IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết

407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết

407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết (P10)

  • 6997 lượt thi

  • 47 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát một loài thực vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phấn cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc

Xem đáp án

Đáp án A

Quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử  n = 8. 

Số NST có trong mỗi hợp tử là: 384 : 24 = 24 = 3n

Vậy hợp tử là thể tam bội


Câu 2:

Cho các nhận định sau:

I. Enzim tham gia quá trình phiên mã là ARN-polimeraza

II. Quá trình phiên mã diễn ra trong tế bào chất

III. Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 3’à 5’

IV. Mạch làm khuôn để tổng hợp ARN có chiều từ 3’à 5’

Số câu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Nội dung I, IV đúng.

Nội dung II sai. Quá trình phiên mã có thể diễn ra trong nhân hoặc trong tế bào chất.

Nội dung III sai. Phân tử mARN đuợc tổng hợp theo chiều 5’→ 3’.

Vậy có 2 nội dung đúng.


Câu 3:

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin có: 3’AXG GXA AXG TAA GGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’GX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ , 5’XGA3’, 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 bằng cặp G-X thì đó là đột biến trung tính.

II. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng đều được gọi là đột biến trung tính.

III. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ là đột biến trung tính.

IV. Đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp X-G thì sẽ làm cho chuỗi polipeptit bị thay đổi 1 axit amin.

Xem đáp án

Đáp án B

I đúng. Vì khi thay cặp A-T ở vị trí 12 bằng cặp G-X thì sẽ làm cho bộ ba AUU thành bộ ba AUX. Mà cả 2 bộ ba này đều quy định Ile. Nên đây là đột biến làm xuất hiện bộ ba thoái hóa nên không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi.

II và III đều đúng. Vì cặp A-T ở vị trí thứ 6 được thay bằng bất kì cặp nào khác thì sẽ làm cho bộ ba XGU được thay bằng bộ ba XG… Mà các bộ ba XG… đều quy định axit amin

IV đúng. Vì khi thay cặp G-X ở vị trí 13 bằng cặp X-G thì sẽ làm thay đổi bộ ba làm thay đổi axit amin.

Lưu ý: Trong 3 nucleotit của mỗi bộ ba thì nucleotit thứ 3 thường không có vai trò quan trọng. Do đó, đột biến thay thế 1 cặp nucleotit ở các vị trí chia hết cho 3 (Ví dụ như vị trí số 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24,27, 30, 33, 36, 39, 42, 45, …) thì thường không gây hại.


Câu 4:

Mã di truyền mang tính đặc hiệu là:

Xem đáp án

Đáp án B

Mã di truyền có các đặc điểm: phổ biến, đặc hiệu, thoái hóa và liên tục.

Tính đặc hiệu của mã di truyền là mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một acid amine.


Câu 5:

NST ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo gồm: một phân tử ADN vòng kép

Xem đáp án

Đáp án C

NST ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ ADN và protein loại histon.

Ở sinh vật nhân sơ, NST cấu tạo từ phân tử ADN xoắn kép, dạng vòng không liên kết với Protein histon


Câu 6:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 nhiễm sắc thể là

Xem đáp án

Đáp án D

Dạng đột biến NST làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST là đột biến chuyển đoạn.

Các dạng đột biến khác như mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn chỉ xảy ra trên 1 NST.

Mất đoạn làm mất gen; đảo đoạn làm thay đổi vị trí của gen trên 1 NST


Câu 7:

Các bộ ba kết thúc nằm trên mARN có thể là

Xem đáp án

Đáp án D

 Có 3 bộ ba không mã hóa cho một acid amine nào mà quy định tín hiệu kết thúc. Đó là UAA, UAG, UGA.

Vì ARN - polimeraza dịch chuyển tổng hợp nên mARN theo chiều 5' → 3' nên các bộ ba kết thúc sẽ là 5'UAA3', 5'UAG3', 5UGA3'.


Câu 8:

Ở một loài thực vật (2n = 6) có kiểu gen AaBbDd, xét các trường hợp sau:

I. Nếu cơ thể này giảm phân bình thường thì số giao tử có thể tạo ra là 8.

II. Khi giảm phân, có một số tế bào cặp Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường và các cặp khác giảm phân bình thường thì số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là 16.

III. Khi giảm phân, ở một số tế bào cặp Aa không phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường và ở một số tế bào các cặp Bb, Dd không phân li ở giảm phân I, giảm phân II bình thường thì số loại giao tử có thể tạo ra là 80.

IV. Giả sử gây đột biến đa bội thành công tạo ra cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaaBBbbDDdd, nếu đem cơ thể này tự thụ thì đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là (35: l)

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung I đúng. Cơ thể này giảm phân tạo ra tối đa: 23 = 8 loại giao tử.

Nội dung II đúng. Cặp Aa nếu rối loạn giảm phân ở lần giảm phân 1 có thể tạo ra 2 loại giao tử Aa và O, giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử A và a. BbDd giảm phân bình thường tạo ra 4 loại giao tử. Vậy số loại giao tử tạo ra là: 4 × 4 = 16.

Nội dung III đúng. Cặp Aa nếu rối loạn giảm phân ở lần giảm phân 2 có thể tạo ra 3 loại giao tử AA, aa và O, giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử A và a. Bb nếu rối loạn giảm phân ở lần giảm phân 1 có thể tạo ra 2 loại giao tử là Bb và O, giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử B và b. Dd nếu rối loạn giảm phân ở lần giảm phân 1 có thể tạo ra 2 loại giao tử là Dd và O, giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử D và d. Vậy số loại giao tử tạo ra là: (3 + 2) × (2 + 2) × (2 + 2) = 80.

Nội dung IV sai. AAaa × AAaa → (1AA : 4Aa : 1aa) × (1AA : 4Aa : 1aa) = 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.

Vậy tỉ lệ phân li kiểu gen của phép lai là: (1 : 8 : 18 : 8 : 1)3

Vậy có 3 nội dung đúng


Câu 9:

Cho một số phát biểu sau về cảc gen trong operon Lac ở E. Coli:

I. Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.

II. Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.

III. Các gen đều có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.

IV. Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Nội dung I đúng. Mỗi gen trong Operon mã hóa cho một chuỗi polipeptit khác nhau.

Nội dung II sai. Các gen trong Operon phiên mã tạo ra 1 mARN dùng chung cho các gen.

Nội dung III đúng. Vì các gen phiên mã tạo thành một mARN chung cho các gen nên có số lần phiên mã và số lần nhân đôi bằng nhau.

Nội dung IV đúng. Ở sinh vật nhân sơ, chưa có cấu trúc nhân nên mọi hoạt động phiên mã, dịch mã, nhân đôi ADN đều diễn ra ở tế bào chất.

Vậy có 3 nội dung đúng.


Câu 11:

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.

II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.

III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử ADN chỉ chứa N15.

IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV) 

I. đúng. Vì khi nhân đôi 2 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = k.(22 – 2) = 20→ k = 20 : 2 = 10.

II. đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (2 lần + 3 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 10 × 25 = 320 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 10 × (23 – 2) = 60 → Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2×320 – 60 = 580.

III sai. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 320 – 60 = 260.

IV. đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 60


Câu 12:

Bộ ba GUU chỉ mã hóa cho axit amin valin, đây là ví dụ chứng minh:

Xem đáp án

Đáp án B

Bộ ba GUU chỉ mã hóa cho acid amine valin, đây là ví dụ chứng minh mã di truyền có tính đặc hiệu: mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một acid amine.


Câu 13:

Thứ tự cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể từ đơn giản đến phức tạp là

Xem đáp án

Đáp án C

Thứ tự cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể là:

Nucleoxome (146 cặp nucleotide + 8 Protein histon) → Sợi cơ bản (11nm) → sợi chất nhiễm sắc (30 nm) → siêu xoắn (300nm) → Chromatide


Câu 14:

Dạng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể thường gây nên hậu quả là

Xem đáp án

Đáp án A

Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho 1 đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen, tăng lượng sản phẩm của gen đó.

Đột biến lặp đoạn thường làm thay đổi cường độ biểu hiện tính trạng


Câu 15:

Một gen có trình tự nucleotit mạch bổ sung : ....5’ ATT GXX XGT TTA 3’.... Phân tử ARN được tổng hợp từ gen trên có trình tự nucleotit là:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo nguyên tắc bổ sung ta có:

mạch bổ sung :            ….5’ ATT GXX XGT TTA 3’….

mạch mã gốc:              ...3' TAA XGG GXA AAT 5'...

mARN:           ….5’ ATT GXX XGT TTA 3’….


Câu 16:

Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu là đúng?

I. Enzim ADN polimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của ADN.

II. Enzim ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn và và tách 2 mạch đơn của ADN.

III. Enzim ligaza có chức năng lắp ráp các nucleotit tự do của môi trường vào các đoạn okazaki.

IV. Enzim ligaza hoạt động trên cả hai mạch khuôn.

Xem đáp án

Đáp án B

Nội dung I sai. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự tháo xoắn do enzim tháo xoắn thực hiện. ADN polimeraza chỉ có chức năng kéo dài mạch mới.

Nội dung II đúng. ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn để thực hiện quá trình phiên mã mà không cần đến enzim tháo xoắn.

Nội dung III sai. Enzim ligaza có chức năng nối các đoạn okazaki lại với nhau.

Nội dung IV đúng. Xét trên 1 chạc chữ Y thì một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn nhưng xét trên cả phân tử ADN thì cả hai mạch đều có những đoạn tổng hợp gián đoạn và có những đoạn tổng hợp liên tục.

Vậy có 2 nội dung đúng.


Câu 17:

Cho các thông tin:

I. Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

II. Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

III. Không làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.

IV. Xảy ra ở cả thực vật và động vật.

Trong những thông tin nói trên thì có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội?

Xem đáp án

Đáp án B

Nội dung I sai. Chỉ có đột biến lệch bội mới làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

Nội dung II đúng. Cả 2 dạng đột biến đều không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.

Nội dung III sai. Chỉ có đột biến lệch bội mới không làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.

Nội dung IV đúng. Cả 2 dạng đột biến đều có thể xảy ra ở động vật và thực vật.

Vậy có 2 nội dung đúng.


Câu 19:

Ở vi khuẩn E.coli, xét một đoạn phân tử ADN có 5 gen A, B, D, E, G. Trong đó có 4 gen A, B, D, E thuộc cùng một operon. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần.

II. Nếu gen B tạo ra được 20 phân tử mARN thì gen E cũng tạo ra được 20 phân tử mARN.

III. Nếu gen G tổng hợp ra 15 phân tử ARN thì gen D cũng tạo ra 15 phân tử ARN.

IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotit ở gen A thì có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của mARN ở tất cả các gen.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là I, II.

I đúng. Vì các gen trên một phân tử ADN thì có số lần nhân đôi bằng nhau.

II đúng. Vì các gen trong một operon thì có số lần phiên mã bằng nhau.

III sai. Vì các gen không thuộc 1 operon thì thường có số lần phiên mã khác nhau. Số lần phiên mã khác nhau thì số phân tử ARN cũng khác nhau.

IV sai. Vì đột biến ở gen A thì không ảnh hưởng đến cấu trúc của phân tử mARN ở các gen khác.


Câu 20:

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là:

Xem đáp án

Đáp án B

Quá trình phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền tử ADN mạch kép sang ARN mạch đơn.

ADN gồm có 4 nucleotide là A, T, G, X; còn ARN gồm 4 ribonucleotide là A, U, G, X.

Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.Nucleotide trên mạch gốc của ADN sẽ liên kết với ribonucleotide trong môi trường nội bào để tạo thành ARN: A - U, G - X, X - G, T - A.


Câu 21:

Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là

Xem đáp án

Đáp án C

Nhiễm sắc thể cấu tạo từ đơn vị cơ bản là nucleoxome. Mỗi nucleoxome cấu tạo từ đoạn ADN và Protein loại histon


Câu 22:

Đột biến nhiễm sắc thể có các dạng cơ bản là

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến nhiễm sắc thể là đột biến liên quan tới NST, gồm các dạng là: đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST.

+ Đột biến cấu trúc NST: những biến đổi trong cấu trúc của NST, gồm các dạng như: mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn.

+ Đột biến số lượng NST gồm các dạng là: đột biến lệch bội (chỉ liên quan tới một hoặc một số cặp NST) và đột biến đa bội (liên quan tới toàn bộ bộ NST).


Câu 23:

Bộ ba mã sao 5' GXA 3' có bộ ba đối mã tương ứng là :

Xem đáp án

Đáp án D

Bộ ba mã sao (codon) trên mARN, bộ ba đối mã (anti codon) trên tARN, các nucleotide này cũng gắn tạm thời theo nguyên tắc bổ sung A - U, T - A, G - X, X- G. Bộ ba mã sao 5' GXA 3' có bộ ba đối mã tương ứng trên tARN là 3' XGU 5'.


Câu 24:

Cho các hiện tượng sau:

I. Gen điều hòa của Opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.

II. Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Opêron Lac.

III. Vùng vận hành (vùng O) của Opêron Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.

IV. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.

Trong các trường hợp trên, khi môi trường có đường lactozơ có bao nhiêu trường hợp Opêron Lac vẫn thực hiện phiên mã?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong cơ chế điều hòa Operol Lac: khi môi trường không có Lactozo, Protein ức chế sẽ bám vào vùng vận hành O làm ngăn cản quá trình phiên mã.

Tuy nhiên có một số trường hợp, khi không có đường Lactozo thì operol lac vẫn thực hiện phiên mã:

+ Gen điều hòa của Operol bị đột biến → protein ức chế bị biến đổi mất cấu trúc không gian → không gắn vào vùng O được.

+ Vùng vận hành (O) của operol Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không có khả năng gắn kết với protein ức chế → ARN pol vẫn trượt qua và phiên mã.

+ Vùng khởi động của gen điều hòa R bị đột biến → không có khả năng tổng hợp nên protein ức chế → không thể ngăn cản sự phiên mã.


Câu 25:

Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo chung của một nuclêôtit (đơn phân cấu tạo nên ADN), trong đó: (a) và (b) là số thứ tự vị trí của các nguyên tử cacbon có trong phân tử đường mạch vòng. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng.

I. Căn cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho nuclêôtit.

II. Một nuclêôtit gồm ba thành phần: axit phôtphoric, đường đêôxiribôzơ, bazơnitơ.

III. Đường đêôxiribôzơ có công thức phân tử là   bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, T, G, X

IV. Bazơ nitơ và nhóm phôtphat liên kết với đường lần lượt tại các vị trí cacbon số 1 và cacbon số 5 của phân tử đường.I. Căn cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho nuclêôtit.

II. Một nuclêôtit gồm ba thành phần: axit phôtphoric, đường đêôxiribôzơ, bazơnitơ.

III. Đường đêôxiribôzơ có công thức phân tử là   bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, T, G, X

IV. Bazơ nitơ và nhóm phôtphat liên kết với đường lần lượt tại các vị trí cacbon số 1 và cacbon số 5 của phân tử đường.

Xem đáp án

Đáp án A

Nội dung I đúng. Các nucleotit chỉ khác nhau ở thành phần bazơ nitơ nên người ta căn cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho nuclêôtit.

Nội dung II, III đúng.

Nội dung IV sai. Trong cấu trúc một nucleotide, acid photphoric liên kết với đường ở vị trí cacbon số 5’ và bazo  liên kết với đường ở vị trí cacbon 1'. Đánh dấu vị trí của cacbon của đường phải có dấu phẩy.

Có 3 nội dung đúng.


Câu 26:

Cho các hiện tượng sau:

I. Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.

II. Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

III. Vùng vận hành (vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế.

IV. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.

Khi không có đường Lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong cơ chế điều hòa Operol Lac: khi môi trường không có Lactozo, Protein ức chế sẽ bám vào vùng vận hành O làm ngăn cản quá trình phiên mã.

Tuy nhiên có một số trường hợp, khi không có đường Lactozo thì operol lac vẫn thực hiện phiên mã:

 + gen điều hòa của Operol bị đột biến → protein ức chế bị biến đổi mất cấu trúc không gian → k gắn vào vùng O được.

 + Vùng vận hành (O) của operol Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không có khả năng gắn kết với protein ức chế → ARN pol vẫn trượt qua và phiên mã.

 + Vùng khởi động của gen điều hòa R bị đột biến → không có khả năng tổng hợp nên protein ức chế → không thể ngăn cản sự phiên mã.

Vậy nội dung 1 và 3 đúng.


Câu 27:

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra 12 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Số phân tử ADN ban đầu là 2.

II. Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 100.

III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 36.

IV. Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 28

Xem đáp án

Đáp án C

I. đúng. Vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là

= k.23-2=12k=12:6=2

II. đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 2 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 2× 25 = 64 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14=2×24-2=28

→ Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2×2×25– 28 = 100.

III. đúng. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15=2×25+2-24=36

IV. đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14=2×24-2=28

 


Câu 28:

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra 12 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Số phân tử ADN ban đầu là 2.

II. Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 100.

III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 36.

IV. Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 28

Xem đáp án

Đáp án C

I. đúng. Vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là

k.23-2=12k=12:6=2

II. đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 2 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 2× 25 = 64 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14=2×24-2=28

→ Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2×2×25– 28 = 100.

III. đúng. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15=2×25+2-24=36

IV. đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14=2×24-2=28


Câu 29:

Nơi enzim ARN - pôlimerase bám vào chuẩn bị cho phiên mã gọi là

Xem đáp án

Đáp án B

Phiên mã diễn ra ở kì trung gian khi NST đang dãn xoắn.

Cơ chế phiên mã: Quá trình phiên mã được phân thành 3 giai đoạn: khởi động, kéo dài và kết thúc.

Giai đoạn khởi động: ARN - pol làm tách hai mạch đơn ra, một mạch dùng làm khuôn để tổng hợp ARN.

Giai đoạn kéo dài: ARN - pol di động trên mạch khuôn, di động theo chiều 3' - 5'.

Giai đoạn kết thúc: ARN - pol di chuyển gặp tín hiệu kết thúc thì ngừng lại và nhả mạch khuôn ra.

Nơi enzyme ARN - pol bám vào là vùng điều hòa.


Câu 30:

Mức xoắn 1 của NST là:

Xem đáp án

Đáp án B

Nhiễm sắc thể có cấu trúc gồm 4 bậc cấu trúc không gian:

Cấu trúc bậc 1: Sợi cơ bản - nucleosome

Cấu trúc bậc 2: sợi chất nhiễm sắc

Cấu trúc bậc 3: Sợi tiền cromatit (sợi siêu xoắn).

Cấu trúc bậc 4: Cromatit.

Cấu trúc bậc 1 cả sợi nhiễm sắc: Sợi ADN quấn quanh các protein histon tạo nên nucleoxom. Nucleoxom cấu tạo từ 8 phân tử histon. Đường kính 11nm. Phân tử ADN quấn quanh các hạt protein này được 1(3/4) vòng tương đương với 146 cặp nucleotit. Nối giữa 2 hạt nucleosome là 1 đoạn ADN không cuốn histon.


Câu 31:

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc NST dẫn đến sự sắp xếp lại gen và làm thay đổi hình dạng của NST.

Có các dạng đột biến NST là: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

Mất đoạn: một đoạn nào đó của NST bị mất. Mất đoạn làm giảm số lượng gen.

Lặp đoạn: dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần.

Đảo đoạn: dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180 độ và nối lại.

Chuyển đoạn: dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.


Câu 33:

Ở người, xét các bệnh và hội chứng sau đây :

I. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.          II. Bệnh phêninkêto niệu.

III. Hội chứng Đao.                                       IV. Bệnh mù màu đỏ và màu lục.

Có mấy bệnh, hội chứng liên quan đến đột biến gen là

Xem đáp án

Đáp án C

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và phêninkêto niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST thường.

Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở NST số 21.

Bệnh mù màu đỏ và màu lục do gen đột biến lặn nằm trên NST giới tính.

Vậy có 3 nội dung đúng


Câu 34:

Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:

  I. Tật dính ngón tay số 2 và 3.                   II. Hội chứng đao.

  III. Bệnh bạch tạng.                                    IV. Hội chứng claiphento.

Có bao nhiêu thể đột biến có nguyên nhân do đột biến nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đáp án A

Tật dính ngón tay số 2 và số 3 do gen lặn nằm trên NST giới tính Y.

Hội chứng Đao do đột biến số lượng NST, có 3 NST ở cặp số 21.

Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường.

Hội chứng Claiphento do đột biến số lượng NST ở NST giới tính (XXY).


Câu 35:

Xét một locus với alen trội B có X = G = 900, T = A = 600. Alen lặn b có G = X = 450 và T = A = 1050. F1 có kiểu gen là Bb được tự thụ phấn thu được F2 có hợp tử chứa 2250A, nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về quá trình giảm phân ở F1?

Xem đáp án

Đáp án A

Xét một locus với alen trội B có X = G = 900, T = A = 600. Alen lặn b có G = X = 450 và T = A = 1050.

F1 Bb ttp với Bb F2 chứa 2250A = 600 x 2 + 1050

Vậy Cơ thể của F2 phải là BBb (thể 2n+1)

Quá trình giảm phân ở F1 sẽ xảy ra giảm phân không bình thường ở một trong 2 cơ thể, kết hợp với G bình thường của cơ thể  còn lại

BBb = Bb x B hoặc BB x b

Quá trình giảm phân I không bình thường dẫn đến hình thành G Bb

Quá trình giảm phân II không bình thường dẫn đến hình thành G BB và bb

Đáp án không đúng để tạo G BBb là sự kết hợp của G bình thường của bố và mẹ


Câu 36:

Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen?

I. Ở vi khuẩn, đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.

II. Cơ thể mang đột biến gen trội sẽ luôn luôn biểu hiện thành thể đột biến.

III. Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.

IV. Đột biến gen không làm thay đổi nhóm gen liên kết trên một nhiễm sắc thể.

Xem đáp án

Đáp án A

Nội dung I sai. Gen ở vi khuẩn không tồn tại thành từng cặp alen nên đột biến sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình, do đó đột biến lặn cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn.

Nội dung II sai. Nếu đột biến trội là đột biến giao tử thì cũng không biểu hiện ở cơ thể mang đột biến mà biểu hiện ở thế hệ sau.

Nội dung III đúng. Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả khi không có tác nhân gây đột biến, xảy ra do sự bắt cặp nhầm ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.

Nội dung IV đúng.


Câu 37:

Ở phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AabbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án A

- Cơ thể đực có 20% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,2.

→ Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,2 = 0,8.

- Cơ thể cái có 10% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,1.

→ Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,1 = 0,9.

- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 0,8 × 0,9 = 0,72.

→ Hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,72 = 0,28 = 28%


Câu 38:

Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã giống nhau ở chỗ

Xem đáp án

Đáp án B

Phiên mã không theo nguyên tắc bán bảo tồn. ADN polimeraza chỉ tham gia vào quá trình nhân đôi thôi, còn mạch mới của ARN là mạch 5' - 3', ADN thì có 2 mạch mới đc tạo thành.


Câu 39:

Một nuclêôxôm được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là

Xem đáp án

Đáp án C

Mỗi nucleoxome được cấu tạo từ thành phần cơ bản là 8 phân tử protein loại histon và 146 cặp nucleotide.


Câu 40:

Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen là ABCDE*FGH (dấu* biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc loại

Xem đáp án

Đáp án B

NST ABCDE*FGH → ABCF*EDGH.

Nhìn vào cấu trúc NST ta thấy đoạn NST DE*F bị đảo → F*ED có mang tâm động → đảo đoạn gồm tâm động.


Câu 42:

Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:

Chủng I: Đột biến ở ở vùng vận hành (O) của Opêron làm cho vùng này bị mất chức năng.

Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.

Khi môi trường không có đường lactozo, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A vẫn thực hiện phiên mã?

Xem đáp án

Đáp án C

Xét các chủng đột biến của đề bài:

Chủng I: Đột biến ở ở vùng vận hành (O) của Opêron làm cho vùng này bị mất chức năng do đó protein ức chế không thể gắn vào vùng vận hành O để ngắn cản phiên mã → quá trình phiên mã vẫn diễn ra ngay cả khi môi trường không có đường lactose.

Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. Đột biến ở gen cấu trúc không làm ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa hoạt động của gen. Do đó khi môi trường không có đường lactose thì chủng II vẫn không thể thực hiện phiên mã.

Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng → gen điều hòa vẫn tổng hợp protein ức chế nhưng protein này bị mất chức năng không thể gắn vào vùng vận hành nên không ngăn cản sự phiên mã → Khi môi trường không có đường lactozơ, chủng IV vẫn phiên mã bình thường.

Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã → không tổng hợp được protein ức chế → Khi môi trường không có đường lactozơ, chủng V vẫn phiên mã bình thường.

Vậy có 3 chủng: I, III, IV vẫn thực hiện phiên mã khi môi trường không có đường lactozơ


Câu 46:

Ở phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AaBbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 30% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án C

- Cơ thể đực có 30% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,3. à Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ  =  1 – 0,3  =  0,7.

- Cơ thể cái có 10% số tế bào có đột biến nên giao tử cái đột biến có tỉ lệ = 0,1.

Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,1 = 0,9.

- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 0,7 × 0,9 = 0,63 = 63%


Câu 47:

Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?

Xem đáp án

Đáp án A

Dạng đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc giảm sức sống.

Đột biến mất đoạn: mất đi một đoạn nào đó của NST, thường làm NST ngắn đi, mất gen. Mất đoạn nhỏ làm giảm sức sống, mất đoạn lớn thường gây chết.


Bắt đầu thi ngay