệ mỗi alen ( A,a) trong giao tử cái ở quần thể ban đầu là:
Đáp án A
- Tỉ lệ của alen a trong giao tử đực của quần thể ban đầu là 1- 0,5 = 0,5
-Do F2 đạt trạng thái cân bằng di truyền nên tần số các alen ở quần thể F2 là:
= 0,6 (giới cái là 0,6; giới đực là 0,6)
= 0,4 (giới cái là 0,4; giới đực cũng là 0,4)
- Tỉ lệ của alen A trong giao tử cái ở quần thể ban đầu là 0,6×2 – 0,5 = 0,7
- Tỉ lệ của alen a trong giao tử cái ở quần thể ban đầu là 0,4 ×2 – 0,5 = 0,3
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây chưa chính xác? Tần số hoán vị gen được tính bằng:
Đáp án B
- Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang gen hoán vị trên tổng số giao tử sinh ra, hoặc suy ra từ tỉ lệ phần trăm số giao tử mang gen liên kết trên tổng số giao tử sinh ra (= 1 - tỉ lệ phần trăm số giao tử mang gen liên kết trên tổng số giao tử sinh ra)
- Đối với phép lai phân tích tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể mang kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ hơn trên tổng số cá thể thu được hoặc bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có trao đổi chéo trên tổng số cá thể thu được.
-> Chọn B chưa chính xác
VD: phép lai phân tích Ab/aB × ab/ab → kiểu hình khác bố mẹ là Ab/ab; aB/ab mà đây là kết quả tổ hợp của giao tử liên kết → nếu tính tần số hoán vị gen bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể mang kiểu hình khác bố mẹ trên tổng cá thể thu được trong phép lai là sai
Câu 24:
Trong thí nghiệm của mình, Miller và Urey đã mô phỏng khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trong phòng thí nghiệm để tổng hợp hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, vậy những khí nào được hai ông sử dụng
Đáp án C
- Những khí được Miller và Urey sử dụng là CH4, NH3, H2 và hơi H2O. Hỗn hợp các khí này được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt một tuần → thu được các chất hữu cơ đơn giản trong đó có axit amin.
Câu 25:
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 16% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂Aabb × ♀AaBB, hợp tử đột biến dạng thể ba chiếm tỉ lệ:
Đáp án B
- Cơ thể đực có 16% số tế bào có cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I nên giao tử đột biến có tỉ lệ = 0,16. Trong đó có 8% giao tử Aab (n+1) và 8% giao tử b (n-1).
- Cơ thể cái không có đột biến nên giao tử bình thường = 100% = 1.
- Hợp tử đột biến thể bạ (2n+l) được hình thành do kết hợp giữa giao tử đực (n+1) với giao tử cái n → Có tỉ lệ = 8% ×'l = 8%
Câu 26:
Hóa chất nào sau đây gây đột biến thay thế cặp G - X bằng cặp T - A hoặc cặp X - G ?
Đáp án C
+ A sai vì acridin thường gây đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotit
+B sai do consixin gây đột biến đa bội do ức chế hình thành thoi vô sắc →không phân li của các cặp NST.
+ D sai do 5BU gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
+ EMS (Etyl methal sunfonat) là các tác nhân siêu đột biến gây đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp T-A hoặc X-G
Câu 27:
Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 510 nm. Gen A có số liên kết hydro là 3900, gen a có hiệu số phần trăm giữa loại A với G là 20% số nucleotit của gen. Do đột biến thể dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen Aaa. Số lượng nucleotit mỗi loại trong kiểu gen sẽ là
Đáp án A
510nm = 5100A0
-Số lượng nucleotit của gen là : 5100.2/3,4 = 3000 nu
-Số lượng nucleotit mỗi loại của gen A là :
2A+3G = 3900
2A+2G = 3000 → G=X = 900, A=T = 600
-số lượng nucleotit mỗi loại của gen a là
2A+2G = 3000
A-G = 0,2.3000 = 600 → A=T = 1050 ; G=X = 450
→Số lượng nucleotit mỗi loại trong kiểu gen Aaa là :
A=T= 600+1050.2 = 2700
G=X= 900+ 450.2 = 1800
Câu 28:
Ở một ruồi giấm cái có kiểu gen , khi theo dõi 2000 tế bào sinh trứng trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 360 tế bào có xảy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa 2 gen trên là:
Đáp án D
Tổng số tế bào đơn bội được tạo ra là 2000×4 = 8000
360 tế bào sinh trứng có hoán vị gen , mà mỗi tế bào tạo được 4 tế bào đơn bội trong đó có 2 tế bào n bình thường và 2 tế bào n có hoán vị gen → tổng số tế bào n có gen hoán vị là 360×2 = 720
Tần số hoán vị gen là: 720:8000 = 0,09 = 9%
Câu 29:
Ở người, alen A quy định mắt bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở tế bào sinh dục của mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây?
Đáp án A
-Bố mắt nhìn màu bình thường → có kiểu gen XAY, mẹ bị mù màu → có kiểu gen XaXa.
- Do không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở tế bào sinh dục của mẹ diễn ra bình thường → mẹ luôn cho giao tử Xa
- Con trai thứ nhất mắt nhìn màu bình thường → trong kiểu gen phải chứa alen XA → quá trình giảm phân của bố không bình thường → bố cho giao tử XAY, vậy kiểu gen của người con trai thứ nhất là XAXaY.
- Con trai thứ hai bị mù màu có kiểu gen là XaY
Câu 30:
Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội M quy định bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng ?
Đáp án C
-Cấu trúc di truyền trong quần thể người ở trạng thái cân bằng khi tần số alen XM, Xm ở nam và nữ bằng nhau và thành phần kiểu gen của nữ tuân theo công thức p2+2pq+q2 =1
- Tần số alen XM ở nam giới = tỉ lệ XMY, tần số alen Xm ở nam giới = tỉ lệ XmY
→ Đáp án C đúng: ở cả nam và nữ tần số alen đều là XM = 0,9; Xm = 0,1
Câu 31:
Điểm nào sau đây chỉ có ở kĩ thuật cấy gen mà không có ở gây đột biến gen?
Đáp án B
-Cả kĩ thuật cấy gen và kĩ thuật gây đột biến gen đều cần có thiết bị hiện đại, kiến thức di truyền học sâu sắc.
- Kĩ thuật gây đột biến làm biến đổi vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử bằng tác nhân ngoại lại như tác nhân vật lý, hóa học; có thể làm tăng số lượng nucleotit của một gen chưa tốt trong tế bào của một giống.
- Chỉ có kĩ thuật cấy gen (chuyển gen) làm biến đổi định hướng trên vật liệu di truyền ở cấp phân tử.
VD: chủ động ghép gen sản xuất insulin ở người vào plasmid của vi khuẩn, sau đó chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn để thu sản phẩm.
Câu 32:
Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì:
Đáp án A
-Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể giúp phát huy hiệu quả nhóm: các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường như kẻ thù...
- Phân bố ngẫu nhiên giúp tận dụng nguồn sống trong môi trường; phân bố đồng đều giúp giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 33:
Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả:
Đáp án B
-Trao đổi chéo không cân giữa các cromatit trong một hoặc một số cặp NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I → 1 hoặc 1 số cromatit mất đi một/một số gen; cromatit còn lại trong cặp tương đồng thừa một số gen. Do đây là gen alen của nhau → gây ra đột biến mất đoạn NST và đột biến lặp đoạn NST.
Câu 34:
Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80 C.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:
Đáp án A
-Biến động số lượng cá thể theo chu kì là sự biến động có tính chất lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định có thể là chu kì tháng, chu kì năm, chu kì nhiều năm…
→ 1, 3 không có tính chu kì mà chỉ có 2,4 có tính chu kì
Câu 35:
Một gen dài 0,408 micromet, có A = 840. Khi gen phiên mã môi trường nội bào cung cấp 4800 ribonuclêôtit tự do. Số liên kết hiđrô và số bản sao của gen:
Đáp án B
-Số nucleotit của gen là:
->số nucleotit từng loại của gen là: A=T= 840
G=X = 2400/2 – 840 = 360
->Số liên kết Hidro của gen là 2A+3G = 2×840+3 ×360= 2760H
- Do quá trình phiên mã chỉ sử dụng 1 mạch gốc làm khuôn tạo mARN nên khi 1 gen trên phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp: 2400/2=1200 nucleotit
→số bản sao của gen là: 4800/1200=4 bản sao.
Câu 36:
Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm ở người do đột biến gen dạng:
Đáp án B
- Bệnh thiếu máu hồng càu lưỡi liềm ở người là do đột biến thay thế 1 cặp nu trong gen, thay cặp T-A thành cặp A-T dẫn đến thay thế axit amin Glutamic thành axit amin Valin
Câu 37:
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được F1 có chiều cao 190cm, tiếp tục cho F1 tự thụ. Về mặt lý thuyết thì cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ :
Đáp án A
- Cây cao nhất có kiểu gen AABBDDEE gồm 8 alen trội, cây thấp nhất có kiểu gen aabbddee không chứa alen trội nào.
- P. AABBDDEE × aabbddee → AaBbDdEe gồm 4 alen trội, có chiều cao 190 cm, mà mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5 cm → cây có chiều cao 180 cm có chứa 2 alen trội trong kiểu gen.
- F1 tự thụ: AaBbDdEe × AaBbDdEe
- Xét theo từng alen ta có:
=> F2 có alen trội trong kiểu gen là: C28. {1/2}8 =28/256=7/64
Câu 38:
Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân?
Đáp án A
- Gen ngoài nhân là gen nằm ở các bào quan trong tế bào chất: ti thể, lục lạp ở thực vật; gen trong ti thể ở động vật.
- Giao tử cái (trứng) có kích thước rất lớn so với giao tử đực (tinh trùng) nên hầu như toàn bộ gen tế bào chất của hợp tử do trứng cung cấp
-> Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ.
-> Chọn A
- B, C thể hiện sự di truyền chéo, do gen/X không có alen/Y quy định
- D sai do tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới → có thể là gen quy định tính trạng là gen lặn/X
Chú ý: nếu tính trạng chỉ biểu hiện ở nam giới → gen/Y không có alen trên X quy định
Câu 39:
Xét một nhóm liên kết với 2 cặp gen dị hợp, nếu có 40 tế bào trong số 200 tế bào thực hiện giảm phân có xảy ra hoán vị gen thì tỉ lệ mỗi loại giao tử có gen liên kết hoàn toàn bằng
Đáp án A
-200 tế bào thực hiện giảm phân tạo ra 200.4 = 800 giao tử
- 1 tế bào xảy ra hoán vị gen → tạo được 4 giao tử trong đó có 2 giao tử có gen hoán vị và 2 giao tử có gen liên kết hoàn toàn thuộc 2 loại
→ 40 tế bào có hoán vị gen → tạo được 40.2 = 80 giao tử có gen hoán vị và 40.2 = 80 giao tử có gen liên kết hoàn toàn thuộc 2 loại.
- 1 tế bào không có hoán vị gen giảm phân tạo ra 4 giao tử thuộc 2 loại. Do kiểu gen của các tế bào giống nhau → 160 tế bào không có hoán vị gen giảm phân tạo ra 160.4 = 640 giao tử liên kết thuộc 2 loại.
→Tỉ lệ giao tử có gen liên kết hoàn toàn bằng: (640+80)/800 = 0,9 = 90%. Do có 2 loại giao tử liên kết
→ Tỉ lệ mỗi loại giao tử có gen liên kết hoàn toàn bằng: 90% /2 = 45%
Câu 40:
Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:
Đáp án D
-Các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử bao gồm: quá trình tự sao của ADN, quá trình phiên mã tổng hợp ARN, quá trình dịch mã tổng hợp protein
- Nguyên tắc khuôn mẫu thể hiện trong quá trình tự sao: 1 mạch AND ban đầu làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X và ngược lại
- Nguyên tắc khuôn mẫu thể hiện trong quá trình tổng hợp ARN: mạch gốc của AND làm khuôn để tổng hợp mạch ARN theo nguyên tắc bổ sung Ag – Umt, Tg – Amt, Gg – Xmt, Xg – Gmt
- Nguyên tắc khuôn mẫu thể hiện trong quá trình dịch mã: mARN làm khuôn để ribosome dịch chuyển trên đó đồng thời tARN có bộ ba đối mã phù hợp với bộ ba mã hóa trên mARN đến khớp bổ sung.
→ Cả 3 quá trình đều theo nguyên tắc khuôn mẫu